Thoát mổ rạch lấy sỏi thận 7cm nhờ “đường hầm” siêu nhỏ
Chỉ tay vào một “chấm” nhỏ mờ mờ trên vùng thắt lưng phải, ông L.Đ.T (Hà Nội) vui vẻ cho biết đây là vết tích duy nhất của ca tán sỏi nội soi qua da xử lý tảng sỏi “khủng” 7cm.
“Đường hầm nhỏ” – lối thoát cho sỏi thận to
Ông T là một trong hàng trăm người bệnh đã điều trị hết sỏi thận, sỏi tiết niệu lớn nhờ công nghệ tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Chỉ với một vết trích 5mm (bằng đầu bút bi), bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ vào đến thận. Tiếp đến đưa máy nội soi qua đường hầm tìm sỏi, rồi dùng nguồn năng lượng laser tán vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua đường hầm. Bệnh nhân sau khi tán ít đau, sẹo nhỏ không đáng kể, nằm viện khoảng 3 ngày là có thể về nhà.
Tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ giúp làm sạch sỏi thận, sỏi tiết niệu kích thước lớn qua một vết trích siêu nhỏ – 5mm.
Trước đây khi tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ chưa xuất hiện, viễn cảnh trên là điều không thể. Thông thường nếu sỏi thận>2cm, sỏi san hô phức tạp, người bệnh sẽ phải mổ mở để lấy sỏi ra ngoài. Dù đơn giản và nhanh chóng nhưng mổ mở lại gây đau, chăm sóc hậu phẫu phức tạp, cần nằm viện ít nhất 1 tuần để theo dõi và để lại đường sẹo dài 10 – 15cm ở bụng. Với các trường hợp sỏi “khủng” đến mức độ 7cm và chiếm gần hết đài bể thận như ông T, có người thậm chí còn phải cắt bỏ thận.
Tuy nhiên tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ đã giải quyết được “bài toán khó” nêu trên. Bác sĩ không cần phải tạo một vết rạch dài ở vùng thắt lưng hông mới tiếp cận được với sỏi để xử lý. Nhờ đó người bệnh ít đau hơn, giảm được nguy cơ gặp phải các biến chứng do vết mổ lớn như trong mổ mở. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các trường hợp có tiền sử mổ mở để lấy sỏi. “Bệnh nhân đã 2 lần mổ mở lấy sỏi, nếu lần này lại tiếp tục mổ mở sẽ rất khó khăn, dễ gây tổn thương thêm cho thận” , bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc phụ trách Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) chia sẻ. ” Tuy nhiên nhờ điều trị bằng tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ ít xâm lấn nên hầu như không gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Trong khi đó nếu dùng phương pháp mổ mở để lấy sỏi thì nguy cơ bị tổn thương do vết rạch trên nhu mô thận cao, có thể làm mất vĩnh viễn từ 20 – 30 % chức năng thận.”
Video đang HOT
Sau tán sỏi, người bệnh ít đau, không lo sẹo xấu, thời gian nằm viện được rút ngắn còn 2 – 3 ngày so với mổ mở lấy sỏi trước đây.
Giải pháp tối ưu để sỏi thận hết đường “cư trú”
Một đặc trưng của sỏi thận, sỏi tiết niệu kích thước lớn khiến nhiều người bệnh lo lắng là rất khó để làm sạch hết. Tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ đã xử lý được vấn đề này rất nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ của máy nội soi, bác sĩ có thể kiểm tra được toàn bộ cả đài bể thận và niệu quản, hạn chế tối đa khả năng sót sỏi. Bên cạnh đó nguồn năng lượng cực lớn từ tia laser sẽ tán vụn mọi loại sỏi.
Minh chứng là tảng sỏi thận 7cm của bệnh nhân T đã được làm sạch sau 2 lần tán với chỉ 1 đường hầm duy nhất. Dù trước đó người đàn ông này vẫn nghĩ sẽ sống chung với sỏi suốt đời, thậm chí kết quả thăm khám nhiều nơi cũng từng nhận định rằng khó có thể xử lý hết tảng sỏi to đến như vậy.
Kết quả sau 2 lần tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ cho bệnh nhân có sỏi san hô to 7cm ở thận.
Qua những thông tin trên đây có thể thấy sỏi thận to hoàn toàn có thể làm sạch bằng phương pháp tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ rất ít xâm lấn, giúp người bệnh tránh được mổ rạch da đau đớn, để lại sẹo xấu.
Có thể làm sạch sỏi thận không cần dao kéo
Hiện tại chúng ta đã có thể chữa sạch sỏi thận mà không cần bất cứ tác động xâm lấn nào nếu phát hiện sớm và chủ động điều trị kịp thời, khi sỏi còn nhỏ. “Có thể làm sạch sỏi thận không cần mổ nhưng chỉ dành cho những người có sỏi thận với kích thước , bác sĩ Huyên cho biết.
Lưu ý cho người bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu: Sỏi thận kích thước
Cận cảnh 1 ca tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
Như vậy người bệnh có sỏi thận việc cần làm đầu tiên là đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Không nên tự ý chữa sỏi theo những bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc hay tự ý mua thuốc uống… vì uống thuốc không thể làm tan sỏi, đồng thời việc sao chế, bảo quản thuốc chứa nhiều hóa chất độc hại có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, mà việc uống thuốc trong thời gian dài còn tăng áp lực giải độc cho gan, thận. Tùy kích thước, vị trí có sỏi mà bác sĩ sẽ kiểm tra cụ thể và xem xét biện pháp tán sỏi phù hợp. Người bệnh đừng vì sợ đau, sợ phải mổ mà trì hoãn việc điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Mang thai có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận
Một nghiên cứu mới đã xác nhận rằng, mang thai có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
Các nghiên cứu trước đây cho rằng, một số thay đổi trong cơ thể liên quan đến thai kỳ, có thể góp phần hình thành sỏi thận, và nghiên cứu mới này cung cấp thêm bằng chứng để xác nhận điều này.
Đối với nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học ở Mayo Clinic đã xem xét hồ sơ y tế của gần 3.000 phụ nữ từ năm 1984 đến năm 2012, trong đó có 945 người bị sỏi thận có triệu chứng lần đầu và nhóm đối chứng gồm 1.890 phụ nữ cùng độ tuổi.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận có triệu chứng lần đầu và nguy cơ cao nhất là gần đến ngày sinh và sau đó giảm xuống sau một năm sau khi sinh. Tuy nhiên, một nguy cơ nhỏ vẫn tồn tại sau thời gian này.
Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng, sỏi thận có triệu chứng là lý do phi sản khoa phổ biến nhất để nhập viện ở phụ nữ mang thai. Chúng xảy ra ở một trong số 250 đến 1.500 ca mang thai, thường xuyên nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Tiến sĩ Andrew Rule, nhà thận học và tác giả nghiên cứu cho biết: Chúng tôi nghi ngờ nguy cơ bị sỏi thận sẽ cao khi mang thai, nhưng chúng tôi ngạc nhiên rằng, vẫn có nguy cơ bị sỏi thận tăng nhẹ sau một năm sau khi sinh. Phát hiện này ngụ ý rằng trong khi hầu hết sỏi thận hình thành trong thai kỳ được phát hiện sớm bằng triệu chứng đau, thì một số có thể vẫn ổn định trong thận mà không bị phát hiện trong thời gian dài hơn, do không có triệu chứng.
Theo các nhà nghiên cứu, trong thời kỳ mang thai, sỏi thận có thể góp phần gây biến chứng nghiêm trọng, từ tiền sản giật và nhiễm trùng đường tiết niệu đến chuyển dạ/sinh non và sẩy thai. Việc chẩn đoán và điều trị sỏi thận khi mang thai có thể gặp nhiều khó khăn. TS Rule cho biết.
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng việc tư vấn trước khi sinh về sỏi thận là cần thiết, đặc biệt là đối với những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ khác sỏi thận, chẳng hạn như béo phì.
Các khuyến nghị chung để ngăn ngừa sỏi thận bao gồm uống nhiều chất lỏng và chế độ ăn ít muối. Các chuyên gia của Phòng khám Mayo cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung ít nhất 1.000 mg canxi mỗi ngày, tốt nhất là từ các nguồn thực phẩm như các sản phẩm từ sữa hơn là bổ sung canxi.
Chuyên gia dinh dưỡng giải mã thói quen lười uống nước khiến bạn có thể phải cắt bỏ thận Theo PGS. Mai, dinh dưỡng không chỉ liên quan đến bệnh mạn tính không lây như: đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp... mà còn liên quan đến bệnh lý đường tiết niệu như sỏi thận - tiết niệu. PGS.TS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, lâu nay nhiều người vẫn xem nhẹ...