Thời điểm tập thể dục tốt cho sức khỏe
Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta phải luôn tận dụng mọi lúc rảnh rỗi để tập luyện.
Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta phải luôn tận dụng mọi lúc rảnh rỗi để tập luyện. Chính vì thế, việc chọn bài tập thể dục và chọn thời gian tập luyện phù hợp nhất để tăng cường năng lượng và cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là những lời khuyên về khoảng thời gian tốt nhất để tập thể dục dựa trên những lợi ích bạn muốn đạt được.
Nếu muốn giảm cân, hãy tập thể dục trước bữa ăn sáng
Cơ thể đạt khả năng đốt cháy mỡ cao nhất vào buổi sáng. Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trên tờ British Journal of Nutrition thì những người chạy bộ bằng máy tập thể dục trước bữa sáng sẽ đốt cháy nhiều hơn khoảng 20% mỡ so với người ăn sáng trước. Các chuyên gia cho rằng: “Tập luyện lúc này sẽ giúp cơ thể tiêu thụ lượng mỡ tích trữ, cơ thể không chỉ đào thải độc tố qua mồ hôi mà còn khiến dạ dày rỗng đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm vòng eo, giảm lượng lớn chất béo trong máu”. Nếu không chịu nổi cơn đói, có thể ăn một ít bánh mì nướng trước khi tập thể dục.
Tập vào buổi sáng giúp cơ thể đốt cháy mỡ cao nhất.
Nếu muốn rèn luyện cơ bắp, hãy tập cuối buổi chiều
Vì nhiệt độ cơ thể tăng vào cuối ngày nên hiệu quả tập luyện cao hơn. Sức bền của cơ tăng lên một chút, khả năng điều khiển chuyển động tốt hơn và lượng ôxy truyền tới các cơ cũng tăng. Mặc dù chỉ hiệu quả hơn một chút so với việc tập thể dục ở các thời điểm khác nhưng về lâu dài, thói quen thể dục ở thời điểm này sẽ tạo cơ bắp săn chắc cho bạn.
Nếu khó ngủ, hãy thực hiện bài tập yoga
Tập nặng buổi tối có thể gây khó ngủ, nhưng dành 30 phút cho một bài tập yoga ngắn có thể làm tăng chất lượng giấc ngủ và giúp những người khó ngủ đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Bác sĩ Barbara Philips, Giám đốc Phòng thí nghiệm của Đại học Kentucky còn khẳng định cách này cũng an toàn hơn dùng thuốc ngủ, yoga không những giúp bạn ngủ ngon mà còn giảm thiểu sự mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Nếu cảm thấy làm việc căng thẳng, hãy tập luyện ngay
Bài tập ngắn với cường độ trung bình giúp làm dịu tâm lý căng thẳng. Theo tiến sĩ J.Carson Smith, trợ lý giáo sư Khoa Vận động học tại Đại học Maryland thì: “Điều này cũng khiến phản ứng căng thẳng trong não bộ biến mất. Bạn sẽ cảm thấy tác dụng khoảng 15 phút ngay sau khi tập thể dục”.
Không cần phải thực hiện những động tác cầu kỳ hay quá khó khăn, bạn chỉ cần một vài vận động của cơ thể như đi lại, hít thở, kéo giãn các cơ… là đã có thể lấy lại sự thoải mái cho mình.
Video đang HOT
Nếu muốn phòng ngừa các chấn thương, hãy tập vào chiều tối
Nếu bạn dễ bị kéo căng cơ, đau nhức hay trật mắt cá thì hãy tập luyện các động tác vận động, thể dục sau giờ làm. Tiến sĩ Michael Deschenes, giáo sư và Chủ tịch Khoa Vận động học và Khoa học sức khỏe tại Đại học William & Mary, Virginia khuyên rằng: “Bắt đầu ngày mới, cơ thể của bạn có thể chưa thực sự sẵn sàng cho các bài tập, vì thế bạn có thể dễ bị tổn thương. Để tránh chấn thương, hãy tập vào khoảng thời gian từ 4-6 giờ chiều”. Tập thể dục vào thời gian này không những giúp bạn tránh giảm mệt mỏi sau một ngày làm việc mà còn tránh các chấn thương vì lúc này cơ thể đã quen với các vận động.
Hoàng Giang
Theo Sức khỏe & Đời sống
Mẹo nhỏ chỉ nên làm mỗi ngày để bạn dịu ngay cơn đau lưng
Rất nhiều người trong số chúng ta phải chịu đựng sự dày vò của những cơn đau lưng vào thời điểm nào đó trong đời. Bạn có biết bí quyết để cảm thấy dễ chịu hơn không?
Nếu chưa biết làm sao để giảm những cơn đau lưng thì bạn hãy học theo các cách sau đây nhé.
Không mang túi quá nặng
Lần cuối bạn đổ hết đồ trong túi xách ra và kiểm kê mọi thứ là khi nào? Khả năng lớn là bạn đang mang một chiếc túi quá nặng. Lưng của bạn đã phải trả giá cho thói quen này.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, trung bình, túi xách của một phụ nữ chứa tới 17 vật dụng thường ngày. Điều đó đồng nghĩa với việc chiếc túi nặng tầm 3kg - vượt quá 1kg so với mức khuyến nghị chung của các chuyên gia vật lý trị liệu. Vì vậy, nếu túi xách của bạn nặng hơn 2kg, đã đến lúc bắt tay vào dọn dẹp rồi.
Ngoài ra, chuyên gia trị bệnh bằng cách nắn khớp xương khuyên rằng, trong lúc ra ngoài và đi lại, bạn nên đổi vai đeo túi xách vài phút một lần.
Tập thể dục trước khi thức dậy
Cơ lưng có nguy cơ bị chấn thương đầu tiên vào buổi sáng bởi chúng đã bị căng cứng suốt đêm. Do đó, hãy bắt đầu mỗi ngày một cách an toàn bằng cách động tác căng duỗi cơ và khởi động trước khi ngồi dậy, ra khỏi giường.
Nằm ngửa, co một đầu gối về phía ngực, sau đó, đến đầu gối còn lại. Tiếp theo, vòng tay ôm hai chân, đồng thời để đầu gối chạm ngực. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây.
Từ tư thế nằm ngửa, nghiêng người sang phía mà bạn sẽ ra khỏi giường, nâng đầu gối lên sao cho chúng ở một phần phía ngoài mép giường. Rồi thả chân xuống sàn trong lúc dùng bàn tay trên đẩy xuống giường nhằm tạo lực nâng cơ thể lên, vào tư thế ngồi.
Ngồi theo kiểu BBC
Dành 1 phút để chắc chắn rằng bạn đang ngồi ở tư thế thân-thiện-với-lưng trên ghế làm việc. Tức là kiểu ngồi BBC - đặt mông (Bottom) sát vào lưng (Back) ghế (Chair). Nhờ đó, lưng bạn sẽ được nâng đỡ phù hợp. Bả vai nên chạm vào cái tựa lưng, bàn chân để bằng trên sàn và đầu gối thấp hơn hông.
Đứng vào góc
Nhìn màn hình máy tính suốt nhiều giờ liền - với đầu hơi cúi về trước, vai tròn hoặc cong lên để nghe điện thoại - gây rất nhiều áp lực cho phần lưng trên và giữa. Hậu quả là cột sống của bạn có thể bị cong vẹo. Các động tác co duỗi ngực giúp thả lỏng các cơ bị cứng và điều chỉnh tư thế đổ người về trước.
Đứng vào một góc phòng, nâng hai tay lên và đặt cẳng tay vào bức tường đối diện sao cho khuỷu tay ở vị trí ngang vai. Từ từ đổ người về phía trước cho tới khi bạn cảm thấy ngực căng ra và vai hơi duỗi. Giữ nguyên tư thế trong vòng 6 giây và lặp lại 10 lần.
Đừng ngồi nguyên một chỗ
Ngồi nhiều khiến áp lực gia tăng lên cột sống và đĩa đệm hơn so với đứng. Và do không ít người ngồi tới 10 tiếng/ngày, lưng bị đau là điều khó tránh khỏi.
Cột sống của chúng ta rất thích được chuyển động. Do đó, hãy đứng dậy và đi lại 20-30 phút/lần nếu có thể. Để cải thiện khả năng cơ động tại lưng, tập vài động tác căng duỗi cơ. Đứng thẳng người, lướt tay dọc theo cạnh chân để tạo thành một đường gập so với cột sống. Làm tương tự với bên chân kia và lặp lại nhiều lần.
Nhấm nháp ly nước trong 60 giây
Đĩa đệm cột sống khỏe mạnh - có chức năng nâng đỡ đốt sống - luôn phải được đảm bảo cung cấp đủ nước. Nếu không, lưng sẽ bị đau. Do đó, cứ 1 tiếng/lần, hãy dành ra 60 giây để nhâm nhi một ly nước. Bạn có thể mua một chai nước và đánh dấu từng mốc 200ml. Viết thời gian đi kèm các mốc đó trong ngày. Đặt mục tiêu uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
Vặn người
Các động tác co duỗi kiểu xoay tròn kéo dài trong 60 giây giúp cử động cột sống trong lúc bạn ngồi, ở nhà hay tại nơi làm việc. Bắt đầu với tư thế ngồi thẳng lưng. Vặn người sang một bên để chạm và lưng tựa của ghế, sau đó lặp lại với bên kia. Thực hiện nhiều lần với mỗi bên.
Kiểm tra tư thế đúng
Tư thế đứng với dáng người chuẩn sẽ giảm thiểu tối đa áp lực lên đĩa đệm và cột sống. Nhờ đó, bạn có thể thoát khỏi cơn đau lưng.
Hãy hình thành thói quen kiểm tra tư thế của mình. Vóc dáng lý tưởng đơn giản là khi bạn giữ cằm vững, mắt nhìn thẳng về phía trước, vai hơi lùi lại sau một chút để hai cánh tay xuôi hai bên thân. Giữ khung chậu ở vị trí trung lập, không nghiêng ngả quá nhiều.
Hình dung có một chiếc dây kéo thẳng từ tai tới vai, hông, đầu gối xuống mắt cá chân - đó là khi cơ thể bạn đang ở tư thế đúng.
Theo Helino
Tập thể dục tại nhà lợi ích sức khỏe không thua kém phòng tập Nếu bạn không co thời gian đến phòng tập thi đừng lo lắng. Các nhà nghiên cứu vưa phat hiên, tâp thê duc tai nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, ma con mang lai lơi ich sưc khoe tương tư như ơ phong tâp. Tâp thê duc tai nha vơi cac bai tâp nâng trong lương cơ thê...