Thời thế nào lợi ích ấy
Sự kiện Nga không gia hạn thỏa thuận, ký năm 1992 và sẽ hết hạn đầu năm tới, về việc Washington hỗ trợ Moscow lưu giữ an toàn đầu đạn hạt nhân chẳng phải là bất ngờ đối với Mỹ. Vốn dĩ, đây được xem là một trong những thỏa thuận giữa Nga và Mỹ mà hai bên thực hiện hiệu quả nhất từ trước tới nay. Cho nên, lý do khiến Nga không gia hạn chỉ có thể nằm ở chỗ quan hệ hai nước, vốn chẳng nồng ấm trong thời gian qua.
Cách đây chưa lâu, văn phòng cơ quan hợp tác phát triển USAID của Mỹ tại Nga bị chính quyền sở tại yêu cầu đóng cửa sau mấy chục năm nay hoạt động. Hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ ở châu Âu vẫn phủ bóng xuống mối quan hệ này và thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả quan hệ của Nga với NATO lẫn EU. Moscow và Washington còn bất đồng về dân chủ, nhân quyền, an ninh chính trị khu vực, châu lục… Các bất đồng này đang xấu đi trong thời gian qua nên chẳng thúc đẩy được thỏa thuận mới đáng kể nào giữa hai bên.
Thời thế thay đổi nên lợi ích cũng thay đổi khiến chính sách thay đổi theo. Ngày nay, Nga và khu vực xung quanh khác xa giai đoạn năm 1992. Hiện tại, Moscow chẳng nhất thiết cần tiền và công nghệ từ Washington để đảm bảo an toàn cho đầu đạn hạt nhân. Một khi nghi ngại lấn át tin cậy thì Moscow lại càng không có lý do và lợi ích để Mỹ tiếp cận, thu thập thông tin về vũ khí hạt nhân của Nga. Thời nay, Nga muốn định hình lại toàn bộ quan hệ với Mỹ. Việc Moscow không gia hạn thỏa thuận trên cũng dựa theo xu hướng ấy.
Video đang HOT
Theo TNO
Bất chấp khủng hoảng, EU vẫn được trao Nobel Hòa bình
Mặc dù đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất lịch sử của mình, Liên minh châu Âu (EU) hôm nay đã được trao giải Nobel Hòa bình 2012, vì 6 thập niên nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở châu Âu.
Cờ EU trong một buổi hòa nhạc tại Warsaw.
Ủy ban Nobel Hòa bình cho biết EU đã giúp chuyển hóa châu Âu từ một lục địa chiến tranh thành một lục địa hòa bình.
Giải thưởng được trao vào thời điểm EU đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử châu lục này, với suy thoái và bất ổn xã hội làm chao đảo nhiều quốc gia thành viên.
Tổ chức cuối cùng được trao giải thưởng danh giá này là Medecins Sans Frontieres, vào năm 1999.
Khi công bố giải thưởng, Chủ tịch Ủy ban Nobel Thorbjoern Jagland thừa nhận những vấn đề tài chính và bất ổn xã hội hiện nay của EU.
Song ông cho rằng Ủy ban muốn tập trung vào những gì EU đã làm được trong hơn 6 thập niên qua, nhằm "thúc đẩy hòa bình và hòa giải, dân chủ và nhân quyền".
Chủ tịch Ủy ban Nobel Hòa bình nhấn mạnh nỗ lực của EU nhằm hòa giải Pháp và Đức nhiều thập niên sau Thế chiến II.
Và ông ca ngợi EU đã sáp nhập Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp sau khi các chính quyền ở nước này sụp đổ trong những năm 1970.
Ông cũng cho rằng công cuộc hòa giải của EU giờ đây đã chuyển sang các nước vùng Balkan và chỉ ra Croatia đang trên đường trở thành thành viên của khối này.
Nói về giải thưởng, Chủ tịch Ủy ban EU Jose Manuel Barroso cho biết trên trang Twitter: "Thật vinh dự cho toàn EU, tất cả 500 triệu công dân, khi được trao giải Nobel Hòa bình 2012".
Theo Dantri
ASEAN nhấn mạnh tôn trọng luật pháp quốc tế trong giải quyết xung đột Đối với các tranh chấp trên biển, các bên liên quan cần tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước luật Biển 1982 (UNCLOS), cũng như các văn kiện, thỏa thuận khu vực có liên quan như Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Tuyên bố...