Thịt lợn không thể thiếu trong bữa ăn nhưng những người sau không nên ăn nhiều
Nếu ăn quá nhiều thịt lợn sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc má.u nhiễm mỡ.
Theo các bác sĩ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thịt lợn có đủ các thành phần dinh dưỡng, nó là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Thịt lợn rất dễ ăn và tần suất ăn nhiều nhưng không chán so với các loại thịt khác. Thịt lợn dễ chế biến, chế biến được nhiều món ăn từ luộc, rang, chiên, nướng, kho…phù hợp với mọi lứa tuổ.i từ tr.ẻ e.m đến người già, vì vậy thịt lợn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của từng người, từng gia đình.
(Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những người sau không nên ăn quá nhiều thịt lợn.
1. Người béo phì
Thịt lợn có hai loại chính là thịt nạc và thịt mỡ. Trong đó, thịt mỡ chứa nhiều chất béo và ít protein. Ăn quá nhiều thịt mỡ có thể gây béo phì và tăng nguy cơ má.u nhiễm mỡ.
2. Người bị tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh lý về đường tiêu hóa, cần kiêng cữ trong ăn uống để hỗ trợ điều trị. Người bị tiêu chảy nên tránh thịt mỡ vì chất béo sẽ khiến dạ dày khó tiêu, làm bệnh lâu hồi phục.
3. Người mắc bệnh gout
Bệnh gout liên quan đến rối loạn chuyển hóa, do đó cần hạn chế đạm. Người bệnh vẫn có thể ăn đạm động vật nhưng không nên ăn quá 100g thịt lợn/ngày. Việc ăn nhiều đạm sẽ làm tăng axit uric trong má.u, dẫn đến lắng đọng urat gây viêm khớp và có thể biến dạng khớp về lâu dài.
Video đang HOT
4. Người bị má.u nhiễm mỡ cao
Đối với người bị má.u nhiễm mỡ cao, chỉ nên ăn từ 50 – 70g thịt lợn mỗi bữa để tránh tình trạng cholesterol trong má.u tăng cao hơn.
5. Người bị cao huyết áp và bệnh tim mạch
Thịt lợn có hàm lượng đạm cao, nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng cholesterol trong má.u, dễ dẫn đến xơ vữa động mạch, nhồi má.u cơ tim, đột quỵ. Vì vậy, người bị cao huyết áp và bệnh tim mạch nên hạn chế chỉ ăn 50 – 70g mỗi bữa.
6. Người bị sỏi thận
Người bị sỏi thận cần hạn chế đạm để tránh tăng lượng oxalate trong nước tiểu, dễ hình thành sỏi.
Lưu ý sử dụng thịt lợn an toàn:
Dù thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, nên tránh ăn các món sống như tiết canh, thịt tái hay nem chua. Thịt đã nấu chín nên ăn ngay, không để ngoài môi trường thường quá 2 giờ.
Thức ăn còn dư nên đun sôi lại và để nguội trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Không nên cho ngay thức ăn nóng vào tủ vì sẽ gây đọng hơi nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng. Khi sử dụng lại, phải hâm nóng kỹ để tiê.u diệ.t vi khuẩn.
6 tác dụng bất ngờ của tiết luộc, ai cần kiêng?
Món tiết luộc giàu đạm hơn cả thịt lợn, thịt bò, là món ăn giúp bổ má.u, thải độc, dưỡng phổi.
Xin chuyên gia cho biết tiết luộc có tốt không? Những ai không nên dùng loại thực phẩm này? (Kim Ngân - Hoàng Mai, Hà Nội)
Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông Y Hà Nội tư vấn:
Tiết động vật (lợn, gà, vịt) là thực phẩm rẻ nhưng tốt cho sức khỏe nếu biết dùng đúng cách.
Trong 100g tiết lợn có tới 16g đạm, cao hơn thịt bò và thịt lợn. Lượng đạm trong tiết lợn chứa axit amin gần giống trong cơ thể con người, nên rất dễ được hấp thụ và tiêu hóa. Tiết lợn còn chứa lecithin, sắt và một số nguyên tố khác cần thiết cho cơ thể.
Trong Đông y, tiết luộc được ghi nhận có tác dụng cụ thể:
1. Bổ huyết, dưỡng huyết
Tiết luộc có tính mát, vị ngọt, được coi là thực phẩm bổ huyết. Đông y cho rằng, ăn tiết luộc có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu má.u, hỗ trợ tuần hoàn má.u và tăng cường sức khỏe cho những người có tình trạng suy nhược, thiếu má.u, chóng mặt, hoa mắt.
2. Thanh nhiệt, giải độc
Món ăn có khả năng giúp giải độc, đặc biệt là tiết lợn và tiết vịt. Tiết luộc hỗ trợ làm sạch ruột, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, và giảm tình trạng nóng trong. Tiết luộc cũng giúp làm sạch hệ tiêu hóa, hấp thụ các chất độc tích tụ và bài tiết khỏi cơ thể.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Một số nghiên cứu ghi nhận tiết luộc chứa hàm lượng sắt cao, giúp bổ sung sắt cho cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu má.u và tăng cường sản sinh hồng cầu. Đông y cũng cho rằng tiết luộc có tác dụng ổn định huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
4. Cải thiện chức năng phổi
Theo y học cổ truyền, tiết luộc có tác dụng làm sạch phổi và cải thiện chức năng hô hấp, giảm các triệu chứng ho, khạc đờm, hoặc bệnh lý về đường hô hấp.
5. Giảm nguy cơ loãng xương
Trong tiết luộc có chứa canxi, giúp cải thiện sức khỏe xương và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến xương khớp như loãng xương. Đây là một nguồn bổ sung canxi tự nhiên, đặc biệt hữu ích cho người lớn tuổ.i và những người cần tăng cường dưỡng chất cho xương.
6. Hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi
Tiết luộc được coi là món ăn giúp giảm căng thẳng, bổ sung năng lượng và phục hồi sức khỏe tinh thần cho những người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng do công việc hay học tập.
Lưu ý khi ăn tiết:
Bạn nên chọn tiết sạch và tươi. Tiết có màu đỏ tươi, lợn gà mới mổ và địa chỉ mua phải sạch sẽ, rõ ràng, tránh mua phải tiết kém vệ sinh thực phẩm.
Tiết tốt nhưng bạn không nên ăn quá nhiều vì tiết luộc chứa hàm lượng cholesterol khá cao, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao về bệnh tim mạch hoặc mỡ má.u.
Những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc dễ bị tiêu chảy nên hạn chế ăn tiết luộc, vì tính mát của tiết có thể làm cơ thể lạnh hơn và gây khó tiêu.
Tuyệt đối không sử dụng tiết làm món tiết canh. Đây là thực phẩm dễ nhiễm khuẩn có thể gây liên cầu lợn, ngộ độc thực phẩm từ các vi khuẩn khác.
Người gầy có bị má.u nhiễm mỡ? Người có thể trạng gầy ốm vẫn có nguy cơ đối mặt với bệnh má.u nhiễm mỡ nếu lối sinh hoạt kém lành mạnh. Người thuộc độ tuổ.i, giới tính nào cũng có nguy cơ mắc bệnh má.u nhiễm mỡ nếu sinh hoạt không lành mạnh. Ảnh: Freepik. Má.u nhiễm mỡ (thường còn gọi là rối loạn lipid má.u hay mỡ má.u cao)...