Thổi hồn cho sọ dừa, người đàn ông “đút túi” tiền triệu mỗi ngày
Qua bàn tay khéo léo của mình, anh Bảo (TP Bến Tre) đã biến phế phẩm thành các sản phẩm có giá trị nghệ thuật và cho thu nhập mỗi ngày.
Nhiều người coi gáo dừa là thứ phế phẩm, không có tác dụng gì. Tuy nhiên, với anh Bảo (TP Bến Tre), đây lại là thứ giúp anh kiếm tiền, trang trải cuộc sống mỗi ngày.
Cách đây khoảng 2 năm, anh Bảo chỉ có 5 triệu đồng trong tay, anh đã dành một phần tiền mua máy móc về tự chế tạo và nguyên liệu là gáo dừa về thử làm. Phần khác anh đi mua các sản phẩm làm từ gáo dừa trên thị trường về để nghiên cứu, học hỏi.
Việc mua các sản phẩm gáo dừa của những cơ sở khác về nghiên cứu đã giúp anh nắm được các ưu, khuyết điểm của mỗi sản phẩm. Từ đó, anh rút ra kinh nghiệm cho riêng mình và sáng tạo ra những mẫu mã mới.
“Nghề này nhìn đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được, đòi hỏi người làm phải khéo léo và tinh tế”, anh cho hay.
Những người có năng khiếu cũng phải mất 5 năm mới thành thạo nghề, có thể làm các chi tiết khó được.
Video đang HOT
Trong khi đó, những người làm nghề này phải đối diện với nhiều khó khăn. “Đó là việc sử dụng các máy tự chế tạo thủ công, lưỡi dao rất sắc… nó có thể làm đứt tay bất cứ lúc nào sơ ý. Những người làm nghề này ai cũng từng ít nhất một lần bị đứt tay, … thậm chí có thể mất luôn ngón tay”, anh chia sẻ.
Tiền công làm ra cũng không nhiều. Theo anh, với những người mới vào học nghề mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 50.000 đồng, còn làm được 1 năm trở lên có thể kiếm được trên 150.000 đồng/ngày.
Hiện, xưởng của anh có khoảng 10 người. Tuy nhiên, người làm chính vẫn là anh, còn những người khác vẫn đang trong quá trình vừa học vừa làm.
Anh cho biết có 2 loại sản phẩm: thường và cao cấp. Loại thường làm đơn giản hơn nhiều, còn loại cao cấp tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi người làm phải có tâm.
“Các sản phẩm cao cấp làm từ gáo dừa đòi hỏi rất cao, các chi tiết đều được trau chuốt kỹ lưỡng. Chỉ cần 1 sơ xuất nhỏ, sản phẩm đó sẽ không đạt tiêu chuẩn nữa. Vì thế, những người làm sản phẩm này phải có kinh nghiệm trên 5 năm”, anh chia sẻ thêm.
Để làm các sản phẩm này, anh đi thu mua quả dừa già các nhà dân quanh vùng. Anh thu mua số lượng lớn về dự trữ để khi có đơn đặt hàng, anh có thể làm ngay và trả đơn nhanh nhất có thể.
Khách hàng có thể đặt theo mẫu hoặc có thể lấy các sản phẩm sẵn có tại nhà anh. “Tuy nhiên, các sản phẩm sẵn có rất ít, tôi thường chỉ làm một vài mẫu dự là sẽ “hot” trong tương lai để trưng bày. Còn lại, khách hàng đặt mẫu mã nào tôi sẽ làm theo, đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng”, anh cho hay.
Mỗi sản phẩm hoàn thiện anh bán cho thương lái với giá dao động từ 20.000 – 40.000 đồng/sản phẩm, tùy số lượng.
Còn với những sản phẩm bị lỗi như hoa văn không tinh tế, đẹp mắt… sẽ chỉ bán với giá thấp, chỉ được khoảng 10.000 đồng/chiếc.
Với các sản phẩm thường, mỗi ngày xưởng của anh có thể sản xuất ra được 700 – 800 chiếc. Còn các sản phẩm cao cấp sẽ mất nhiều thời gian hơn, một người phải mất vài tiếng đến một ngày mới hoàn thiện được 1 chiếc.
Đặc biệt, sản phẩm cao cấp cần chọn lựa nguyên liệu kỹ càng và đòi hỏi kỹ thuật cao nên người đặt phải chờ đợi lâu hơn rất nhiều.
Theo Dân Việt
Gây "bão" cộng đồng mạng khi rao bán bức tranh nguệch ngoạc vẽ ngày bé giá 51 tỷ
Một người đàn ông ở Nga đã trở nên nổi tiếng trên các trang tin tức quốc gia vì rao bán bức tranh anh ta vẽ khi sáu tuổi với mức giá không dưới 140 triệu rúp (hơn 51 tỷ VND).
Nhà báo 41 tuổi Vladimir Mkrtchyan đã đăng bán bức tranh thời thơ ấu của mình trên trang rao vặt Nga Avito vào ngày 13/1 và nhanh chóng thu hút các trang truyền thông đưa tin do mức giá cắt cổ.
140 triệu rúp có vẻ là mức giá quá cao cho một bức vẽ của trẻ con, nhưng người bán cho rằng nó đáng giá gấp đôi bởi phản ánh thực tế của thời đại Xô Viết qua đôi mắt ngây thơ của một cậu bé sáu tuổi.
Bức tranh được bán với mức giá thấp nhất là 140 triệu rúp (Nguồn: Oddycentral)
"Khi tôi vẽ bức tranh này, tôi vẫn còn nhỏ và thời gian đó vẫn là thời Liên Xô cũ", Mkrtchyan nói với 360TV. "Trong các tác phẩm của mình, tôi đã phản ánh thực tế thời kỳ đó bằng những thông tin thu được từ màn hình TV, từ sách vở. Tôi quan tâm đến chủ đề của cuộc nội chiến trong thời kỳ đó."
Với tiêu đề "Red Army Man on Horse", tác phẩm được Vladimir Mkrtchyan tìm thấy khi đang phân loại những món đồ cũ của mình. Ý tưởng bán nó để lấy nguồn thu đột nhiên xuất hiện khi anh cho rằng một tác phẩm thời thơ ấu thực sự là một thứ giá trị.
"Tôi đặt tất cả tâm hồn và tất cả tuổi thơ của tôi vào đó," nhà báo nói. "Như bạn đã biết, bàn tay của nghệ sĩ được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, có nghĩa là Ngài thích nó rất nhiều."
Bức vẽ có tên "Red Army Man on Horse" (Nguồn: Oddycentral)
Mkrtchyan nói với truyền thông Nga rằng anh đã được một người mua tiềm năng liên lạc, nhưng họ phạm sai lầm khi hỏi anh rằng có thể giảm giá được không. Điều đó được coi là thiếu tôn trọng đối với nghệ sĩ, bởi vì trong mắt anh ta, giá đã bằng một nửa so với giá trị thực sự của tác phẩm nghệ thuật này.
Đây có thể chỉ là một mánh lới quảng cáo để thu hút sự chú ý, nhưng thực tế chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mà một quả chuối được dán vào bức tường trắng có thể bán với giá 120.000 đô la. Vì vậy, mọi thứ đều có thể xảy ra.
Theo Dân Việt
Chi 3 triệu mua cá "cười" với mình ở chợ, người đàn ông tá hỏa khi biết sự thật Người đàn ông quyết định báo cơ quan chức năng và thả con cá về sông dù chi tiền triệu để mua. Một người đàn ông ở Ôn Châu, Trung Quốc đã chi 1.000 nhân dân tệ (~3,3 triệu đồng) để mua một con cá ở chợ địa phương. Người mua tên Chen cho hay, lúc ở đó ông nhìn thấy con cá...