Thói quen sống tốt ở tuổi 30
Để trở thành một người hoàn hảo ở tuổi 30, hãy chắc chắn bạn đã bỏ được hoặc ít nhất, cải thiện được những thói quen sống không phù hợp.
Độ tuổi 30 là lúc người phụ nữ dần trở nên chín chắn và có trách nhiệm với mọi khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên, việc học hỏi những thói quen tốt, những trọng trách mới bao giờ cũng dễ hơn việc bỏ đi những thói quen sống không tốt đã gắn bó lâu dài.
Để trở thành một người phụ nữ trưởng thành hơn và đương đầu với những bước ngoặt mới cuộc đời, hãy chắc chắn bạn đã bỏ được, hoặc ít nhất, cải thiện được những thói quen sống không phù hợp với độ tuổi 30 dưới đây.
Ảnh minh họa
Duy trì cân nặng hợp lý
Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) cao không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường mà còn làm tăng các vấn đề về khả năng sinh sản. Chính vì thế, duy trì cân nặng hợp lý là điều rất cần thiết ở độ tuổi 30, theo
Ăn nhiều chất xơ
Video đang HOT
Chất xơ giúp đảm bảo hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh và hiệu quả. Nếu không nạp đủ chất xơ bạn có nguy cơ cao bị tiêu chảy, táo bón và trĩ.
Chất xơ có trong các loại thực phẩm như: Đậu Hà Lan, đậu lăng, atisô, bông cải xanh và những thực phẩm giàu chất xơ khác.
Ăn ít đường và nhiều chất béo lành mạnh
Trong khi chất béo lành mạnh là nguồn cung cấp nhiên liệu và năng lượng tuyệt vời thì đường có thể gây viêm trong cơ thể. béo có trong thức ăn là rất quan trọng.
Tập thể dục vào buổi sáng
Khoa học chứng minh rằng tập thể dục vào buổi sáng làm tăng mức năng lượng của bạn trong suốt cả ngày, đồng thời cải thiện tâm trạng và cảm giác tràn đầy năng lượng trước khi bạn đến nơi làm việc. Việc tập thể dục vào buổi sáng cũng sẽ giúp có thêm thời gian để lập kế hoạch cho bữa ăn của mình, khiến bạn lưu tâm hơn về khẩu phần và dinh dưỡng trong ngày.
Học cách quản lý căng thẳng và lo lắng
Nhà tâm lý học Nikki Martinez giải thích, căng thẳng là nguyên nhân gây ra 77% tất cả các bệnh từ những lo lắng về tiêu hóa đến việc không thể giảm cân. Chính vì vậy, học cách quản lý căng thẳng là chìa khóa để bạn hạnh phúc ở độ tuổi 30.
Ngoài ra, đừng lơ là đối với sức khỏe tinh thần. Dành nhiều thời gian để đọc sách, thiền định, tập yoga và đối thoại với bản thân là những lời khuyên các chuyên gia dành cho phụ nữ ở độ tuổi 30-40. Hãy đảm bảo bạn có một tinh thần khỏe mạnh để đối diện với mọi thách thức của cuộc sống.
Ngăn ngắp và đúng hẹn
Thời gian luôn luôn là vàng bạc, việc đi trễ nhiều lúc sẽ khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng, và khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng. Đặc biệt khi bước qua độ tuổi 30, việc đi trễ trong một cuộc hẹn đôi lúc sẽ trở nên càng khó chấp nhận hơn.
Đừng nên giữ mãi suy nghĩ bừa bộn là bản tính bởi một môi trường sống gọn gàng sạch sẽ là một trong những yêu cầu cuộc sống tối thiểu dành cho tất cả mọi người, không riêng gì nam hay nữ giới. Bạn cũng có thể vứt hoặc cho đi những món đồ đã lâu không dùng đến, mua một vài vật dụng trang trí nhà cửa, thêm một ít cây cảnh, không gian xanh cho môi trường sống.
Hạt điều có tốt cho sức khỏe không?
Được nhiều người ưa thích vì độ giòn, đậm đà và vị ngọt nhẹ, hạt điều đứng đầu danh sách các loại hạt tốt nhất. Nhưng hạt điều có tốt cho sức khỏe không?
Hạt điều có tốt cho sức khỏe không?
Câu trả lời ngắn gọn là Có, hạt điều tốt cho sức khỏe... nhưng có một số lưu ý.
Tất cả các loại hạt có vỏ cứng đều chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu - cụ thể là chất xơ, protein và chất béo lành mạnh - bao gồm hạt điều. Điều này làm cho hạt có vỏ cứng trở thành loại đồ ăn vặt tương đối lành mạnh, vì chúng sẽ khiến bạn no lâu hơn một thanh kẹo hoặc một vốc khoai tây chiên giòn. Hạt có vỏ cứng thực phẩm tự nhiên chứa ít đường, muối và cholesterol, ngoại trừ các loại hạt rang muối.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lưu ý đến cỡ phần ăn, vì hạt có vỏ cứng cũng đậm đặc về nặng lượng. Theo USDA, một phần hạt điều tương đương với 28g - khoảng một vốc tay.
Theo USDA, một phần hạt điều sống 28g, cung cấp 156 calo, 12g chất béo, 9g carbohydrate, 5g protein, 2g đường, 1g chất xơ.
Nhưng những con số này có ý nghĩa gì? Lượng protein được tìm thấy trong một phần hạt điều tương đương với lượng trong một phần thịt tương tự. Chúng cũng chứa ít carbs và đường. Nếu 12g chất béo có vẻ là quá nhiều, hãy biết rằng đó chủ yếu là chất béo không bão hòa chuỗi đơn và đa. Đó là những chất béo "tốt", hay những chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch và mức cholesterol.
Nhiều người cũng thích các loại hạt rang muối, chúng có chứa thêm dầu và muối, điều này làm giảm chỉ số lành mạnh của một vốc hạt điều xuống vài nấc. Nếu bạn muốn có hương vị thơm ngon tương tự, hãy thử mua hạt điều sống và nướng khô tại nhà. Bạn cũng có thể rắc một chút muối hạt vào lúc cuối, nhưng theo cách này ít nhất bạn không dùng thêm dầu ăn.
Những lợi ích sức khỏe của hạt điều?
Ngoài việc là nguồn chất xơ tốt và chất béo không bão hòa có lợi cho tim, hạt điều còn cung cấp một số vitamin và khoáng chất nhất định. Một phần ăn chứa 20% lượng magiê được khuyến nghị hàng ngày, hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh cũng như sản sinh năng lượng, đồng thời có thể giảm nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim và đái tháo đường.
Ngoài ra, nó chứa 20% giá trị mangan hàng ngày, thiết yếu cho xương chắc khỏe, sinh sản, đông máu và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh; 15% giá trị hàng ngày của kẽm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chuyển hóa; 13% giá trị hàng ngày của phốt-pho, hỗ trợ sự phát triển, duy trì và sửa chữa các tế bào và mô và giúp thận lọc chất thải.
Nó cũng chứa 11% giá trị hàng ngày của sắt, chất cần thiết cho các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể; 10% giá trị hàng ngày của selen, hỗ trợ tuyến giáp và hệ thống sinh sản và bảo vệ chống lại các gốc tự do; 10% giá trị hàng ngày của thiamin, giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ các chất dinh dưỡng.
Hạt điều chứa 8% giá trị hàng ngày của vitamin K, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và chữa lành vết thương; chứa 7% giá trị hàng ngày của vitamin B6, giúp cơ thể sử dụng, dự trữ năng lượng và hình thành hemoglobin trong các tế bào hồng cầu.
Đó là rất nhiều thông tin để tham khảo. Hạt điều có đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cũng như các vitamin và khoáng chất cần thiết, miễn là bạn tuân theo khẩu phần được khuyến nghị để tránh bùng nổ calo trong bữa ăn nhẹ.
8 cách đánh giá vóc dáng Cân nặng không còn là đơn vị đo duy nhất để đánh giá ngoại hình và theo dõi sự thay đổi của một người. Cân nặng là thông số quen thuộc với mọi gia đình khi muốn đánh giá cơ thể béo hay gầy. Tuy nhiên, tổng trọng lượng của cơ thể bao gồm cơ bắp, mỡ, nước, nội tạng, xương... Thậm chí,...