Thời điểm lạm phát Mỹ có thể lắng dịu
Nước Mỹ đang trải qua lạm phát đáng báo động với giá cả nhiều mặt hàng tăng vọt và câu hỏi được đặt ra là đến thời điểm nào tình trạng này sẽ lắng dịu.
Một cửa hàng bán đồ lưu niệm tại Philadelphia (Mỹ). Ảnh: AP
Trong nhiều tháng, các nhà kinh tế học trấn an rằng tình trạng giá tiêu dùng tăng sẽ không kéo dài. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang ( FED) Jerome Powell và nhiều quan chức Nhà Trắng nhận định tăng giá tiêu dùng chỉ là “nhất thời” bởi kinh tế chuyển từ hỗn loạn do dịch COVID-19 sang đến giai đoạn gần với bình thường.
Bất kể người Mỹ nào đã mua một hộp sữa, một lít xăng hay xe ô tô cũ đều nhận thấy rằng lạm phát đang xảy ra. Các nhà kinh tế học nay đưa ra thông điệp đáng lo ngại: mức giá cao sẽ kéo dài đến năm sau và khả năng là lâu hơn nữa.
Vào ngày 20/11, chính phủ Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6,2% so với một năm trước, mức tăng lớn nhất trong 12 tháng, kể từ năm 1990. Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời cố vấn kinh tế cấp cao của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, ông Jason Furman chia sẻ: “Lạm phát không hề giảm tốc. Nó đang duy trì tốc độ khá nhanh”.
Các gia đình là nhóm chịu ảnh hưởng lớn nhất. Một ví dụ là trên bàn ăn sáng hiện nay của người Mỹ, giá thịt lợn muối xông khói đã tăng 20% trong năm qua còn giá trứng cũng tăng gần 12%. Giá xăng tăng vọt 50%, xe ô tô cũ cũng tăng 26% so với năm trước.
Mặc dù tiền lương cho nhiều người lao động cũng tăng nhưng không đủ để theo kịp đà đi lên của giá tiêu dùng. Vào tháng 10, mức lương trung bình giờ tại Mỹ đã giảm tới 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tình hình hiện nay gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) để chuyển hướng khỏi chính sách nới lỏng tiền tệ tồn tại trong nhiều năm. Điều này đồng thời gây sức ép lên Tổng thống Joe Biden, đảng Dân chủ và các kế hoạch chi tiêu nhiều tham vọng của họ.
Nguyên nhân khiến giá cả tăng
Một cậu bé ngắm nghía mặt hàng mặt nạ Halloween tại cửa hàng ở Miami (Mỹ). Ảnh: AP
Dịch COVID-19 khiến kinh tế Mỹ suy sụp trong mùa Đông năm 2020 bởi tác động của lệnh phong tỏa. Nhiều doanh nhiệp phải đóng cửa hoặc cắt giảm giờ hoạt động trong khi người tiêu dùng chủ yếu ở trong nhà do biện pháp phòng dịch. Thị trường lao động Mỹ “bốc hơi” 22 triệu việc làm. Sản lượng kinh tế giảm ở mức kỷ lục 31% trong quý 2 năm 2020.
Video đang HOT
Nhưng thay vì chìm vào xu hướng giảm kéo dài, nền kinh tế Mỹ hồi phục bất ngờ, một phần tác động bởi chi tiêu chính phủ và các động thái khẩn cấp từ FED. Đến mùa Xuân, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 diện rộng đã tạo điều kiện để người tiêu dùng quay trở lại với các nhà hàng, quán bar và cửa hiệu.
Đột nhiên, các doanh nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Họ gặp không thể tuyển dụng lao động nhanh chóng hoặc mua đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi kinh doanh nở rộ trở lại, các cảng biển và kho hàng không thể xử lý hết được khối lượng lớn. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị tắc nghẽn.
Giá cả tăng lên. Các công ty nhận thấy họ cần giảm áp lực chi phí bằng việc tăng giá sản phẩm.
Ông Jason Furman nhận xét: “Một phần đáng kể của lạm phát ngày hôm nay là kết quả của dịch COVID-19″. Ông cũng bổ sung rằng các chính sách thiếu sót cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng này.
“Cơn bão” chi tiêu chính phủ, bao gồm gói hỗ trợ COVID-19 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden đã kích thích quá độ kinh tế. Ông Furman nêu bật: “Lạm phát tại Mỹ cao hơn nhiều so với châu Âu. Châu Âu cũng đối mặt với khó khăn chuỗi cung ứng tương tự Mỹ nhưng họ không kích thích nhiều như vậy”.
Ngày 10/11, Tổng thống Bidne thừa nhận rằng “lạm phát gây tổn thương túi tiền của người dân Mỹ và đảo ngược xu hướng này là ưu tiên của tôi”. Nhưng nhà lãnh đạo này cũng đề cập gói cơ sở hạ tầng 1 nghìn tỷ USD bao gồm kinh phí dành cho cầu đường và các cảng biển sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng tắc chuỗi cung ứng.
Lạm phát kéo dài bao lâu?
Lạm phát nhiều khả năng sẽ kéo dài bởi các công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ. Thị trường việc làm tăng mạnh đồng nghĩa với việc người dân Mỹ có thể tiếp tục chi tiền bạc cho nội thất, xe ô tô mới. Trong khi đó, nút thắt của chuỗi cung ứng không có dấu hiệu được sớm tháo gỡ.
Nhà kinh tế học Megan Greene tại Viện Kroll (Mỹ) cho biết lạm phát và nền kinh tế nói chung sẽ quay trở về điểm gần với bình thường. Tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ phục hồi trở lại vào quý cuối cùng năm 2021 sau khi giảm tốc từ tháng 7 đến tháng 9 do ảnh hưởng của biến thể Delta. Bà Greene nhận định lạm phát là “tạm thời” và có thể dễ dàng kéo dài thêm một năm.
FED hiện gặp áp lực để kiểm soát giá cả. Ông Jerome Powell tuyên bố rằng FED sẽ giảm mua bán trái phiếu tháng mà cơ quan này bắt đầu từ năm 2020 như một giải pháp khẩn cấp để thúc đẩy nền kinh tế. Trong tháng 9, các quan chức FED dự kiến từ cuối năm 2022, họ sẽ nâng lãi suất.
Nhưng lạm phát tăng cao có thể buộc FED phải thay đổi mốc thời gian này. Các nhà đầu tư dự kiến FED sẽ nâng lãi suất ít nhất 2 lần trong năm tới.
Ai sẽ là Chủ tịch Fed trong nhiệm kỳ tới?
Chủ tịch tương lai của Fed mối quan tâm hàng đầu và cấp thiết của hầu hết các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, các thị trường chứng khoán, các nhà kinh tế học và giới đầu tư.
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell. Ảnh: AFP/TTXVN
Ai sẽ là Chủ tịch Fed trong nhiệm kỳ tới? Trong bài viết đăng tải trên tờ The Age của Australia, chuyên gia kinh tế Stephen Bartholomeusz nhận định ít nhất ba và có khả năng là bốn, trong số bảy ghế thuộc Hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bao gồm cả vị trí Chủ tịch, đang phụ thuộc vào các quyết định của Tổng thống Biden.
Ai sẽ ngồi vào vị trí nào là mối quan tâm hàng đầu và cấp thiết của hầu hết các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, các thị trường chứng khoán, các nhà kinh tế học và giới đầu tư.
Quyết định quan trọng nhất có lẽ lại là quyết định dễ dàng nhất. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Jerome Powell sẽ hết hạn vào tháng 2/2022. Do ông Powell đang đương nhiệm và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, hơn nữa để đảm bảo tính liên tục và không làm xáo trộn thị trường, không loại trừ khả năng ông Powell sẽ được bổ nhiệm lại.
Tuy nhiên, vẫn có những ẩn số không ngờ tới, Mặc dù nhận được sự ưu ái áp đảo để nắm vững cơ hội tại vị cho nhiệm kỳ thứ hai, nhưng ông Powell cũng đã vấp phải sự chỉ trích từ một số thành viên đảng Dân chủ, bao gồm cả Chủ tịch tiểu ban ngân hàng của Thượng viện, bà Elizabeth Warren. Ông Powell cũng bị ảnh hưởng từ việc hai chủ tịch ngân hàng khu vực vừa từ chức mới đây, liên quan về các vụ bê bối kinh doanh chứng khoán.
Vào cuối tuần trước một số nguồn tin tiết lộ rằng Tổng thống Biden đã có cuộc gặp riêng với ông Powell. Tuy nhiên, đây là cuộc gặp mặt đầu tiên giữa của Tổng thống Mỹ đương nhiệm với Chủ tịch Fed, kể từ khi ông Biden nhậm chức.
Đó là khả năng xảy ra một kết quả thỏa hiệp. Vị trí Phó Chủ tịch giám sát của Fed, ông Randal Quarles, nhà kiến trúc sư trưởng của quá trình khôi phục một số cải cách ngân hàng sau năm 2008, vào hôm thứ Hai, đã thông báo sẽ từ chức, bắt đầu từ tháng tới. Nhiệm kỳ của một Phó Chủ tịch giám sát khác và đồng thời là Phó Chủ tịch của Fed, ông Richard Clarida, cũng sẽ hết hạn vào đầu năm sau.
Ông Biden có thể sẽ tái bổ nhiệm ông Powell và trao cho bà Brainard chức vụ nhà giám sát chính của ngân hàng hoặc thậm chí đưa bà lên vị trí Phó Chủ tịch cấp cao của Fed.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN
Quyết định như vậy sẽ giúp trấn an thị trường, xoa dịu tiến trình và có thể là cơ hội tốt để dành được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa tại Thượng viện cho các vị trí được đề cử. Việc ông Quarles và ông Clarida cùng từ chức đã mở ra hai cơ hội tình huống cho ông Biden.
Vẫn còn một ghế trống khác nữa trong Hội đồng quản trị của Fed. Vị trí này đã bị khuyết từ nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump và trong trường hợp không được tái bổ nhiệm, nếu ông Powell quyết định rời khỏi Fed, sẽ có thêm một chiếc ghế trống mới thay cho vị trí của ông.
Mặc dù nhiệm kỳ của ông Powell tới tháng 2/2022 mới kết thúc, nhưng Tổng thống Biden sẽ cần phải sớm thông báo quyết định của Nhà Trắng. Các đề cử cho vị trí Hội đồng quản trị Fed thường được đưa ra muộn nhất vào đầu tháng 11, vì Quốc hội sẽ cần thời gian xem xét các bổ nhiệm.
Các quyết định của ông Biden về cơ bản sẽ có tầm quan trọng rất lớn đến vai trò lãnh đạo của ngân hàng trung ương quyền lực và có ảnh hưởng nhất thế giới, tại một thời điểm nhạy cảm hiện nay.
Dưới sự dẫn dắt của ông Powell, Fed đã đối phó với đại dịch bằng các chính sách tiền tệ độc đáo và chưa từng có tiền lệ. Fed đã ban hành chính sách hạ giảm lãi suất cơ bản về 0, mua thanh khoản đổ vào thị trường tài chính, thông qua hành động mua trái phiếu, các khoản thế chấp và thậm chí là cả một số khoản nợ của các công ty. Bảng cân đối kế toán của Fed đã mở rộng từ dưới 4.000 tỷ USD lên hơn 8.500 tỷ USD trong thời gian xảy ra đại dịch.
Lúc đại dịch đang ở đỉnh điểm, Fed cũng đã thực hiện một chiến lược chính sách tiền tệ mới, là kết quả của một cuộc đánh giá kéo dài 12 tháng do chính ông Powell lãnh đạo. Thay vì cách tiếp cận truyền thống là cố gắng ngăn chặn lạm phát, Fed hiện cam kết sẽ chỉ kiểm soát lạm phát, sau khi lạm phát thiết lập được mức cao hơn mục tiêu 2% đã đề ra trước đó. Thay vì chủ động đối phó từ sớm, Fed lựa chọn chống lại lạm phát sau khi chúng chắc chắn đã hiện diện.
Lạm phát của Mỹ (thực tế là lạm phát toàn cầu) đã tăng cao kể từ sau đại dịch, được thúc đẩy bởi các khoản chi tiêu tài khóa rộng rãi chưa từng có, giá năng lượng tăng vọt và gián đoạn chuỗi cung ứng.
Trong suốt thời gian qua, Chủ tịch Powell và các quan chức Fed, bao gồm cả bà Brainard, đã mô tả sự gia tăng lạm phát trên mức cao nhất trong vòng 30 năm qua của Mỹ là "nhất thời" và giờ đây họ không chắc chắn về bất cứ điều gì.
Tuần trước, Fed đã thông báo bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu và thế chấp, trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng, với kỳ vọng sẽ chấm dứt chương trình này hoàn toàn vào giữa năm sau. Fed cũng nhắc lại quan điểm sẽ không vội nâng lãi suất trước năm 2023.
Tuy nhiên, trừ khi lạm phát giảm xuống, Fed có thể sẽ phải đối mặt với sự cần thiết phải đồng thời tăng tốc độ thu hẹp nới lỏng tiền tệ và tăng lãi suất kỳ hạn tương lai (lãi suất ấn định trước cho khoản vay trong tương lai), để tránh những quyết định, thậm chí còn khắc nghiệt hơn, có khả năng gây tổn hại đến nền kinh tế và làm mất ổn định thị trường tài chính, nếu lạm phát vững bền hoặc ngày càng cao.
Trong lịch sử Mỹ, nước này rất ít khi thay đổi vị trí lãnh đạo của Fed tại các thời điểm không chắc chắn về chính sách tiền tệ, chưa nói đến việc thay đổi phần lớn thành viên Hội đồng quản trị ở những thời điểm không chắc chắn như vậy.
Điều đó thúc đẩy khả năng Tổng thống Biden sẽ lựa chọn giữ lại ông Powell, đồng thời bổ nhiệm bà Brainard và đề cử những ứng cử viên không gây tranh cãi vào các vị trí trống, để tránh chính trị hóa Fed và khiến các đề xuất bổ nhiệm dễ dàng nhận được sự chấp thuận của Thượng viện.
Hàn Quốc sẽ tiếp tục chịu áp lực lạm phát leo thang sau dịch COVID-19 Nền kinh tế Xứ sở Kim Chi sẽ tiếp tục chịu áp lực lạm phát leo thang do các yếu tố rủi ro bên ngoài về gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và giá dầu mỏ quốc tế tăng cao. Người dân trên đường phố Seoul. Ảnh minh họa: Anh Nguyên/TTXVN Phát biểu tại cuộc họp với 7 nhà kinh tế từ...