Thoát khỏi khuôn mẫu
Nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh phổ thông là điều đã và đang được quan tâm.
Ảnh minh họa Internet.
Công việc trên được đặc biệt đẩy mạnh khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để có giải pháp, nhiều chuyên gia cho rằng, trước hết cần rõ mục đích, yêu cầu đối với hoạt động này.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã ghi rõ: Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh việc dạy học, quản lý và phát triển chương trình. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh…
Hiện những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hướng dẫn công tác kiểm tra đánh giá trong nhà trường phổ thông của Bộ GD&ĐT cho thấy sự thay đổi khá lớn so với trước đây. Nhưng dường như, trong thực tiễn thực hành của đội ngũ, sự thay đổi chưa thực sự rõ nét.
Nhiều thầy cô vẫn trung thành với cách thức kiểm tra, đánh giá truyền thống, ít có sự đầu tư, đổi mới, sáng tạo. Một chuyên gia cho rằng, điều này có nguyên nhân sâu xa từ nhận thức của giáo viên về triết lý của hoạt động đánh giá; sự cởi mở đón nhận, tìm tòi, sáng tạo khi dạy học nói chung, thiết kế và sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá nói riêng trong quá trình dạy học.
Mặc dù mục đích khác nhau, nhưng các hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học đều thực hiện bốn chức năng cơ bản là: Định hướng, tạo động lực, phân loại và cải tiến dự báo ở nhiều mức độ. Chủ trương đã rõ, để thực hiện được mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, yếu tố tiên quyết vẫn là quyết tâm, nỗ lực, chịu khó tìm tòi, đổi mới của đội ngũ nhà giáo.
Video đang HOT
Làm sao đa dạng hình thức đánh giá; không chỉ đánh giá điều học sinh biết, mà cả những gì học sinh làm; quan tâm nhiều hơn đến sự tiến bộ và mức độ năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ trong quá trình học tập, qua đó có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học phù hợp.
Tất nhiên, thay đổi đòi hỏi đầu tư nhiều hơn, vất vả hơn, nhưng nếu không làm sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Và thầy cô hoàn toàn không cô độc trên con đường này. Bên cạnh những khóa tập huấn của Bộ/Sở GD&ĐT, có nhiều nhóm cộng đồng giáo viên đã ra đời với mục đích chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Các khóa đào tạo trực tuyến (miễn phí) của một vài tổ chức giáo dục uy tín cũng được xây dựng. Tại Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, Khoa Quản trị chất lượng đã và đang duy trì kênh YouTube nhằm liên tục cập nhật các video về đo lường và đánh giá trong giáo dục. Năm 2021, ĐHQG Hà Nội khai trương và từ đó đến nay vẫn duy trì kênh Hỗ trợ giáo dục tiểu học.
Nhưng có lẽ, vẫn cần nhiều hơn nữa những khóa tập huấn dành cho giáo viên mang tính lý luận nhưng thực tế. Mục tiêu hướng tới là giúp thầy cô nhận thức sâu sắc về vai trò của kiểm tra đánh giá với quá trình nhận thức, sự tiến bộ của học sinh; từ đó tiếp tục tự nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo, thoát khỏi những khuôn mẫu thực hành kiểm tra đánh giá đã có.
Chúng ta cũng không thể đòi hỏi sự thay đổi ngay lập tức. Đây là quá trình lâu dài, ở đó cần sự nỗ lực từ cả hai phía: Bản thân giáo viên và những nhà quản lý, xây dựng chính sách giáo dục. Năng lực, kỹ năng đánh giá học sinh của thầy cô cũng cần được chú trọng ngay từ đào tạo tại các trường sư phạm.
Bộ GD-ĐT: Sẽ bảo đảm sách giáo khoa tinh giản tối đa kênh chữ, kênh hình
Chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn SGK, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia vào quá trình biên soạn SGK.
Ngày 29-9, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) và trưng bày SGK Việt Nam và các nước. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các tổ chức xuất bản, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục trên cả nước.
Hội thảo và trưng bày SGK GDPT được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành SGK; so sánh và đánh giá cụ thể sự khác biệt giữa việc biên soạn, thẩm định, xuất bản và phát hành SGK trước đây với việc thực hiện theo chủ trương xã hội hóa hiện nay. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp trong những năm tiếp theo.
Hoạt động trưng bày bao gồm: Trưng bày, giới thiệu lịch sử phát triển SGK GDPT Việt Nam qua các thời kỳ, theo các mốc thay sách: 1957, 1981, 2002, 2020; trưng bày và giới thiệu SGK của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, như: Lào, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh... Bên cạnh đó, một số sách được giải thưởng quốc gia và SGK điện tử thuộc các bộ sách hiện hành cũng được trưng bày, giới thiệu.
Các em học sinh hào hứng so sánh SGK các nước và SGK Việt Nam
Bên cạnh việc giới thiệu cho người xem những bộ SGK của Việt Nam và thế giới, hoạt động trưng bày còn cung cấp các thông tin so sánh về quy cách của SGK Việt Nam và SGK của các nước theo một số tiêu chí cụ thể; cùng với đó là giới thiệu các hoạt động thực hành với SGK được một số nước trên thế giới thực hiện.
Hội thảo về SGK GDPT diễn ra cùng ngày nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, lựa chọn, sử dụng SGK GDPT. Từ đó, đưa ra các đề xuất, những định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn, xuất bản, sử dụng SGK GDPT.
Bộ GD-ĐT đánh giá, chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức, cùng đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn SGK. Quá trình tổ chức biên soạn, xây dựng bản mẫu, tiến hành thực nghiệm, nghiệm thu, lựa chọn sử dụng được thẩm định và kiểm soát chặt chẽ.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK theo yêu cầu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, đến nay, Bộ GD-ĐT đã phê duyệt SGK sử dụng trong các cơ sở GDPT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đối với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10. SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11 đang được thẩm định và SGK lớp 5, lớp 9, lớp 12 của các tổ chức, cá nhân đang biên soạn. Đến thời điểm hiện tại đã khẳng định thành công của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.
Chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn SGK, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia vào quá trình biên soạn SGK. Cụ thể, có 6 nhà xuất bản (NXB) tham gia biên soạn, phát hành SGK môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp.
Đông đảo giáo viên, học sinh tham quan khu trưng bày SGK sáng 29-9
Thu hút đông đảo đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, có kinh nghiệm thực tế và năng lực biên soạn SGK đến từ các trường đại học sư phạm, các trường đại học chuyên ngành, các viện nghiên cứu và cơ sở GDPT tham gia. Trong đó có nhiều tác giả là tổng chủ biên, chủ biên và thành viên biên soạn chương trình GDPT 2018; tham gia biên soạn. Tổng số có 1.574 tác giả tham gia biên soạn SGK cho 6 khối lớp. Trên 2/3 số tác giả tham gia biên soạn SGK có trình độ từ tiến sĩ trở lên.
Bộ GD-ĐT thừa nhận thực tế việc xem xét, thẩm định đối với một vài văn bản, ngữ liệu đưa vào SGK chưa chú ý đầy đủ các khía cạnh tác động xã hội; gây băn khoăn trong dư luận khi SGK đưa vào sử dụng. Việc thẩm định SGK còn cần phải thực hiện qua nhiều vòng, nhiều đợt dẫn đến việc phê duyệt danh mục SGK còn chậm gây khó khăn trong việc tổ chức lựa chọn SGK.
Về việc lựa chọn, cung ứng SGK, Bộ GD-ĐT cho rằng, qua thực tiễn thanh tra, kiểm tra tại một số địa phương về việc lựa chọn SGK cho thấy còn tồn tại những hạn chế như thời gian ban hành quyết định danh mục SGK được lựa chọn chậm, muộn so với quy định. Việc thông báo nhu cầu số lượng SGK theo các môn học của các địa phương chậm muộn, dẫn đến bị động cho các NXB trong việc cung ứng SGK trước thềm năm học mới.
Về các giải pháp tiếp theo, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh sẽ tăng cường kiểm soát quá trình biên soạn SGK theo quy định ngay từ việc lựa chọn tác giả, biên soạn và thực nghiệm bài dạy minh họa của bản mẫu SGK, đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình; tăng cường công tác thực nghiệm SGK, khai thác góp ý sau thực nghiệm, xin ý kiến nội bộ để tăng cường chất lượng bản mẫu SGK.
Cùng với đó, tăng cường kiểm soát chất lượng thực nghiệm bản mẫu SGK, đảm bảo bài thực nghiệm đại diện cho các chủ đề trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục, đặc biệt đảm bảo tính khả thi của các bài thực hành, thí nghiệm, bài học dự án. Khai thác hiệu quả hình ảnh và ngữ liệu để đảm bảo hiệu quả bài học và giảm giá thành SGK.
Đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt SGK, dành thời gian để địa phương nghiên cứu, lựa chọn SGK đáp ứng với điều kiện, đặc thù của từng vùng, miền. Tăng cường việc tiếp nhận ý kiến đề xuất lựa chọn SGK từ các cơ sở GDPT của hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường trang bị SGK, sách tham khảo cho các thư viện trường học, đảm bảo giáo viên, học sinh có đủ SGK, tài liệu để tham khảo trong quá trình dạy học; huy động tận dụng, tái sử dụng SGK đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
Nỗ lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Căn cứ vào những yêu cầu thay đổi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Quảng Ninh đã và đang triển khai với quyết tâm đạt kết quả cao. Năm học 2022-2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. Trong đó có dạy...