Thổ Nhĩ Kỳ: Hành động của Mỹ đang thúc đẩy mối quan hệ Nga Thổ
Những hành động không thân thiện của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy nước này tiến tới mối quan hệ hợp tác với Nga, phát ngôn viên của tổng thống nước Cộng hòa – Ibrahim Kalyn cho biết.
Tổng thống hai nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ngân sách quốc phòng cho năm 2020, trong đó bao gồm lệnh cấm vận chuyển máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi Ankara từ bỏ các hệ thống S-400 của Nga.
“Ai đang đẩy chúng tôi đến bước đường này (về phía Nga)? Mỹ đang thực hiện các hành động nhằm tạo vành đai khủng bố ở biên giới nước chúng tôi, mà không tính đến Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực này, buộc chúng tôi phải tìm một giải pháp thay thế, rồi sau đó lại nói: “Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại tiến về phía Nga mà không phải Mỹ?”. Mỹ muốn mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga giữ khoảng cách hơn, nhưng các lệnh trừng phạt chỉ thúc đẩy nó xảy ra nhanh hơn. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp thay thế”, ông Kalyn nói với Tele7.
Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ nên đa dạng hóa không chỉ các nguồn năng lượng, mà cả các nguồn mua vũ khí.
Việc chuyển giao các hệ thống phòng không S-400 mới nhất của Nga, đã gây ra cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, đã bắt đầu vào giữa tháng Bảy. Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, S-400 sẽ hoàn thiện vào tháng 4 năm 2020. Washington yêu cầu nước Cộng hòa từ chối thỏa thuận và đổi lại sẽ có được các hệ thống Patriot của Mỹ, đe dọa trì hoãn hoặc thậm chí hủy việc bán máy bay chiến đấu F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như áp dụng các biện pháp trừng phạt theo CAATSA (Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt). Tuy nhiên, Ankara từ chối nhượng bộ.
Video đang HOT
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai.vn/Ria.ru
Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ: Một năm đầy sóng gió và nguy cơ 'tuyệt tình'
Năm 2019 thực sự là một năm đầy thử thách đối với quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga, thách thức mọi lời đe dọa từ phía Washington để tiếp nhận hệ thống này vào tháng 7/2019. (Nguồn: Straturka)
Theo Viện nghiên cứu Trung Đông, bất chấp hàng tháng trời gây áp lực và đe dọa trừng phạt của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nhận đơn hàng đầu tiên các trang thiết bị của hệ thống tên lửa S-400 của Nga hồi tháng 7/2019. Để đáp trả, Mỹ quyết định loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình chiến đấu cơ hiện đại F-35.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những khách hàng lớn nhất mua F-35, đã có kế hoạch mua 100 chiếc F-35. Ngoài ra, Ankara còn tham gia chương trình sản xuất F-35 với tư cách là một trong 8 quốc gia đối tác từ năm 2002, sản xuất khoảng 900 bộ phận cho F-35.
Sự rạn vỡ lớn nhất
Việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận hệ thống S-400, vốn được thiết kế để bắn hạ các chiến đấu cơ của NATO, đánh dấu sự rạn vỡ lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trong hàng thập kỷ qua. Động thái này diễn ra vào đúng thời điểm Mỹ đang tỏ ra quan ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của Nga ở cả trong nước và trên trường quốc tế.
Nhiều quan chức Mỹ cho rằng việc Nga bán hệ thống S-400 cho một đồng minh của Mỹ trong NATO là biển hiện mới nhất về những nỗ lực của Nga nhằm dần loại bỏ sức mạnh vượt trội của Mỹ.
Sau phi vụ chuyển giao S-400, các nghị sỹ cả Cộng hòa và Dân chủ đã hối thúc Tổng thống Trump áp đặt trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ theo dự luật nghiêm cấm buôn bán làm ăn với quân đội Nga (CAATSA), được thông qua hồi năm 2017. Tuy nhiên, chính quyền Trump đã không thông qua việc trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào khu vực Đông Bắc Syria đã gây khó khăn cho chính quyền Trump trong việc ngăn chặn các nỗ lực của Quốc hội muốn trừng phạt Ankara. Trong một tín hiệu với Quốc hội về việc chính quyền không nhất trí với hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump đã ký một sắc lệnh trừng phạt đối với 3 quan chức và 2 bộ của nước này vì hành động quân sự tại Syria.
Ngoài ra, Mỹ sẽ tái áp đặt thuế 50% đối với thép của Thổ Nhĩ Kỳ và dừng ngay lập tức các cuộc đàm phán thương mại với Ankara. Các biện pháp trừng phạt chỉ được gỡ bỏ sau các cuộc đàm phán do Phó Tổng thống Mike Pence dẫn đầu thực hiện.
Thay nhau trừng phạt
Tổng thống Donald Trump khó mà phớt lờ lời đe dọa của người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. (Nguồn: Ahval)
Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ dường như vẫn chưa buông tha cho Thổ Nhĩ Kỳ. Sau những nỗ lực của các thượng nghị sỹ Cộng hòa Bob Menendez và Ted Cruz để thông qua một nghị quyết nhưng bị chặn lại theo yêu cầu của Nhà Trắng, Thượng viện Mỹ hồi tuần trước cũng đã quyết định thông qua một nghị quyết, theo đó chính thức buộc tội thảm sát của Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Armenia.
"Chúng ta phải phân biệt rõ giữa các thể chế chính trị của Mỹ và Tổng thống Mỹ. Ông Trump rất gần gũi với ông Erdogan. Nhưng các thể chế của Mỹ như Quốc hội, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao theo đuổi nhiều chính sách khác nhau".
(Giáo sư Huseyin Bagci, phụ trách bộ phận quan hệ quốc tế tại Đại học Kỹ thuật Trung Đông ở Ankara)
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện còn bỏ phiếu về các biện pháp trừng phạt đối với Ankara do hành động quân sự tại Syria cũng như việc mua S-400 của Nga. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã rất giận dữ và đe dọa đóng cửa căn cứ không quân Incirlik - nơi chứa các đầu đạn hạt nhân của Mỹ, gần đây được Mỹ sử dụng để chống lại các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan ở Syria và Iraq cũng như căn cứ không quân Kurecik - nơi bố trí nhiều hệ thống radar báo động sớm và hệ thống tên lửa đánh chặn chống tên lửa đạn đạo.
Cùng với căn cứ không quân Incirlik, tổ hợp radar của Mỹ ở Kureggik được coi là một yếu tố quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. Giới phân tích đánh giá, việc mất quyền kiểm soát các căn cứ quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược của Mỹ và NATO.
Nếu lời đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành hiện thực thì đây có thể là "nhát cắt chí mạng" khiến Mỹ buộc phải "tuyệt tình" với đồng minh thân thiết thuở nào, đồng thời đưa ông Erdogan xích lại gần hơn với những nước có ảnh hưởng trong khu vực như Nga và Iran.
Năm 2019 săp kết thúc, quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ vẫn diễn biến phức tạp khi mà hai bên vẫn chưa có bất kỳ giải pháp hòa giải nào.
(tổng hợp)Hồng Phúc
Theo baoquocte.vn
Thổ Nhĩ Kỳ mua thêm tổ hợp S-400 của Nga trị giá 2,5 tỉ USD vào đầu năm 2020? Thổ Nhĩ Kỳ được cho đã quyết định chi 2,5 tỉ USD để mua thêm một tổ hợp tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất. Chia sẻ trên kênh truyền hình Russia-1 của Nga, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ thực sự nghiêm túc khi đề nghị mua thêm một hệ thống phòng không S-400 Triumph....