Thói quen cắn móng tay mọi lúc mọi nơi khiến ông bố 2 con suýt mất mạng vì điều này
Sau khi cắn móng tay, ông bố 2 con bắt đầu xuất hiện những triệu chứng kỳ lạ trên cơ thể và phải nhập viện ngay sau đó.
Vào tháng 7 năm ngoái, anh Luke Hanoman, 28 tuổi, đến từ Birkdale, Southport, nước Anh bắt đầu cảm thấy không được khỏe sau khi cắn trúng phần da dưới móng tay của mình. Trong vòng một tuần, người đàn ông đã phải chống chọi với các triệu chứng giống như cúm mà không biết rằng căn bệnh nhiễm trùng đang lan nhanh trong từng tế bào máu của anh.
Khi được đưa đến bệnh viện, Luke Hanoman đã phải trải qua 4 ngày trong sự giám sát 24/24 của các bác sĩ và rất may mắn khi ông bố 2 con sống sót vượt qua.
Anh Luke Hanoman thấy cơ thể thay đổi sau khi cắn phải phần da dưới móng tay.
Luke nói: “ Tôi thường cắn móng tay mọi lúc mọi nơi. Và rồi vào một ngày tôi không may cắn phải phần da dưới móng tay. Điều này khiến tôi bị đau một chút nhưng tôi không mảy may suy nghĩ gì về nó cả.
Tôi đã làm việc suốt cả tuần và bắt đầu có các triệu chứng giống như cúm. Tôi ra mồ hôi lạnh, cơ thể tôi run rẩy rồi sau đó đột ngột nóng. Ngón tay tôi bắt đầu sưng lên và đau nhói. Tôi không thể tập trung làm việc và bắt đầu cảm thấy có vấn đề“.
Video đang HOT
Cảm thấy sức khỏe ngày càng suy kiệt, lúc này Luke mới nhờ mẹ mình gọi xe cấp cứu đến. Khi đến bệnh viện, những đường màu đỏ nổi lên trên khắp cơ thể của người cha 2 con. Đây chính là dấu hiệu của căn bệnh nhiễm trùng huyết đang lây lan.
Nhiễm trùng huyết là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hoạt động quá mức, có thể dẫn đến việc giảm lượng máu cung cấp cho các cơ quan. Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Người cha 2 con phải nằm viện 4 ngày để theo dõi 24/24.
Anh Luke đã trải qua 4 ngày ở bệnh viện Southport và nhờ sự tận tâm của các bác sĩ cùng đội ngũ y tá, anh đã may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Sau một thời gian, anh Luke quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để làm bài học kinh nghiệm cho mọi người.
Có khoảng 123.000 ca nhiễm trùng huyết ở Anh hàng năm. Theo NHS, có khoảng 37000 người tử vong mỗi năm. Các triệu chứng thường gặp là cảm giác lờ đờ, thân nhiệt cao, thở nhanh, chóng mặt, tiêu chảy, da nhợt nhạt hoặc lốm đốm đỏ.
Nguồn: The Sun
Theo Helino
Những lưu ý vàng bà bầu nên biết trước khi tiêm phòng để tránh rủi ro trong suốt thai kỳ
Để phòng tránh những rủi ro cho mẹ và bé trong các tháng thai kỳ, tiêm phòng là việc làm rất cần thiết. Vậy... trước khi tiêm phòng, các bà bầu cần chú ý những điều gì.
Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của thai phụ bị suy giảm, vì vậy tiêm phòng là biện pháp cần thiết để tránh những căn bệnh như: sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, cúm, viêm gan B ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là những thông tin bà bầu nên biết trước khi tiêm phòng.
Những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi
Với bệnh quai bị, virus có thể tác động xấu đến buồng trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối mang thai, nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu/sinh non.
Bệnh thủy đậu có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng tiêm vaccine thủy đậu thì nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất một tháng.
Viêm gan B là bệnh mạn tính, có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Vì vậy trước khi mang thai, mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc nếu mẹ đã nhiễm virus viêm gan B thì cần có hướng giải quyết để dự phòng nguy cơ truyền virus sang cho con.
Tiêm phòng uốn ván là việc làm quan trọng để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván rốn sơ sinh cho con. Nếu mẹ không tiêm vaccine dẫn đến con không may bị uốn ván, nguy cơ trẻ bị tử vong lên đến 95%
Tất cả các loại Vaccin đều được kiểm tra an toàn
Tất cả các vắc xin đã được kiểm tra về độ an toàn dưới sự giám sát của các tổ chức y tế có liên quan. Vắc xin được kiểm tra về độ tinh khiết, hiểu quả và an toàn đến khi nó được đưa ra sử dụng.
Tuy nhiên có một số người bị dị ứng với 1 vài thành phần trong vắc xin, thì cần gặp bác sĩ để tư vấn trước khi tiêm phòng.
Đối với các phụ nữ mang thai lần 2 vẫn cần tiêm phòng
Cũng giống như lần đầu, việc tiêm phòng khi mang bầu lần 2 là rất cần thiết. Bạn cần phải biết được lịch tiêm phòng khi mang thai lần 2 để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và sự phát triển toàn diện của em bé.
Theo www.phunutoday.vn
Bệnh ung thư máu có di truyền không? Những năm gần đây, tình trạng mắc bệnh ung thư máu ngày càng gia tăng. Các triệu chứng của bệnh này không rõ ràng nên rất khó phát hiển, đồng thời việc điều trị cũng có rất nhiều khó khắn. Câu hỏi nhiều người đặt ra là ung thư máu có là bệnh di truyền không? 1. Biểu hiện của ung thư máu...