Thói quen xấu khiến dân văn phòng hay mắc thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống cổ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, đặc trưng bởi quá trình sụn khớp bị mòn và hình thành các gai xương cạnh khớp. Hệ thống cột sống cổ có 7 đốt sống, quá trình thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở bất kì đốt sống nào từ C1 đến C7.
Tình trạng thoái hóa thường xảy ra ở đốt sống cổ c5, c6 và c7 vì những đốt sống này thường chịu nhiều tác động từ trọng lượng của phần đầu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì gây đau nhức và tê mỏi, nặng thì có thể gây teo cơ, thậm chí là tê liệt suốt đời.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý phổ biến, nó không chỉ xuất hiện ở người già mà còn cả ở những người trẻ tuổi. Đặc biệt, thoái đốt sống cổ thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít vận động, thường xuyên cúi đầu hoặc cử động nhiều phần đầu và cổ. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ giới là ngang nhau.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không kể đến những nguyên nhân phổ biến sau đây:
Lão hóa tự nhiên
Nguyên nhân chính gây thoái hóa đốt sống cổ là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo quy luật sinh lão bệnh tử, khi bạn càng già đi thì quá trình lão hóa xương khớp cũng sẽ diễn ra mạnh hơn. Nguyên nhân này sẽ có tỉ lệ tăng dần theo độ tuổi và thường diễn ra mạnh ở những người trên 50 tuổi.
Tư thế hoạt động và làm việc
Những tư thế hoạt động và làm việc không đúng tư thế gây thoái hóa đốt sống cổ như cúi đầu, gập hoặc xoay cổ nhiều, thường xuyên mang vác nặng trên vai và cổ. Nguyên nhân này thường tập chung ở những người làm việc chân tay, dân văn phòng.
Di truyền
Video đang HOT
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Những dị tật đốt sống cổ từ bé do quá trình di truyền từ bố mẹ hoặc ông bà sẽ khiến bạn có tỷ lệ bị thoái hóa cao.
Chấn thương, tai nạn
Những chấn thương cột sống cổ, va chạm mạnh cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Vì khi vùng cổ bị chấn thương sẽ khiến cấu trúc sụn khớp và đĩa đệm cột sống cổ bị phá vỡ.
Cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng
Được Komadenko và CS, 1991 nghiên cứu và phát triển.
Nằm ngủ sai tư thế
Những thói quen gối đầu quá cao hoặc quá thấp, có thói quen ít chuyển tư thế khi ngủ.
Do thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, sụt giảm hàm lượng canxi, vitamin, magie hoặc lạm dụng bia rượu, thuốc lá cũng sẽ khiến quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra nhanh hơn.
Nhóm người có nguy cơ bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra phổ biến ở những nhóm người sau đây:
Người làm việc ở cường độ lao động cao, thường xuyên cúi đầu và thâm niên lao động (tuổi nghề)
Những người đi cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn nhà, diễn viên xiếc…
Nhân viên văn phòng hoặc người ngồi máy tính nhiều, ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi
Người cao tuổi (40 – 50 tuổi)
Những người có người thân từng mắc bệnh thoái hóa cột sống.
Triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ ban đầu sẽ có một số dấu hiệu như đau tăng lên khi vận động, quay cổ nhiều, giảm lúc nghỉ ngơi. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày thì có thể đau sẽ lan lan từ gáy tới tai, bả vai, cánh tay, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ), nhức đầu, làm hạn chế vận động.
Sau nhiều lần như vậy, những dấu hiệu đau này sẽ trở thành triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn.
Những triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa đốt sống cổ như:
Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ gặp khó khăn và bị giảm phạm vi hoạt động của vùng cổ như xoay cổ, ngửa cổ, cúi gập, ngoái đầu…
Đau mãn tính: Những cơn đau cấp tính sẽ giảm dần và chuyển thành những cơn đau kéo dài, thường xuyên hơn.
Tổn thương ngoài cổ: Bên cạnh triệu chứng đau vùng cổ, người bệnh còn có những triệu chứng kèm theo như đau đầu vùng chẩm, đau vùng trán, nhức đầu, hay nấc, xanh xao, gầy rộc, mất ngủ…
Triệu chứng Lhermitte: Đây là một triệu chứng đa xơ cứng, người bị sẽ có cảm giác khó chịu đột ngột như luồng điện đi xuống cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân.
Cứng cổ buổi sáng: Khi có không khí lạnh kèm theo tư thế ngủ không đúng vào ban đêm có thể gây cứng cổ và buổi sáng. Triệu chứng này là rất phổ biến, người bệnh sẽ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi.
Bác sĩ giải thích vì sao dân văn phòng hay bị viêm đường tiết niệu
Dân văn phòng là nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh lý về viêm đường tiết niệu do ít vận động, ngồi nhiều, trong đó tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn nam giới.
Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thế Cường, Trưởng Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho biết trong số hơn 200 người được khám sàng lọc và tư vấn miễn phí các bệnh lý về thận như suy thận, thận đa nang, viêm cầu thận mạn, nhiễm trùng tiết niệu, ngày 29-2 có một tỉ lệ không nhỏ là dân văn phòng.
Theo bác sĩ Cường, dân văn phòng được coi là những đối tượng nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tiết niệu do ít vận động, ngồi nhiều. Trong đó, tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn nam giới. "Khi ngồi quá lâu, mải làm việc lại quên vận động khiến việc lưu thông mạch máu kém, cơ thể ứ đọng nước tiểu dẫn tới nhiễm trùng bàng quang. Đặc biệt, nữ giới có cấu tạo đường niệu đạo ngắn hơn, lại có thói quen nhịn tiểu nhiều so với nam giới nên nguy cơ viêm đường tiết niệu nhiều hơn"- bác sĩ Cường lưu ý.
Bác sĩ cảnh báo thói quen nhịn tiểu, lười vận động làm tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu
Ngoài ra, một trong những lý do tỷ lệ tái nhiễm trùng tiết niệu hoặc bị viêm tiết niệu, viêm bàng quang mãn tính là do hiện nay, nhiều người bệnh có triệu chứng không đi khám, không được kê đúng đơn thuốc. Khi tự ý mua thuốc, thấy hết triệu chứng viêm, bỏ dở liều thuốc khiến cho nhiều người bị kháng kháng sinh, lâu này dẫn tới viêm đường tiết niệu mãn tính, viêm niệu đạo, viêm bàng quang mãn tính.
Người dân đến khám và tư vấn nhằm phát hiện các bệnh về thận - tiết niệu
Bác sĩ Cường khuyến cáo, người dân nên uống ít nhất 1,5 lít nước hằng ngày, chưa kể nước trái cây, nước canh trong bữa ăn hàng ngày. Với người vận động ra nhiều mồ hôi, nên uống nhiều nước hơn. Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiễm trùng nặng, gây ra tình trạng sốc nhiễm trùng, nguy hiểm cho tính mạng.
Vì thế, dân văn phòng nên chú ý sau khoảng 30 phút nên đứng dậy vận động 1- 2 phút trong lúc làm việc và không nên nhịn tiểu. Nếu đã mắc bệnh thận mãn tính, phải kiểm soát để không làm cho bệnh thận tiến triển nhanh dẫn tới phải lọc máu, chạy thận.
Siêu âm, xét nghiệm sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý về thận - tiết niệu
Cũng theo bác sĩ Cường, bệnh lý thận ở Việt Nam dù chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng ước tính có khoảng năm triệu người bị bệnh thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ tính riêng người bệnh suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người.
Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường. Tiến triển của bệnh thận mãn tính rất dễ dẫn đến suy thận mãn tính, làm mất chức năng thận khiến cho người bệnh phải dùng các biện pháp điều trị thay thế.
D.Thu
Theo Người lao động
Bệnh khó nói có tới nửa dân số mắc phải: Người thành thị, chị em ngồi nhiều coi chừng Không chỉ chiếm tỷ lệ cao, bệnh trĩ còn đang ngày càng trẻ hóa, đặc biệt chị em phụ nữ và dân văn phòng hay mắc phải. Giật mình với tỷ lệ người mắc bệnh khó nói Ở Việt Nam, hiện số người trưởng thành mắc trĩ đang ngày càng gia tăng. Theo đó, cứ 10 người thì có 9 người trong giai...