Thời điểm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung
Phụ nữ nên làm xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần thay vì làm hàng năm.
Theo các nhà khoa học thuộc Trường Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists) thì phần lớn phụ nữ nên làm xét nghiệm phát hiện ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần thay vì làm hàng năm.
Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, trong năm 2012 sẽ có hơn 12.000 phụ nữ Mỹ có chẩn đoán ung thư cổ tử cung và hơn 4000 người sẽ tử vong vì căn bệnh này.
Với xét nghiệm Pap, các tế bào được lấy ra từ cổ tử cung và soi dưới kính hiển vi để phát hiện các dấu hiệu của ung thư hoặc những bất thường tiền ung thư.
Ung thư cổ tử cung do một số loại virus u nhú ở người ( HPV) gây ra, một bệnh lây qua đường tình dục hay gặp. Phần lớn phụ nữ có hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể tránh được nhiễm HPV song một số ít phụ nữ bị nhiễm HPV kéo dài sẽ phát triển thành các bất thường ở cổ tử cung và dẫn tới ung thư.
Video đang HOT
Phụ nữ nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung 3-5 năm/lần
Theo các hướng dẫn mới của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ thì:
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 30-65 có kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường thì nên khám sàng lọc 5 năm/1 lần. Nếu chỉ có điều kiện làm xét nghiệm Pap thì nên làm xét nghiệm này 3 năm/1 lần.
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 21-29 nên khám sàng lọc 3 năm/1 lần thay vì 2 năm/1 lần.
- Phụ nữ dưới 21 tuổi không cần khám sàng lọc vì ung thư cổ tử cung xâm lấn là rất hiếm xảy ra trong độ tuổi này.
- Phụ nữ &ge 65 tuổi không cần khám sàng lọc nếu không có tiền sử gia đình bị ung thư cổ tử cung và có kết quả 3 xét nghiệm Pap liên tục là bình thường hoặc 2 kết quả xét nghiệm Pap và HPV liên tục là bình thường trong giai đoạn 10 năm với xét nghiệm mới nhất được làm trong 5 năm vừa qua.
- Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào đã cắt toàn bộ dạ con và không có tiền sử ung thư cổ tử cung thì không cần khám sàng lọc thường xuyên.
- Phụ nữ đã được chủng ngừa HPV cũng nên khám sàng lọc như những phụ nữ chưa chủng ngừa.
- Với một số phụ nữ khác thì cần khám thường xuyên hơn. Những phụ nữ này là những người đã bị ung thư cổ tử cung, dương tính với HIV hoặc tổn thương hệ miễn dịch.
Theo Ngọc Diệp (An ninh thủ đô)
Ngộ nhận về virus gây mụn sinh dục HPV
Nhiễm HPV - virus gây u nhú ở người dần trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn còn ngộ nhận sai lầm về căn bệnh này.
1. Virus HPV cực kỳ nguy hiểm
SAI! Virus HPV có trên 200 biến thể và chỉ số ít trong những biến thể trên thực sự đe doạ sức khoẻ. Thậm chí trước đây, nhiều nhà khoa học còn cho rằng mục có do virus này gây ra là lành tính. Ngày nay, cùng với việc phát hiện ra nhiều chủng loại mới của HPV như típ 16, 18, 31, 33 và 45, các nhà nghiên cứu khẳng định bệnh có thể trở thành ác tính, đặc biệt là gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
2. Khả năng nhiễm virus HPV là rất nhỏ
SAI! Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 80% phụ nữ trong đời tối thiểu có một lần nhiễm HPV. Phần lớn trong số họ còn bị lây nhiễm tái đi tái lại nhiều lần.
3. Quan hệ tình dục có "bảo vệ" đảm bảo an toàn trước HPV
SAI! Không một biện pháp bảo vệ nào trong quan hệ tình dục có thể ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HPV, kể cả bao cao su. Bao cao su có hiệu quả lớn trong việc phòng tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, bao cao su không đảm bảo che kín khu vực thầm kín trong khi "hành sự", do đó vẫn xảy ra sự tiếp xúc da - da dẫn đến lây nhiễm.
4. HPV chỉ có thể lây truyền qua quan hệ tình dục
SAI! Như đã đề cập đến ở trên, chỉ cần thông qua tiếp xúc da - da là virus đã có thể lan truyền từ người này sang người khác nên dù giữa hai đối tác chưa "hoà nhập" đầy đủ vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Kết quả khám nghiệm tại các phòng khám phụ khoa, nam khoa cho thấy người bệnh bị nhiễm HPV đôi khi chỉ từ những hành động mơn trớn, vuốt ve và massage nơi "thầm kín".
5. Biểu hiện bệnh chỉ xuất hiện tại cơ quan sinh dục
SAI! Mặc dù đa số người bệnh đều có biểu hiện bệnh tại cơ quan sinh dục song virus HPV có thể kết hợp với virut gây bệnh hạt cơm ở các vùng da khác của cơ thể như ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay, ngón chân, vòm họng...
6. Khi đã nhiễm HPV đều dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng
SAI! Phần lớn mọi người có hệ miễn dịch tốt đều có thể xoay xở tốt với căn bệnh này. Nhiều trường hợp mụn cóc xuất hiện rồi lại tự mất đi. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính. Khi viêm nhiễm liên tục trong nhiều tháng có thể dẫn đến những biến đổi bất lợi trong tế bào niêm mạc cổ tử cung gây hiểm hoạ ung thư khôn lường. Tình hình này đặc biệt dễ xảy ra với những chủng HPV mang mầm ung thư như 16, 18, 33,45...
7. Tôi không lo bị ung thư cổ tử cung vì gia đình không có ai mắc bệnh này
SAI! Ung thư cổ tử cung khác với ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng là có yếu tố di truyền. Do đó, trong gia đình không có ai bị ung thư cổ tử cung không có nghĩa là những thành viên khác miễn dịch trước căn bệnh này. Ung thư cổ tử cung chủ yếu là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm mãn tính do các chủng virus HPV mang mầm ung thư gây nên.
8. Quý ông không cần phải lo lắng về virus HPV
SAI! Thực tế cho thấy quý ông hiếm khi gặp rắc rối vì lý do virus HPV. Điều đó không có nghĩa là quý ông không bị nhiễm loại virus này. Quý ông vẫn có khả năng lấy nhiễm loại virus này ở tất cả mọi thể. Trường hợp nặng nhất, bệnh có thể tiến triển thành các dạng ung thư dương vật, ung thư hậu môn. Kể cả trong trường hợp không có triệu chứng gì của bệnh, các quý ông vẫn có thể đang mang sẵn mầm bệnh và có khả năng lây nhiễm sang đối tác của mình.
9. Tôi đã quá tuổi chủng ngừa HPV
SAI! Chủng ngừa là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để phòng tránh các chủng HPV mang mầm ung thư. Mặc dù tuổi lý tưởng nhất để chủng ngừa là thiếu nữ trong độ tuổi 12-26 chưa từng quan hệ tình dục song nghiên cứu tiên tiến nhất của các nhà khoa học cho thấy cả phụ nữ trưởng thành và có quan hệ thầm kín tích cực vẫn có thể chủng ngừa.
10. Tôi đã không còn sinh hoạt tình dục nên hoàn toàn có thể yên tâm
SAI! Virus HPV có thể "ẩn dật" trong cơ thể rất lâu dài trước khi nó phát thành triệu chứng bệnh lý. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, virus này lập tức hoành hành. Do vậy, vẫn có những trường hợp phụ nữ bị nhiễm HPV từ rất sớm nhưng phải 20 năm sau khi họ không còn sinh hoạt tình dục nữa mới bắt đầu phát hiện dấu hiệu bệnh lý. Hoặc có trường hợp thiếu nữ trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên đã bị bệnh này, nguyên nhân là họ đã tiếp xúc với mầm bệnh này ngay khi chào đời.
Theo SKDS
Khuyến cáo phòng ngừa ung thư cổ tử cung Các chuyên gia cho biết xét nghiệm Pap định kỳ, tiêm vaccin HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Trường Sản phụ Khoa Hoa Kỳ khuyên phụ nữ nên thực hiện các xét nghiệm Pap được khuyến nghị, những bé gái và thiếu nữ trẻ nên tiêm vaccin chống papillomavirus người (HPV) để bảo vệ bản thân khỏi ung thư cổ...