Thợ đào không còn mặn mà với Bitcoin
Việc Trung Quốc mạnh tay với khai thác và giao dịch Bitcoin đã ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường tiền mã hóa.
Chiến dịch xóa sổ tiền điện tử ở Trung Quốc diễn ra trong hơn 2 tuần qua. Kể từ ngày 21/5, khi Trung Quốc tuyên bố cấm giao dịch và khai thác Bitcoin, mức giá của đồng tiền mã hóa này đã không thể vượt qua mức 40.000 USD. Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày đã giảm xuống còn 34,8 tỷ USD trong tuần đầu tháng 6, giảm mạnh so với mức kỷ lục 67 tỷ USD của tháng 5 và thấp nhất kể từ tháng 12/2020, theo CoinDesk Research .
Thợ đào Bitcoin mất động lực
Việc giá trị giao dịch giảm mạnh dẫn tới một thông số đáng chú ý khác. Đó là phí giao dịch Bitcoin trung bình, số tiền trả cho các thợ đào xử lý, cũng giảm xuống 4,38 USD/mỗi giao dịch vào cuối tuần, giảm 93% so với mức đỉnh 62,77 USD vào tháng 4, theo Cointelegraph .
Phí giảm, nguy cơ bị phạt tăng khiến thợ đào Bitcoin tại Trung Quốc mất động lực.
Các “mỏ” Bitcoin thực chất là tập hợp những cỗ máy với năng lực tính toán mạnh, dùng để xác minh các giao dịch trên chuỗi khối Bitcoin. Để khuyến khích các thợ đào đóng góp vào mạng lưới phi tập trung, mạng lưới sẽ thưởng Bitcoin mỗi khi một khối được xác thực, đồng thời thợ đào còn được nhận phí giao dịch. Phí này bị ảnh hưởng bởi cung và cầu, cùng với quy mô giao dịch và số lượng giao dịch của đồng tiền mã hóa.
Phí giao dịch vốn là một khoản không đáng kể so với phần thưởng Bitcoin. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mức phí này sẽ ngày càng cao và hấp dẫn hơn với các thợ đào khi lượng Bitcoin được khai thác giảm dần đi.
Nói cách khác, mục tiêu của những thợ đào Bitcoin bây giờ là số Bitcoin được thưởng sau khi hoàn thành mỗi khối. Tuy nhiên, khi Bitcoin mới không còn được tạo ra nữa, thì phần thưởng cho việc hoàn thành khối Bitcoin chính là mức phí giao dịch. Chừng nào còn giao dịch mua, bán Bitcoin, thì những khối mới sẽ được tạo ra, và thợ đào sẽ còn được nhận tiền.
Phí giao dịch được dự đoán là phần thưởng quan trọng đối với thợ đào Bitcoin trong tương lai, khi lượng Bitcoin ngày càng khan hiếm.
Satoshi Nakamoto cũng đã hình dung đến viễn cảnh này, khi viết trong sách trắng về Bitcoin.
“Khi lượng tiền mã hóa xác định từ đầu đều đã được lưu thông, thì phần thưởng sẽ chuyển đổi hoàn toàn thành phí giao dịch và sẽ không hề có lạm phát”, lập trình viên bí ẩn này khẳng định.
Video đang HOT
Với thực tế Trung Quốc đang mạnh tay cấm Bitcoin, làm số lượng giao dịch giảm mạnh, các thợ đào có thể phải chấp nhận thị trường suy giảm mạnh, qua đó lợi nhuận ít đi.
Chưa thấy cửa ra cho thợ đào Bitcoin Trung Quốc
“Khối lượng giao dịch thường nhỏ hơn khi đó là thị trường trên đà giảm, chủ yếu do những thay đổi về quy định”, Simons Chen, giám đốc điều hành đầu tư và giao dịch tại công ty tài chính tiền điện tử Babel Finance có trụ sở tại Hong Kong nhận định.
Chiến dịch mạnh tay chèn ép Bitcoin Trung Quốc không có dấu hiệu sớm hạ nhiệt. Mức giá Bitcoin đã giảm hơn 40% so với mức cao nhất mọi thời đại, là hơn 62.000 USD vào tháng 4.
“Tín hiệu từ cuộc họp vào tháng 5 đã khiến một số nhà giao dịch sợ hãi”, ông Chen nhận định.
Biểu đồ cho thấy thợ đào Bitcoin đã bán ra lượng lớn Bitcoin trong tuần qua.
Sau cuộc họp, một số trung tâm khai thác Bitcoin tại Nội Mông, Tân Cương và Thanh Hải đã đưa ra thông báo đóng cửa một phần hoặc tất cả các mỏ khai thác trong khu vực của họ. Tỉnh Tứ Xuyên, nơi phụ thuộc vào thủy điện sạch hơn, đã tổ chức một cuộc họp về khai thác Bitcoin vào đầu tháng này, nhưng không đưa ra kết luận nào về những thay đổi chính sách có thể xảy ra.
Trung Quốc chiếm 65% tổng năng lực khai thác Bitcoin toàn cầu vào tháng 4, theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge. Riêng Tân Cương chiếm gần 36% trong đó, còn Tứ Xuyên và Nội Mông lần lượt đứng thứ hai và thứ ba.
Những người đào Bitcoin tại Trung Quốc hiện nay đối diện nguy cơ bị cho vào danh sách đen tín nhiệm xã hội. Ngoài ra, các mạng xã hội nước này như Baidu và Weibo đã kiểm duyệt kết quả tìm kiếm cho các sàn giao dịch tiền điện tử lớn kể từ ngày 9/6. Tuần trước, Weibo đã cấm một số tài khoản có ảnh hưởng liên quan đến tiền điện tử, nói rằng các tài khoản này đã vi phạm các nguyên tắc của Weibo cũng như “luật và quy định liên quan”.
Thợ đào Bitcoin Trung Quốc sẽ chuyển đi đâu?
Nhưng trang trại đào coin lơn ơ Trung Quôc sẽ phải chuyên sang nươc khác, thâm chí là châu lục khác vì không thê tiêp tục hoạt đông tại nươc này.
Ngày 21/5, cuộc họp của Ủy ban Bình ổn và phát triển Tài chính Trung Quốc có nội dung cấm đào Bitcoin ở nước này. Chỉ sau vài ngày, nhiều chủ trại đào coin trại Trung Quốc đã rục rịch chuyển cơ sở sang nước khác, thậm chí là châu lục khác.
"Có nhiều chủ mỏ đào công suất lớn đã liên hệ tôi để chuyển máy đào sang Bắc Mỹ, châu Âu, Kazakhstan", Edward Evenson, Giám đốc phát triển kinh doanh tại công ty đào coin Slush Pool cho biết trên Twitter.
Chủ trại coin Trung Quốc chuyển đi đâu?
Theo chia sẻ của ông Evenson, các mỏ đào lớn dùng máy ASIC tại Tân Cương đang được chuyển sang các khu vực khác ở Trung Á. Tuy nhiên, nhiều lô máy đào mới xuất xưởng của các hãng như Bitmain, MicroBT đang chuyển thẳng sang Bắc Mỹ.
Chủ trang trại Bitcoin tại Trung Quốc sẽ phải tìm địa điểm mới để hoạt động, sau khi chính quyền nước này tuyên bố cấm đào coin.
Chuyên gia này cho biết những chủ trại coin đã liên hệ với ông để chuyển khỏi Trung Quốc sở hữu lượng máy đào với tổng điện tiêu thụ lên tới 400 MW. Con số này tương đương toàn bộ lượng điện tiêu thụ của toàn bộ các mỏ đào Bitcoin tại Quebec, Canada.
Trong khi đó, bà Dovey Wan, nhà sáng lập công ty tư vấn Primitive Ventures cho rằng ngoài Pakistan và Kazakhstan, những quốc gia ở gần và có chính sách thu hút với doanh nghiệp Trung Quốc, nhiều công ty có thể lựa chọn chuyển máy đào sang châu Phi bởi điện ở đây rất rẻ.
Michael Saylor, CEO công ty MicroStrategy cho rằng những công ty đào coin lớn tại Trung Quốc sẽ chuyển dần sang Mỹ.
"Tôi nghĩ sắp tới phần lớn năng lực đào coin sẽ chuyển sang Mỹ và vài nơi khác trên thế giới", ông Saylor, người thường xuyên ủng hộ tiền mã hóa, nói trong cuộc phỏng vấn với CNN .
Nhiều khu vực Trung Quốc như Nội Mông, Tân Cương, Tứ Xuyên là nơi đặt các nhà máy đào Bitcoin lớn.
Trước khi Trung Quốc mạnh tay cấm đào Bitcoin, các mỏ đào ở nước này chiếm 65% năng lực đào Bitcoin toàn cầu. Ngay sau lệnh cấm, BTC.TOP, công ty chiếm 2,5% năng lực Bitcoin, đã tuyên bố ngừng hoạt động tại lãnh thổ Trung Quốc.
Theo Coin Telegraph , vài năm qua vùng Quebec, Canada cũng trở thành khu vực thu hút các chủ trại coin bởi điện rẻ, có nhiều nhà máy thủy điện. Đây được xem là nguồn năng lượng xanh, ít khí thải hơn so với các nhà máy nhiệt điện.
"Hiện có khoảng 90 công ty trong ngành này hoạt động tại Quebec", Jonathan Côté, đại diện công ty thủy điện Hydro-Québec chia sẻ.
Ông Evenson đánh giá việc đa dạng hóa địa điểm của những chủ trại coin đã diễn ra từ trước, nhưng việc Trung Quốc cấm đào coin sẽ đẩy nhanh quá trình này.
Trung Quốc cấm đào nhưng vẫn thống trị thị trường coin thế giới
Một trong những chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất vài năm qua là sự thống trị của những mỏ đào coin tại Trung Quốc so với phần còn lại của thế giới. Nhiều người ủng hộ tiền mã hóa lo ngại sự vượt trội này sẽ khiến tính phi tập trung của Bitcoin không còn giá trị.
Việc Trung Quốc cấm đào Bitcoin có thể tạo ra hi vọng năng lực đào coin sẽ bớt tập trung vào những công ty lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng dù chuyển sang vận hành ở đâu, các trại đào coin vẫn thuộc về người Trung Quốc.
"Dù có đăng ký và vận hành ở một khu vực khác như Mỹ, Kazakhstan hay châu Phi thì sự thật là các mỏ đào coin vẫn thuộc về các công ty Trung Quốc. Quá trình chuyển dịch này chỉ khiến các mạng lưới tập trung khó theo dõi hơn", bà Dovey Wan nhận định.
Yusan Zheng, nhà sáng lập và giám đốc công ty quản lý quỹ Waterdrip Capital cũng tin rằng việc Trung Quốc cấm đào coin sẽ khiến các công ty nhỏ gặp khó, và công ty lớn được hưởng lợi.
"Để tìm được những địa điểm mới đặt các trại đào coin thì các công ty sẽ phải chi rất nhiều tiền. Chỉ những công ty lớn, nhiều kinh nghiệm mới có thể trải qua giai đoạn này", ông Yusan Zheng nhận định trong buổi trò chuyện của CoinDesk .
Theo nhiều chuyên gia, kể cả khi Trung Quốc cấm đào coin thì những trang trại coin lớn nhất thế giới vẫn thuộc về người Trung Quốc.
Tính tập trung luôn là một mối đe dọa với Bitcoin nói riêng, và mọi đồng tiền mã hóa vận hành trên blockchain nói chung. Nếu như toàn bộ Bitcoin mới tạo ra nằm trong vòng kiểm soát của một vài công ty lớn, sự trung lập và tính chính xác của chuỗi khối sẽ bị đe dọa.
Nội Mông, một trong những khu vực đặt nhiều trại đào coin nhất Trung Quốc, gần đây đã đề xuất nhiều hình phạt đối với những người đào coin. Theo dự luật đang được lấy ý kiến, những công ty viễn thông, Internet, công viên phần mềm hay thậm chí cả quán net có hành vi đào hoặc cung cấp tài nguyên để đào coin có thể bị cắt điện, rút hoặc thậm chí thu hồi giấy phép.
Dự luật này cũng quy định người vi phạm sẽ bị đưa vào danh sách đen điểm tín dụng xã hội, đồng nghĩa với không thể vay tiền từ ngân hàng hoặc sử dụng hạ tầng giao thông công cộng. Trước đó, chính quyền Nội Mông cũng công bố đường dây nóng để mọi người có thể gọi điện, báo cáo những trường hợp đào coin trái phép.
Coin Telegraph nhận định việc cấm đào Bitcoin sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc. Nước này vừa đạt được mục tiêu khí hậu, vừa có thể thúc đẩy lưu hành đồng Nhân dân tệ điện tử khi mà các loại tiền mã hóa đều bị cấm giao dịch. Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc vận hành trang trại coin ở nước ngoài vẫn sẽ phải đóng thuế.
Khai thác Bitcoin đạt độ khó kỷ lục Độ khó đào Bitcoin được ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại. Theo dữ liệu cung cấp bởi BTC.com , con số 25,05 nghìn tỷ điểm tương đương độ khó đào Bitcoin tăng 21,53% kể từ lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 1/5. Độ khó đào Bitcoin là thước đo tương đối về lượng tài nguyên tính...