Thời bao cấp: Nghiện bia vì phân phối

Theo dõi VGT trên

Người ta thường bảo “hơn nhau tấm áo manh quần, cởi ra bóc trần ai cũng như ai”. Vậy nhưng, ai sống ở thời bao cấp mới biết, đến tấm áo manh quần cũng chẳng ai hơn ai. Bởi số vải được phân phối bằng nhau hết.

LTS: Thời bao cấp mới chấm dứt hơn 20 năm nhưng với thế hệ trẻ ngày nay, nó như một câu chuyện đã xảy ra từ rất lâu bởi họ chỉ biết đến cái thời tem phiếu qua lời kể của ông bà, cha mẹ. Còn với những người từng sống dưới thời bao cấp, nó lại là những ký ức không thể nào quên. Qua câu chuyện của ông chủ cửa hàng mậu dịch mới mở tại Hà Nội cùng những người đã từng sống dưới thời bao cấp, chúng tôi đăng tải loạt bài “Những câu chuyện thời bao cấp” với mong muốn phần nào làm sống dậy một thời gian khó nhưng bình dị ấy. Chúng tôi mong nhận được bài viết và chia sẻ của độc giả về chủ đề này.

Nói chuyện phân phối, nhiều người còn không quên nhắc kỷ niệm một thời trong các nhà máy, xí nghiệp.

Không uống thì phí

Người duy nhất còn làm dép cao su ở Hà Thành – Cụ Phạm Quang Xuân (72 tuổi) nhớ, hồi đó cụ là ở công ty Bách Hóa Cấp 2 nằm ở 45 phố Hàng Bồ (Hà Nội). Công ty có tiêu chuẩn phân phối nhiều loại hàng hóa hàng năm. Chẳng hạn, cán bộ công nhân, mỗi năm được một đôi dép cao su. Và thỉnh thoảng, cơ quan cụ được phân phối phụ tùng xe đạp.

Hầu hết nhà máy xí nghiệp mà cụ biết, người ta đều thỏa thuận được với nhau. Có thể người ta tự nguyện bốc thăm cho công bằng, nhưng sau đó họ đổi chác cho nhau. Thậm chí có thể nhường nhau, lần này anh nhận, lần sau đến lượt tôi…

Tuy nhiên, có người từng chứng kiến, một ông không có xe đạp nhưng bốc trúng cái vành. Ông ta không chịu đổi chác với ai cả mà vác về nhà chờ các lần sau bốc trúng những bộ phận khác với hi vọng ghép dần được cái xe đạp. Vậy nhưng chờ mãi đến khi hết thời bao cấp, cái vành vẫn được treo trong góc nhà sáng bóng mà xe đạp chưa thấy đâu.

Cụ Phạm Quang Xuân còn kể, vì chuyện phân phối khiến cụ đâm ra có sở thích uống bia. Chả là, một hôm bỗng thấy có xe chở bia đến công ty cụ làm việc. Lãnh đạo công ty tập hợp cánh đàn ông ở sân, chia nhau uống.

Thời bao cấp: Nghiện bia vì phân phối - Hình 1

Sau nhiều lần nhận được bia phân phối, uống mãi thành quen đâm ra nghiện (Ảnh tư liệu)

Trước đó, cụ Xuân cùng một số ít người không biết uống bia rượu bao giờ. Nhưng thấy được bia phân phối, nghĩ bụng, không uống cũng phí. Vậy là chẳng ngần ngại, mấy ông rủ nhau nhập cuộc, uống bừa. Sau nhiều lần nhận được bia phân phối, uống mãi thành quen rồi đâm ra “nghiện”. Sau này không được phân phối nữa, cụ Xuân vẫn giữ sở thích uống bia đến tận ngày nay.

Bà Nguyễn Thị Vân (Từ Liêm, Hà Nội), công nhân một doanh nghiệp gần nhà vẫn nhớ mãi câu chuyện phân phối hàng Tết vào khoảng năm 1982. Xí nghiệp bà làm việc có hàng trăm công nhân, bà không nhớ cụ thể, được phân phối mấy chục chai rượu. Cơ quan thống nhất chia đều cho công nhân bằng cách 3 người 1 chai, rồi các gia đình tự thỏa thuận với nhau. Danh sách chia rượu cứ thế tính từ trên xuống.

Hầu hết các nhà đều thỏa thuận được với nhau. Nhà nào muốn rượu thì đổi cho 2 nhà kia một thứ gì đó tương đương. Tuy nhiên có 3 công nhân nữ đều muốn lấy rượu. Phần vì ngày Tết có chai rượu chanh trên bàn thờ cũng đẹp, sau lại dùng mời khách, không thì chồng uống.

Thỏa thuận mãi không được, 3 nữ công nhân quyết định khui rượu uống tại chỗ chứ không ai nhường ai. Khốn nỗi rượu chanh hồi đó vào loại nặng đô, phụ nữ chẳng quen hơi men, cả ba đều chếnh choáng, mặt đỏ gay, rước mệt vào người mà chẳng được gì.

Chịu rét vì người quá lớn

Ông Nguyễn Văn Chấn (63 tuổi, ở Nghệ An) nhớ, thời bao cấp, cán bộ công nhân viên mỗi năm được phát cho một phiếu vải có tiêu chuẩn chỉ 5m để may quần áo. Có người nhớ rằng chỉ được 4m. Đàn ông có loại vải kaki để may quần. Đàn bà có vải lụa và được thêm mấy mét vải màn để làm băng vệ sinh.

Hầu hết người hồi đó đều dành vải đến Tết mới may quần áo để diện đi chơi. Người lùn nhỏ thì may quần áo còn rộng rãi vài phần. Những anh chàng cao lớn, mặc quần áo ngắn cũn đành chịu. Ai chịu khó giữ gìn thì quần áo mặc được lâu, lỡ sờn rách thì cố vá víu mặc tạm chờ đợt cấp mới.

Nhiều người còn nhớ, khổ vải hồi đó thường là 1m, nhưng đôi khi rộng hoặc hẹp hơn. Có người nhận vải khổ chỉ được 70-80cm hoặc hẹp hơn chút, nhân viên phân phối bù thêm cho một đoạn chiều dài, miễn sao đủ diện tích. Người Việt Nam thời đó hầu hết đều nhỏ con, lại gầy gò nên nhìn chung đều may vừa quần áo. Ấy vậy nhưng có đôi người to béo, mang vải về may quần áo, mặc chật đành chịu.

Video đang HOT

Ông Chấn kể, hàng xóm có ông tên là Thận dáng người cao to quá khổ. Mùa đông ra đường mà ông này cứ mặc cái quần ngắn cũn. Nhiều người chỉ trỏ khen “ông này tài chịu rét!”. Ông Thận chỉ cười trừ. Người to mà vải phân phối thì ít, biết sao được.

Thời bao cấp: Nghiện bia vì phân phối - Hình 2

Chờ tới lượt mình được phân phối vải vóc (Ảnh: GDVN)

Từ nhỏ đến lớn, trải qua một quãng đời dài đói khổ nơi làng quê ở huyện Đô Lương – Nghệ An, ông Nguyễn Văn Quang nhớ về thời bao cấp như câu chuyện vừa xảy ra ngày hôm qua. Trong mắt ông hiện lên hình ảnh những năm mất mùa, năng suất kém, đợi mãi đến ngày Tết mới có vài lạng thịt mà ăn.

Ông nhớ, nông thôn, nông dân không sử dụng tem phiếu mua hàng hóa mà hầu hết đều phân phối ăn chia theo công điểm do hợp tác xã quy định. Tất cả đồng ruộng, trâu bò, lợn đều do hợp tác xã quản lý. Cuối năm hoặc quý được phân chia lúa gạo, thịt, cùng một số nhu yếu phẩm khác theo công điểm đã đạt được.

Ngày Tết là sân kho các xóm huyên náo khôn tả. Hợp tác xã tổ chức phân phối thịt lợn. Người lớn hì hục chọc tiết, mổ ruột làm lòng, tiếng lợn kêu eng éc không ngớt. Đám trẻ con đứng ngoài rình rập, ánh mắt chờ đợi. Chúng trông chờ và biết chắc hôm đó, kiểu gì cả làng cả xã cũng có bữa liên hoan tiết canh, lòng lợn rôm rả.

Mỗi đội có mấy chục nhà thì số thịt lợn sẽ được chia theo chừng ấy phần. Mỗi phần dăm ba cân đều nhau và được xếp trên những lá chuối bày khắp sân kho. Rồi người ta lại bẻ que làm thẻ, ghi tên từng gia đình trên đó bốc thăm chọn phần.

Đội sẽ cử những đứa trẻ đi rải thẻ lên từng phần thịt. Người lớn không được rải thẻ vì sợ gian lận. Chỉ có trẻ con là vô tư nhất. Rồi phần thịt có thẻ mang tên ai thì nhà đó lấy thịt về. Ở quê nhà thường đông con, số thịt đó quá ít ỏi. Thiếu thốn vậy mà ngày Tết nơi làng quê vẫn thật đầm ấm và luôn tràn ngập tiếng cười.

Theo xahoi

Sống dậy ký ức thời bao cấp

Thời bao cấp, muốn uống một cốc bia phải mua kèm một gói lạc. Nay đến cửa hàng mậu dịch ở Nam Tràng (Ba Đình), người ta có thể uống thoải mái mà không ai cấm.

LTS: Thời bao cấp mới chấm dứt hơn 20 năm nhưng với thế hệ trẻ ngày nay, nó như một câu chuyện đã xảy ra từ rất lâu bởi họ chỉ biết đến cái thời tem phiếu qua lời kể của ông bà, cha mẹ. Còn với những người từng sống dưới thời bao cấp, nó lại là những ký ức không thể nào quên. Qua câu chuyện của ông chủ cửa hàng mậu dịch mới mở tại Hà Nội cùng những người đã từng sống dưới thời bao cấp, chúng tôi đăng tải loạt bài "Những câu chuyện thời bao cấp" với mong muốn phần nào làm sống dậy một thời gian khó nhưng bình dị ấy. Chúng tôi mong nhận được bài viết và chia sẻ của độc giả về chủ đề này.

Kỳ 1: Sống dậy ký ức một thời bao cấp

Một buổi sáng, trong "cửa hàng mậu dịch" ở phố Nam Tràng, mấy vị khách trung tuổi ngồi mơ màng bị hút hồn bởi tiếng bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội" đang phát ra từ chiếc đài cassette.

Đó là chiếc đài cassette Akai - loại đài chạy băng có thân to như chiếc loa thùng. Băng cassette là loại băng gồm 2 vòng cuốn to như vành xe đạp. Khi muốn phát nhạc, người ta cầm 2 vòng này đặt vào trục quay của đài. Bao giờ đài chạy hết băng, người ta lại nhấc ra, đổi bên cho vòng cuốn ngược lại.

Những kỷ vật 30 năm trước...

Ông Nguyễn Quang Minh, chủ cửa hàng cho biết, chiếc đài cassette, chiếc tivi nhãn hiệu National và quạt tai voi ở trong quán đều là của gia đình ông mua từ những năm 70 và được ông lưu giữ cho đến ngày nay.

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 1

Ông chủ cửa hàng mậu dịch ở Nam Tràng

Cũng giống các loại tivi hồi đó, tivi của ông Minh là kiểu cửa lùa. Loại tivi này có cửa phía trước màn hình, có thể mở ra đóng vào như cửa nhà.

Ông Minh nhớ, những đồ này, hồi đó chỉ có người đi nước ngoài về mới có. Thời bao cấp, nước mình với Liên Xô hợp tác, thường xuyên tổ chức cho người sang đó học tập và làm việc. Sang nước bạn, những người này thường mua đồ mang về nước cho gia đình sử dụng. Nếu cần tiền, có thể bán lại với giá rất đắt.

Những đồ điện từ thời xưa được ông Minh trưng bày trong cửa hàng hiện giờ đều còn sử dụng được.

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 2

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 3

Những vật dụng từ thời bao cấp được ông trưng bày trong quán

Cửa hàng ông Minh có vô vàn những thứ đồ vật mang dấu ấn một thời đã qua như tivi, quạt đài, bi đông nước, sổ gạo, tem phiếu, dép cao su... Bát cho khách ăn được làm bằng sắt tráng men - loại bát phổ biến của thời bao cấp.

Hầu hết những kỷ vật thời bao cấp trong quán đều là của gia đình được ông lưu giữ lại. Phần còn lại là do người khác gửi tặng. Một số thứ, ông Minh được bạn bè mang cho. Một số người không quen biết nghe tin ông mở quán mậu dịch, liền tìm cách liên hệ và tặng lại những kỷ vật của họ. Có những thứ ông Minh phải rất kì công mới tìm mua lại được.

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 4

Nhân viên cửa hàng ăn vận kiểu mậu dịch viên thời bao cấp (quần đen, áo trắng)

Người chạy bàn ở quán là các cô "nhân viên mậu dịch" mặc áo trắng quần đen kiểu cũ. Nhiều tem phiếu mua thực phẩm được trưng bày tại quán là do ông Minh và bạn bè lưu lại từ ngày xưa. Đồ ăn khách gọi được ghi vào hóa đơn làm bằng những mẫu tem phiếu được mô phỏng lại như thời bao cấp. Tuy nhiên cung cách phục vụ của nhân viên vẫn phải theo lối hiện đại. Chứ nếu vẫn phục vụ theo lối cũ, chắc chẳng có khách nào dám đến.

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 5

Món ăn ở quán mậu dịch

Bên cạnh danh sách thực đơn theo lối hiện đại, có nhiều món ở quán mậu dịch ngày trước được dùng lại tại cửa hàng này như cơm độn khoai, dưa xào tóp mỡ, đậu phụ tẩm hành...

Món ấn tượng với thực khách nhất là "phở không người lái" (chẳng có miếng thịt nào) nhưng giá không mềm chút nào - 35.000 đồng. Và đương nhiên những món này không có mùi gạo mốc, mỳ đen như ngày xưa.

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 6

Hóa đơn ở nhà hàng này làm giống tem phiếu thời bao cấp

Dĩ nhiên, quán ở đây cũng không hạn chế số lượng được mua như thời bao cấp. Ông Nguyễn Văn Long, một khách hàng đến đây lắc đầu nhớ lại: "Hồi đó, vào quán bia, người ta quy định, muốn uống một cốc bia phải mua kèm một gói lạc, hoặc một đĩa đồ ăn nào đó. Mà tôi thèm bia chứ có thèm lạc đâu!"

...và ký ức của ông chủ quán

Ông Nguyễn Quang Minh cho hay, "cửa hàng mậu dịch" của ông không theo khuôn mẫu riêng nào cả. Nhà hàng này là sự kết hợp của 2 loại cửa hàng đặc trưng và phổ biến thời bao cấp. Đó là cửa hàng mậu dịch bán hàng bách hóa tổng hợp (nơi xếp hàng mua lương thực, thực phẩm bằng tem phiếu) và quán ăn mậu dịch (nơi bán bia, phở và một số đồ ăn khác).

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 7

Khách đến đứng xếp hàng trước quầy. Cấm chen ngang!

Hướng ánh mắt về mấy vị khách già trong quán, ông Minh (chủ quán) trầm ngâm: "Chỉ mới gần ba chục năm mà đất nước đã đổi thay nhiều quá em ạ! Nhiều người đến đây tìm lại kỷ niệm mà cứ ngỡ thời bao cấp đã đi qua từ lâu lắm!"

Ông Minh nhớ lại cuộc sống ở thủ đô Hà Nội của một thời lịch sử. Khi đó ông còn là chàng thanh niên mới lớn. Cuộc sống ngày đó hiện lên trong ký ức của ông là một cuộc sống thiếu thốn, đói khổ nhưng cũng thật bình dị.

Ông nhớ những ngày phải ăn mỳ sợi vừa đen vừa hôi hồi đó. Nhà vốn đông anh em, đến bữa, 6-7 người ngồi quanh rổ mỳ sợi được vớt ra từ trong nước sôi cùng bát nước mắm. Người ta bảo "của không ngon, nhà đông con cũng hết" cấm có sai.

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 8

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 9

Khung cảnh cửa hàng mậu dịch ở Nam Tràng

Rồi ông nhớ đến những bữa ăn cơm độn khoai - một món ăn được ông tái hiện lại trong thực đơn của quán ngày nay. Dĩ nhiên, mùi gạo mốc, khoai hà của ngày xưa không còn nữa, mà cơm độn khoai của quán ngày nay chỉ mang tính tượng trưng cho một thời đói khổ.

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 10

Nhà bếp - nơi tổ phục vụ làm việc

Hiện ông Minh đang là chủ doanh nghiệp với một số nhà hàng quán xá tại Hà Nội làm ăn phát đạt nhưng ký ức về một thời thiếu thốn, vất vả vẫn chưa bao giờ phai nhạt trong ông. Những ngày được bố mẹ giao nhiệm vụ đứng xếp hàng cả buổi trước cửa hàng mậu dịch hoa đến cả mắt, tê cả chân. Những lần chờ đợi rồi thất vọng quay về vì đến lượt mình mua thì hết hàng. Đôi khi, ông lại được tận hưởng niềm vui vì sau một buổi xếp hàng đã mua được cá. Dù là cá biển ướp lâu ngày nhưng đối với ông Minh, "cá hồi đó ngon không thể tưởng tượng nổi".

Sống dậy ký ức thời bao cấp - Hình 11

Chiếc cân để đong lương thực của cửa hàng mậu dịch

Bây giờ, hầu hết dấu tích của những cửa hàng mậu dịch ở Hà Nội không còn nữa. Thi thoảng ông Minh đi qua phố Nhà Chung, thấy cửa hàng ông mua thực phẩm khi xưa đã trở thành nhà hàng phục vụ khách nước ngoài. Chỉ còn thấy một dãy cửa hàng trên đường Ngô Thì Nhậm vẫn chưa bị phá. Mặc dù bây giờ người ta kinh doanh thứ khác, nhưng tường, nhà vẫn còn của thời cũ.

Đã gần 30 năm trôi qua nhưng cảm giác đứng xếp hàng chờ mua thực phẩm vẫn còn hiện hữu trong đôi mắt người đàn ông hiện đã là một doanh nhân thành đạt. Đó cũng là lý do khiến người đàn ông 50 tuổi xây dựng lại cửa hàng mậu dịch để gợi lại câu chuyện của một thời đã qua.

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024

Tin đang nóng

1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024

Tin mới nhất

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành

13:20:19 21/11/2024
Đến 10h45 ngày 21/11, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang triển khai công tác tìm kiếm 2 người mất tích do xe chở rác lao xuống sông.

Xe chở rác lao xuống cầu treo Bình Thành, hai người mất tích

10:02:36 21/11/2024
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Ban an toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh TT-Huế, thị xã Hương Trà cùng các đơn vị liên quan đã đến hiện trường.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón

22:03:17 19/11/2024
Tài xế xe đưa đón cho biết, bà nội đã đón bé gái 5 tuổi nhưng thả xuống đường, sau đó cháu bé chạy băng qua đường để về nhà thì bị ô tô tải tông tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.

Đại Nghĩa nghẹn ngào trước người vợ ung thư vẫn gồng gánh gia đình khi chồng mất

Tv show

22:23:07 21/11/2024
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Vi Thị Bảo Trâm trong Mái ấm gia đình Việt khiến Đại Nghĩa và dàn khách mời không khỏi xót xa.

Nữ diễn viên 'Hồng lâu mộng' qua đời

Sao âu mỹ

21:54:46 21/11/2024
Theo Sina hôm 21.11, nữ diễn viên Trịnh Tranh vừa qua đời ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh. Bà quen thuộc với nhiều khán giả khi đóng vai Uyên Ương trong phim Hồng lâu mộng (1987).