Thịt quay đòn Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm từ lâu đã là điểm du lịch đi về trong ngày được nhiều người ưa thích ở Hà Nội.
Đến làng cổ này, bạn sẽ được sống lại tuổi thơ hoặc hiểu thêm về những ngôi làng Bắc Bộ xưa với những cây đa, giếng nước, sân đình được còn được bảo tồn rất tốt. Ngoài ra những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi xây bằng đá ong cũng là nét đặc sắc khiến nhiều người say mê ở Đường Lâm.
Đến làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được những người dân hiền hòa nơi thôn quê đón tiếp, trò chuyện mà còn được thưởng thức món thịt quay đòn gánh và nghe câu chuyện lịch sử hào hùng hơn 1000 năm trước của cha ông.
Tương truyền vua Ngô Quyền sau khi thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã làm món thị quay đòn gánh để khao quân. Đến nay thịt quay đòn gánh vẫn là món ăn có trên mâm cỗ của người dân nơi đây cũng thiết đãi bạn bè, du khách đến thăm Đường Lâm.
Video đang HOT
Được làm từ thịt heo nhưng thịt quay đòn đặc sản lại nổi tiếng hơn cả bởi cách chế biến cầu kỳ và độc đáo. Món thịt quay đòn có lớp bì giòn tan, thơm lừng hương ổi. Bên trong lớp vỏ giòn là lớp thịt ngọt, mềm, ngậy béo mà ăn bao nhiêu cũng không thấy ngấy.Để chế biến được 1kg thịt quay đòn người ta phải đợi 6 tiếng, tuy nhiên hương vị mà món thịt này mang lại xứng đáng với những gì người ta phải chờ đợi.
Sở dĩ gọi là thịt quay đòn vì thịt sau khi tẩm ướp sẽ được bó quanh cây đòn tre rồi nướng trên lửa. Nhưng tại sao thịt quay Đường Lâm lại cần tới 6 tiếng? Theo lý giải của những người thạo nghề thì bởi chỉ riêng việc nướng đã mất từ 3 đến 5 tiếng, chia theo nhiều công đoạn, tương ứng với độ cao của đòn thịt với lửa. Cụ thể đầu tiên để đòn thịt cách lửa khoảng nửa mét trong vòng 1 tiếng, sau đó hạ đòn cao 30cm so với lửa rồi nướng khoảng 2,5 giờ rồi hạ tiếng còn 10cm nướng cho đến khi bì giòn. Trong quá trình đó, phải luôn có người canh thịt, lật trở đều tay thì mới có miếng thịt ngon. Gia vị dùng để ướp thịt gồm nước mắm, mì chính, ngũ vị hương, hành khô… Điều khác biệt là dùng lá ổi bánh tẻ chứ không dùng lá mác mật như các nơi khác. Lá ổi phải chọn lá ổi đồng, tức là cây mọc tự nhiên vì như thế sẽ không có phân bón hay thuốc trừ sâu.
Lá ổi sau khi xay nhuyễn cùng hành khô sẽ trộn cùng các nguyên liệu còn lại thành một hỗn hợp sền sệt rồi dùng tay quết đều lên phần bên trong của từng tảng thịt. Sau đó lại rải một lớp lá chuối lên bề mặt để ngăn cách giữa đòn tre và thịt, rồi buộc cuộn lại để thịt “ôm chặt” lấy đòn tre, còn mặt da quay ra ngoài.
Sau khi đã chuẩn bị xong và than củi đã đỏ rực, từng đòn thịt được xếp lên bếp lò. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm thì mới biết được thời điểm nào cần lửa to để bì giòn và khi nào nên giảm lửa để thịt chín.
Thịt quay đòn Đường Lâm khi chấm với nước tương Đường Lâm hoặc muối chanh đều rất ngon. Vì có lớp bì giòn tan bên ngoài và lớp thịt ngọt mềm bên trong cộng với mùi thơm lừng của hương ổi nên ăn bao nhiêu cũng không thấy ngấy.
Thịt quay đòn Đường Lâm vì chế biến công phu nên thành quả cũng rất xứng đáng. Miếng thịt ngọt, đậm đà, không khô lại thơm đặc trưng mùi lá ổi. Chưa kể phần bì giòn tan, ăn đã miệng vô cùng. Thế mới thấy miếng ngon dù phải chờ đợi nhưng kết quả cũng rất xứng đáng.
Thưởng thức thịt quay đòn Đường Lâm trong tiết trời se lạnh không chỉ là thưởng thức món đặc sản quê hương mà còn là một cách đón nhận tình cảm nồng hậu của những người dân nơi đây, qua sự chuẩn bị cầu kỳ của món ăn này.
Thịt quay đòn giòn rụm ở làng cổ Đường Lâm
Phần bì vàng ươm, ít mỡ giòn tan và thơm lừng, vị lạ lạ, đặc trưng của lá ổi. Miếng thịt ngọt, thơm mùi mật ong và húng lìu...
Chiếc đòn gánh gắn liền với văn hoá của người Việt từ bao đời nay. Người bán hàng rong sử dụng đòn gánh bằng tre có độ uyển chuyển cao để gánh nhẹ hơn, bớt đau vai. Tới thăm làng cổ Đường Lâm, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức món thịt được cuốn gọn vào những chiếc đòn tre ấy, mang đậm dấu ấn hồn quê của một ngôi làng cổ.
Tương truyền, vua Ngô Quyền khi thắng trận trên sông Bạch Đằng đã chiêu đãi quân sĩ bằng món thịt quay đòn. Người dân Đường Lâm tự hào về lịch sử này và giữ nguyên cách chế biến truyền thống từ thời đó. Đây cũng là đặc sản dân làng mời khách từ phương xa tới.
Thịt quay đòn gánh với lớp bì vàng ươm, giòn rụm, bắt mắt mọi thực khách ghé thăm phiên chợ sáng tại Đường Lâm. Ảnh: Trung Nghĩa
Miếng thịt heo được chọn để quay phải là loại ba chỉ ngon, tươi, có lớp da dày nhưng lại không được quá nhiều mỡ. Thịt được tẩm ướp với những gia vị như húng lìu, hạt tiêu, hành tươi, mắm muối... Một trong những nguyên liệu làm nên sức hấp dẫn của thịt quay đòn gánh Đường Lâm là lá ổi. Lá ổi non được băm nhỏ, ướp với thịt khoảng một tiếng, trong khi phần lá bánh tẻ lót vào miếng thịt trước khi đem đi quay. Sau khi được tẩm ướp xong xuôi, thịt được cuốn gọn vào một chiếc đòn tre đã lót lá chuối bên trong.
Khâu quay thịt cũng rất cầu kỳ, yêu cầu người làm phải khéo léo, kiên trì. Ban đầu, người làm kê cao miếng thịt khoảng 50 cm so với ngọn lửa. Khi thịt tái đi mới hạ xuống còn khoảng 30 cm để miếng thịt gần lửa hơn. Thịt phải được trông chừng cẩn thận để giữ khoảng cách đúng với lửa. Khi thịt đã se lại và chảy mỡ, người ta mới hạ thấp đòn xuống gần lửa hơn nữa để miếng thịt có màu vàng hấp dẫn. Bì thịt phải giòn, phồng lên, dùng xiên tre đâm lỗ ở bì tới khi nổ lốp đốp là được. Thịt còn được phết thêm một lớp mật ong để món ăn bắt mắt, khi chín có mùi vị đậm đà hơn. Quá trình quay một miếng thịt có thể lên tới 6 tiếng.
Thịt quay đòn xuất hiện trong mâm cơm truyền thống của người Đường Lâm nói riêng và người xứ Đoài nói chung, chấm cùng nước tương đặc sản. Ảnh: @mamiimam.t/Instagram
Mùi thơm của thịt quay đòn gánh thơm lừng và lan toả khắp các con phố của làng cổ Đường Lâm mỗi phiên chợ sáng khiến du khách đến thăm làng khó có thể cưỡng lại. Khi ăn, phần bì ít mỡ giòn tan, vàng ươm và thơm lừng, vị lạ lạ, đặc trưng của lá ổi. Miếng thịt ngọt, thơm mùi mật ong và húng lìu, chấm cùng nước tương đặc sản của Đường Lâm, ăn mãi không ngấy. Ngoài thịt quay đòn gánh, du khách đến làng cổ này còn có thể thử thêm các món quà quê như bánh tẻ, chè lam, kẹo dồi, gà mía...
Nhà giàu săn lùng gà 'thái giám' đắt đỏ làm quà biếu Tết Một con gà "thái giám" đạt chuẩn có giá khoảng từ 900.000 - 1.600.000 đồng, tuy đắt nhưng đặc sản này lại rất hút khách. Gà mía được coi là đặc sản của làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Đặc biệt hơn cả là những con gà trống thiến thuộc giống gà mía - được gọi vui là gà "thái giám"...