Thói quen xấu nhiều người đang bức tử lá gan của mình
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng có một lá gan khỏe mạnh. Gan nhiễm mỡ là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay.
Gan nhiễm mỡ do ăn uống vô độ
Gan nhiễm mỡ do ăn uống
Bệnh viện Tây Khê thành phố Hàng Châu đã tiếp nhận một bệnh nhân nhi. Cậu bé là Tiểu Ngưu 5 tuổi, Tiểu Ngư cao khoảng 1m2, cơ thể nặng 35kg, nhìn khá béo.
Cách đây 1 tháng, Tiểu Ngưu thông qua cuộc kiểm tra sức khỏe ở trường mẫu giáo, được chẩn đoán chức năng gan bất thường, giáo viên đã thông báo cho cha mẹ Tiểu Ngưu nên đưa cậu bé đến bệnh viện để điều trị.
Theo tìm hiểu từ mẹ Tiểu Ngưu được biết, công việc của bố mẹ Tiểu Ngưu khá bận nên rất ít chú ý đến vấn đề ăn uống của Tiểu Ngưu. Mẹ của cậu bé còn cho rằng, trẻ ăn được là tốt, trẻ mũm mĩm mới dễ thương, đáng yêu. Tiểu Ngưu 1 ngày ăn 4-5 bữa, mỗi bữa ăn số lượng tương tự như người lớn.
Ngoài ra, món ăn vặt khoái khẩu của Tiểu Ngưu chính là đùi gà rán, khoai tây chiên. Tiểu Ngưu không thích ăn trái cây và rau củ, cậu bé cũng không thích vận động thể thao, dẫn đến cơ thể béo phì. Thời gian điều trị trong bệnh viện, Tiểu Ngưu luôn đòi mua đồ ăn vặt để ăn trong phòng bệnh.
Tại Việt Nam, theo GS Đào Văn Long – nguyên trưởng khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Bạch Mai cũng cảnh báo có nhiều trẻ nhỏ đã bị gan nhiễm mỡ mà nguyên nhân chủ yếu do thói quen sinh hoạt hàng ngày. Trẻ ăn chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn tới béo phì, gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, gan nhiễm mỡ sẽ biến chứng thành xơ gan thậm chí là ung thư gan, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn như thế nào?
Thói quen ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ hiện nay. Tuy nhiên việc sử dụng rượu bia có làm gan nhiễm mỡ hay không vẫn còn là băn khoăn của nhiều người.
Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người nghiện rượu. Việc tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan là kết quả của nghiện rượu mãn tính làm mỡ bị ứ lại trong gan.
Video đang HOT
Gan nhiễm mỡ căn bản là không có hại, nhưng việc kéo dài các triệu chứng viêm của gan có thể dẫn đến xơ gan và làm giảm chức năng của gan. Gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.
Gan nhiễm mỡ độ 1: gan nhiễm mỡ độ 1 là tình trạng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh, vì vậy thường nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Để điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và kết hợp với điều trị của bác sĩ.
Gan nhiễm mỡ độ 2: gan nhiễm mỡ độ 2 là giai đoạn thứ 2 của bệnh với lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng của gan. Lúc này các mỡ đã lan rộng ra như mô gan, cơ hoành và giảm các đường bờ của các tĩnh mạch trong gan. Đối với gan bị nhiễm mỡ độ 2, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện rõ, vì vậy người bệnh thường không biết họ bị mắc bệnh. Gan nhiễm mỡ độ 2 vẫn chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành gan nhiễm mỡ độ 3. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị hoàn toàn gan nhiễm mỡ độ 2.
Gan nhiễm mỡ độ 3: gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất trong bệnh. Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, bệnh rất khó điều trị và phục hồi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Gan nhiễm mỡ độ 3 có thể dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan. Các biến chứng này thường không thể chữa trị được. Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh rất khó chịu và thường do chế độ ăn uống gây ra. Vì vậy, để mau phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh tốt hơn, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
Gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?
Mỡ động vật: Gan nhiễm mỡ cần hạn chế mỡ động vật, để tránh làm gánh nặng cho gan. Thay vì dùng mỡ động vật, bạn có thể dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu olive,…
Cholesterol: Cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng, v.v.
Thịt: Thịt, đặc biệt là thịt đỏ có chứa nhiều protein sẽ được chuyển hóa ở gan, vì vậy gan phải làm việc nhiều hơn. Thay vì ăn thịt, bạn hãy ăn nhiều cá sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Gia vị cay nóng: Một số loại gia vị ảnh hưởng xấu đến gan như tiêu, ớt, tỏi, gừng, củ riềng, v.v. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những loại gia vị này khi bị bệnh.
Rượu, bia và chất kích thích: Nếu bị gan nhiễm mỡ và vẫn uống rượu bia, bạn sẽ có nguy cơ cao bị xơ gan và ung thư gan.
Theo infonet
Giật mình: Cậu bé mới 5 tuổi đã bị gan nhiễm mỡ, thủ phạm chính là loại thực phẩm hầu hết trẻ em đều thích và thường ăn
Càng ngày càng có nhiều trẻ bị bệnh gan nhiễm mỡ - căn bệnh của người lớn tuổi. Nguyên nhân cũng chỉ vì thói quen ăn uống hàng ngày gây nên.
Gần đây Bệnh viện Tây Khê thành phố Hàng Châu đã tiếp nhận một bệnh nhân nhi. Cậu bé là Tiểu Ngư 5 tuổi, Tiểu Ngư cao khoảng 1m2, cơ thể nặng 35kg, nhìn khá béo. Cách đây 1 tháng, Tiểu Ngưu thông qua cuộc kiểm tra sức khỏe ở trường mẫu giáo, được chẩn đoán chức năng gan bất thường, giáo viên đã thông báo cho cha mẹ Tiểu Ngưu nên đưa cậu bé đến bệnh viện để điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến đứa trẻ nhỏ như vậy đã bị gan nhiễm mỡ là gì?
Theo tìm hiểu từ mẹ Tiểu Ngưu được biết, công việc của bố mẹ Tiểu Ngưu khá bận nên rất ít chú ý đến vấn đề ăn uống của Tiểu Ngưu. Mẹ của cậu bé còn cho rằng, trẻ ăn được là tốt, trẻ mũm mĩm mới dễ thương, đáng yêu. Tiểu Ngưu 1 ngày ăn 4-5 bữa, mỗi bữa ăn số lượng tương tự như người lớn.
Ngoài ra, món ăn vặt khoái khẩu của Tiểu Ngưu chính là đùi gà rán, khoai tây chiên. Tiểu Ngưu không thích ăn trái cây và rau củ, cậu bé cũng không thích vận động thể thao, dẫn đến cơ thể béo phì. Thời gian điều trị trong bệnh viện, Tiểu Ngưu luôn đòi mua đồ ăn vặt để ăn trong phòng bệnh.
Một số thói quen xấu và chế độ ăn uống không khoa học có liên quan mật thiết đến sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ Vũ Thụy cho biết: "Tôi đã yêu cầu Tiểu Ngưu ngừng ăn đồ ăn vặt và hướng dẫn cho bố mẹ Tiểu Ngưu về chế độ ăn uống khoa học cho trẻ. Sau 10 ngày điều trị ở bệnh viện, chức năng gan của Tiểu Ngưu đã được cải thiện và cậu bé cũng được xuất viện thuận lợi. Bố mẹ của Tiểu Ngưu cũng vô cùng hối hận và hứa nhất định sẽ khống chế đồ ăn của con trai".
Một số thói quen xấu và chế độ ăn uống không khoa học có liên quan mật thiết đến sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ Vũ Thụy
May mắn thay, mức độ gan nhiễm mỡ ở Tiểu Ngưu không phải là quá nghiêm trọng, chỉ cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, cải thiện chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt tốt, dần dần chức năng gan sẽ được hồi phục.
Bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trẻ hóa
Theo bác sĩ Phó Hiểu Tình, trưởng Khoa Gan mật: Những năm gần đây, bệnh gan nhiễm mỡ đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người, và tỉ lệ mắc bệnh ngày càng nhiều, đặc biệt là những người trẻ.
Bác sĩ Phó Hiểu Tình cũng đề nghị một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ.
Mô gan của người bình thường chứa lượng chất béo tương đối ít, chẳng hạn như triglyceride, phospholipids, glycolipids và cholesterol, và trọng lượng của nó là khoảng 3% đến 5% trọng lượng gan.
Nếu mỡ tích tụ quá nhiều ở gan, nó vượt quá 5% trọng lượng gan, hoặc về mặt mô học có hơn 50% tế bào gan bị nhiễm mỡ thì có thể được gọi là gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ Phó Hiểu Tình nhắc nhở, hiện nay cuộc sống của người dân được nâng cao, trẻ nhỏ được ăn nhiều thực phẩm tốt, nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi. Nếu không kiểm soát chế độ ăn uống sẽ khiến cơ thể trẻ bị tổn thương.
Cha mẹ nên chú ý đến các chỉ số thể chất của trẻ, ví dụ như chỉ số về gan, nếu xuất hiện vấn đề, cần kịp thời đến bệnh viện để được chẩn đoán.
Ngoài ra, bác sĩ Phó Hiểu Tình cũng đề nghị một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ: trẻ nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein như sữa, cá và các sản phẩm từ đậu nành. Cần chú ý đến việc cung cấp đủ lượng vitamin, đặc biệt là vitamin B và vitamin C.
Ăn nhiều các loại rau, trái cây tươi có lượng calo thấp như cần tây, rau bina, bắp cải, dưa chuột, dưa... Ăn ít đồ chiên, uống ít đồ uống có đường, ăn đúng giờ, không nên ăn vặt. Cha mẹ cũng nên nuôi dưỡng cho trẻ thói quen tập thể dục, để khống chế cân nặng, tránh béo phì.
(Nguồn: Kknews)
Theo Helino
Không bia, rượu vẫn... say xỉn và hỏng gan vì nguyên nhân khó tin Thông qua trường hợp một thanh niên say đến nhập viện dù... không uống bia, rượu, các nhà khoa học đã tìm ra "kẻ giấu mặt" trong cơ thể nhiều người bị gan nhiễm mỡ. Một nhóm khoa học gia từ Trung Quốc và Mỹ đã xác định được Klebsiella pneumoniae, một loài vi khuẩn và cũng là "kẻ nấu rượu lậu" tồn...