Thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu tiếp tục thất bại
Giá dầu giảm 5% đầu ngày 18-4 sau khi những nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới không đạt được đồng thuận về việc giữ sản lượng dầu ở mức cố định tại một hội nghị thượng đỉnh ở Qatar.
Cụ thể, dầu Brent chuẩn quốc tế giao dịch ở mức 40,91 USD/thùng vào lúc 0 giờ 3 phút (theo giờ GMT), giảm 5,1% kể từ phiên giao dịch cuối cùng. Giá dầu thô Mỹ (CLc1) cũng sụt 5,5% xuống còn 38,16 USD/thùng.
Tập trung tại thủ đô Doha của Qatar hôm 17-4, bộ trưởng từ 18 nước sản xuất dầu mỏ thuộc OPEC và ngoài OPEC đã tìm kiếm một thỏa thuận nhằm cố định sản lượng dầu ở mức tháng 1-2016 cho khoảng thời gian sắp tới (ít nhất đến là tháng 10).
Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed bin Saleh al-Sada cho biết sau 5 giờ đàm phán gay gắt, các nước khai thác dầu mỏ đều tuyên bố cần “thêm thời gian”.
Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Ali al-Naimi (giữa) đến dự cuộc họp của các nước sản xuất dầu mỏ lớn ở Doha ngày 17-4. Ảnh: REUTERS
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Ả Rập Saudi và Iran có nhiều bất đồng. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zangeneh nói trên truyền hình Iran: “Chúng tôi không thể hợp tác với họ giữ cố định sản lượng của riêng chúng tôi và nói cách khác là áp đặt trừng phạt lên chính mình”.
Các quan chức Ả Rập Saudi cho biết họ không thể ủng hộ bất kỳ việc giữ nguyên mức sản xuất dầu mỏ nào nếu Iran, đối thủ chính của nước này, không tham gia.
Ngân hàng Barclays của Anh nhận xét: “ Thất bại của các cuộc đàm phán là một dấu hiệu rõ ràng (tương tự cuộc họp bất thành của OPEC hồi tháng 12-2015) cho thấy ảnh hưởng của OPEC đối với thị trường dần phai nhạt và khả năng phối hợp với các thành viên không thuộc nhóm này cũng không kém phần khó khăn”.
Video đang HOT
Sau cuộc họp nêu trên, các thành viên OPEC cần đạt được thỏa thuận trong nội bộ, có thể là trong một hội nghị vào tháng 6, trước khi có thể mời các nước khai thác dầu khác tham gia thỏa thuận này.
Giá dầu thô đã giảm khoảng 70% so với thời điểm giữa năm 2014 trong khi các nhà sản xuất bơm 1-2 triệu thùng dầu thô/ngày vào thị trường, tạo ra cảnh dư cung lớn.
H.Bình (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Saudi Arabia khó cứu giá dầu, xoay chuyển đại tu kinh tế
Trong bối cảnh khó cứu giá dầu xuống thấp, Saudi Arabia đang tính xoay chuyển đại tu kinh tế, trong khi các nước OPEC chấp nhận tham gia thỏa thuận Doha
Saudi Arabia lên kế hoạch đại tu kinh tế
Mới đây, trong một tuyên bố trước truyền thông, Phó vương Saudi Arabia Mohammed Bin Salman cho biết vào ngày 25/4 tới nước này sẽ công bố một kế hoạch tổng hợp để ứng phó với khủng hoảng "thời đại hậu dầu mỏ".
Trước đó, nhằm cứu vãn tình hình, giải nguy nền kinh tế, Riyadh đã lên nhiều kịch bản để xoay hướng trong bối cảnh giá dầu xuống thấp.
Biện pháp đầu tiên, Saudi Arabia có kế hoạch thành lập một quỹ đầu tư công (PIF) trị giá ít nhất là 2.000 tỉ USD và một trong những sách lược huy động vốn là bán cổ phần của Công ty Dầu khí Saudi Aramco.
Đây là hãng dầu khí lớn nhất thế giới, có trị giá hàng nghìn tỉ USD, khai thác dầu nhiều hơn tổng lượng dầu nước Mỹ khai thác (khoảng 10,2 triệu thùng/ngày), cung cấp 9/10 thu nhập của Chính phủ nước này.
Phó vương Saudi Arabia Mohammed Bin Salman cho biết vào ngày 25/4 tới nước này sẽ công bố một kế hoạch tổng hợp để ứng phó với khủng hoảng "thời đại hậu dầu mỏ".
Theo Phó vương Mohammed bin Salman, Saudi Arabia sẽ bán cổ phần Công ty Dầu khí Saudi Aramco vào năm 2017 hoặc năm 2018. Tiền thu về sẽ được sử dụng để phát triển các dự án ở trong, ngoài nước, biến hiệu quả đầu tư trở thành thu nhập chủ yếu của chính phủ chứ không phải là từ dầu mỏ nữa.
Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn từ việc giá dầu mất giá, từ cuối năm 2015, Riyadh cũng bắt đầu nâng giá xăng dầu và phí dịch vụ công cộng. Hiện nay, chính quyền đang xem xét điều chỉnh trợ cấp, đánh thuế giá trị gia tăng, áp thuế đối với các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ uống nhẹ và cả năng lượng.
Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng tính tới việc học tập Mỹ, xây dựng hệ thống "thẻ xanh" đối với lao động nước ngoài. Dự kiến kế hoạch này mỗi năm sẽ mang về thêm 10 tỉ USD cho Saudi Arabia.
Giới phân tích cho rằng, các biện pháp cải cách của Saudi Arabia sẽ vấp phải những phản ứng từ người dân, tuy nhiên trong bối cảnh giá dầu thế giới ảm đảm, nếu không thay đổi, Riyadh sẽ tiếp tục trì trệ và đối diện với nhiều khó khăn hơn nữa.
Các nước OPEC chấp nhận tham gia thỏa thuận Doha
Trong khi Saudi Arabia đã có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đối phó với cá kịch bản giá dầu thế giới ảm đạm thì các nước OPEC đã không kịp ứng phó và đã chấp nhận tham gia thỏa thuận Doha về đóng băng sản lượng.
Theo đó, 17 nước tham gia Thỏa thuận Doha, bao gồm các thành viên OPEC và ngoài OPEC, đã đồng ý với nhau rằng sản lượng dầu sẽ được đóng băng ở mức không quá mức của tháng 1/2016 và sẽ kéo dài tới ngày 1/10 tới khi các nước sản xuất sẽ nhóm họp lại tại Nga để đánh giá sự tiến bộ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng thông tin đạt được Thỏa thuận Doha sẽ không ảnh hưởng lớn tới cân bằng cung cầu trên thị trường dầu mỏ bởi thời điểm được lựa chọn để đóng băng, sản lượng của rất nhiều nước sản xuất dầu gần như đạt đỉnh.
Các nước OPEC chấp nhận tham gia thỏa thuận Doha về đóng băng sản lượng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay, mặc dù thỏa thuận đóng băng sản lượng là bước tiến quan trọng đối với các nước sản xuất dầu thô, nhưng sẽ chỉ có tác động hạn chế đến nguồn cung toàn cầu và thị trường sẽ chưa thể tái cân bằng trước năm 2017.
Vào đầu năm nay, giá dầu thô đã tụt xuống dưới ngưỡng 30 đô la/thùng, đe doạ ngân sách một loạt quốc gia.
Trong những ngày gần đây, chờ đợi thoả thuận ngừng mở rộng khai thác, giá dầu có phần nào tăng lên. Hôm thứ Sáu, 15/04, dầu Brent được bán với giá 42,9 đôla/thùng, tuy nhiên giới phân tích cho rằng đây chỉ là phản ứng nhất thời khi ba tuần qua, các công ty năng lượng Mỹ đã phải liên tiếp cắt giảm số giàn khoan dầu.
Trung Dũng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Biểu tình tại Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ khi Thỏa thuận EU-Thổ có hiệu lực Trong bối cảnh Thỏa thuận EU-Thổ sắp có hiệu lực, người biểu tình yêu cầu mở cửa biên giới để người di cư tiếp tục chuyến hành trình sang châu Âu. Kế hoạch đưa trả lại những người di cư từ Hy Lạp tới Thổ Nhĩ Kỳ đã làm dấy lên các cuộc biểu tình ở cả hai nước hôm qua ( 2/4),...