Thiếu vắng thiết chế về đạo đức khoa học dẫn đến những phán xét chủ quan
Tiến sĩ Phạm Hiệp: “Muốn đảm bảo ‘liêm chính khoa học’ thì phải có hệ thống pháp lý, các thiết chế, quy định để kiểm soát hoạt động này”.
Trong cuộc trao đổi mới nhất với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Hiệp – Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia nói rằng, nghề làm khoa học là một nghề dựa rất cao vào uy tín, vì vậy, việc phán xét ai đó có đạo đức hay không có đạo đức học thuật cần phải có những đơn vị có thẩm quyền và có tính chính danh.
Bản thân quy trình xem xét ai có đạo đức học thuật hay không cũng phải là một quy trình tuân thủ nguyên tắc đạo đức.
PV: Hiện nay, xếp hạng quốc tế đang là một trong những chiến lược phát triển của một số trường đại học. Thời gian qua, một số trường đại học Việt Nam đã có tên trên một số bảng xếp hạng quốc tế. Cũng từ đây, dư luận xảy ra nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề “ liêm chính khoa học”. Là một nhà khoa học nghiên cứu về giáo dục đại học, theo ông, chúng ta phải hiểu như thế nào về “liêm chính khoa học”?
Tiến sĩ Phạm Hiệp: Liêm chính khoa học hay đạo đức khoa học là một phần không thể thiếu trong các hoạt động nghiên cứu của các trường đại học và các viện nghiên cứu trên toàn thế giới.
Theo Tiến sĩ Phạm Hiệp, đạo đức học thuật trong nghiên cứu khoa học hiện nay đã trở thành một chủ đề nghiên cứu khoa học quan trọng. (Ảnh minh họa: VNU)
Không riêng gì hoạt động trong lĩnh vực khoa học, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có những chuẩn mực đạo đức của ngành nghề đó. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, việc kiểm soát vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức.
Hầu như chưa có một trường đại học nào ở nước ta có bộ phận chuyên trách về vấn đề này, rất ít trường đại học có quy chế về đạo đức học thuật. Ngay cả trong quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hay Luật Giáo dục đại học, những điều khoản, quy định liên quan đến đạo đức học thuật vẫn còn sơ sài, mờ nhạt; cũng rất ít tạp chí khoa học Việt Nam là thành viên của Uỷ ban Đạo đức xuất bản (COPE-Committee on publication ethics).
Trong khi đó, trên thế giới, các trường đại học tại các nước phát triển đều có Ủy ban Đạo đức học thuật, họ cũng có quy định pháp luật, hành lang pháp lý rất rõ ràng, chặt chẽ, đồng thời có những tổ chức nghề nghiệp đặt ra các tiêu chuẩn, trở thành đơn vị trung gian để đứng ra xử lý những vấn đề liên quan đến đạo đức học thuật theo đúng quy trình, đúng nguyên tắc.
Về mặt nghiên cứu, đạo đức học thuật trong nghiên cứu khoa học hiện nay đã trở thành một chủ đề nghiên cứu khoa học quan trọng với những tạp chí chuyên biệt về chủ đề này đã được thành lập như Research Ethics hay Accountability in Research.
PV: Hiện nay, có nhiều trường đại học hợp tác với các nhà nghiên cứu quốc tế để đăng bài và trường đứng tên. Dư luận và cả giới làm khoa học đang có những quan điểm khác nhau về câu chuyện này. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề trên?
Tiến sĩ Phạm Hiệp: Lâu nay chúng ta đã quen với việc các nhà khoa học Việt Nam được các tổ chức nước ngoài hợp tác hoặc thuê để làm việc, làm nghiên cứu. Còn câu chuyện trường đại học hoặc tổ chức khoa học Việt Nam hợp tác, thuê người nước ngoài chưa được nhắc đến nhiều.
Chúng ta cũng thường nghĩ hợp tác là phải đến tận nơi nhưng thực tế, có những tình huống hợp tác từ xa, nhà khoa học không phải đến đơn vị mà mình hợp tác, hoặc họ có thể có những hợp đồng ngắn hạn với các đơn vị khác nhau.
Trong câu chuyện này, một mặt tôi đồng ý đây là một vấn đề cần xem xét cả về mặt đạo đức lẫn các khía cạnh khác như quản trị nhân sự, hiệu quả đầu tư; nhưng mặt khác, từ góc độ cá nhân, chỉ là một người ngoài cuộc và không đủ thông tin, rất khó cho tôi hay bất kỳ cá nhân khác có thể nói rằng quan hệ hợp tác này có thực sự có vấn đề về đạo đức khoa học hay không.
Theo quan điểm của tôi, bất cứ ai nếu không chính danh thì không đủ thẩm quyền để phán xét một ai đó có liêm chính hay không có liêm chính, có đạo đức hay không có đạo đức học thuật.
Nghề làm khoa học là một nghề dựa rất cao vào uy tín, vì vậy, việc phán xét ai đó có đạo đức hay không có đạo đức học thuật cần phải có những đơn vị có thẩm quyền và có tính chính danh. Bản thân quy trình xét xem này cũng phải là một quy trình tuân thủ nguyên tắc đạo đức.
Video đang HOT
Khi chúng ta còn thiếu vắng những quy định pháp luật, thiếu vắng những các thiết chế về mặt đạo đức thì sẽ dễ đẩy những câu chuyện này đi quá xa, “quá tả thành quá hữu”, nếu không cẩn thận sẽ đưa câu chuyện đó đi từ trạng thái cực đoan này sang trạng thái cực đoan khác.
Đặt giả thuyết là có những vấn đề đạo đức khoa học ở một góc độ nào đó, mà quy trình xử lý không chuẩn mực, không đúng nguyên tắc thì vấn đề còn nghiêm trọng hơn.
Điều đáng lo ngại là vì thiếu quy trình, thiếu nguyên tắc mà không đảm bảo tính công bằng cho các bên liên quan, đôi khi chỉ vì bảo vệ quan điểm đạo đức học thuật theo định nghĩa này lại vô tình quy chụp lên một người khiến họ chịu hàm oan, đến lúc được minh oan thì mọi việc đã đi quá xa rồi.
PV: Thưa ông, trong bối cảnh các trường đại học Việt Nam đang đặt mục tiêu, thực hiện chiến lược hoạt động để chinh phục vị trí cao trên các bảng xếp hạng quốc tế, ông có đề xuất gì để đảm bảo vấn đề về đạo đức học thuật, liêm chính học thuật trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học?
Tiến sĩ Phạm Hiệp: Trước tiên, phải nói rằng, xếp hạng quốc tế là sân chơi chung của tất cả các trường đại học trên thế giới, và khi tham gia, chúng ta phải chấp nhận, tôn trọng luật chơi.
Bàn về xếp hạng đại học, một Hiệu trưởng trường đại học ở nước Anh từng có câu nói rất nổi tiếng, đại ý: “Không có bảng xếp hạng nào hoàn hảo, nhưng tôi sẽ rất vui nếu trường của tôi được tăng hạng năm nay”. Câu nói này đã thể hiện rất rõ bản chất của câu chuyện xếp hạng đại học.
Thực tế, ở Việt Nam hiện nay, xếp hạng đại học chưa phải là một vấn đề quá “ nóng”. Còn ở một số quốc gia trên thế giới, từng có lãnh đạo trường đại học bị mất chức vì trường bị tụt hạng. Với một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… xếp hạng đại học còn gắn liền với nguồn lực tài chính mà chính phủ đầu tư cho các trường.
Nói thế để thấy rằng, xếp hạng đại học ở Việt Nam đang là sân chơi của một số trường đại học tốp đầu, nó chưa chi phối, tác động ngược lại đến vấn đề quản trị đại học hay sự đầu tư, hỗ trợ tài chính của nhà nước.
Xếp hạng đại học là cần thiết, tuy nhiên, nếu không khéo sẽ biến nó thành một cuộc chơi không lành mạnh. Hiện nay, có vẻ như Chính phủ vẫn đang còn khá thận trọng với vấn đề xếp hạng: chúng ta chưa có bảng xếp hạng đại học cấp quốc gia và Chính phủ cũng không dùng kết quả xếp hạng để quyết định đầu tư cho các cơ sở giáo dục đại học. Theo tôi, sự thận trọng của Chính phủ nước ta là cần thiết khi văn hóa chất lượng, văn hóa xếp hạng của giáo dục Việt Nam chưa thực sự chín muồi.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ thêm kinh phí cho các trường đại học thứ hạng cao cũng là một xu hướng phát triển trong tương lai dựa theo nguyên lý dựa trên kết quả hoạt động (mà xếp hạng là một phần) có lẽ là điều không để đảo ngược.
Để đảm bảo liêm chính học thuật, đạo đức học thuật, chúng ta phải thực hiện từ những việc nhỏ nhất.
Ví dụ, đạo văn là một lỗi lớn về đạo đức học thuật. Trong quy định về bảo vệ tiến sĩ, vấn đề đạo đức học thuật chưa được quy định cụ thể. Vậy việc đầu tiên cần làm là hồ sơ bảo vệ tiến sĩ phải được kiểm tra đạo văn (bằng phần mềm chuyên dụng như Turnitin, Ithenticate, DoIt …), nếu kết quả kiểm tra dưới ngưỡng tiêu chuẩn quy định thì mới được thông qua.
Tiếp đến, phải có hành lang pháp lý, quy định, thiết chế về đạo đức học thuật và phải có Hội đồng Đạo đức học thuật đứng ra xử lý nếu có cá nhân, tổ chức nào vi phạm. Quy trình xử lý cũng phải đảm bảo những nguyên tắc theo quy định đã được thiết lập.
Cụ thể như Luật Khoa học và Công nghệ và Luật Giáo dục đại học cũng như các văn bản dưới luật phải có quy trình, quy định, thiết chế về đạo đức học thuật, các đơn vị liên quan phải tham gia vào quá trình hội nhập đó. Bên cạnh đó, các tạp chí khoa học ở nước ta cũng cần kế hoạch để được Ủy ban đạo đức học thuật công nhận.
Có hệ thống pháp lý cụ thể, có lộ trình thực hiện rõ ràng, có nhà nước đầu tư và quan tâm thì chỉ trong khoảng 5 -7 năm tới, văn hóa xếp hạng, văn hóa chất lượng cũng như cơ chế đảm bảo đạo đức học thuật sẽ đi vào khuôn khổ và được thực hiện nghiêm túc.
Có hành lang, khung pháp lý về đạo đức học thuật không có nghĩa là sẽ không còn xảy ra những vấn đề liên quan đến đạo đức học thuật. Điều quan trọng là khi có vấn đề thì chúng ta biết được đơn vị xử lý, xử lý theo quy trình, nguyên tắc nào.
Còn như hiện nay, nếu một ai đó cứ tự áp dụng tiêu chí theo cách hiểu của mình, tự cho mình quyền phán xét là sai nguyên tắc.
PV: Thưa ông, hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những khó khăn gì? Chúng ta cần phải làm gì để khuyến khích và hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu, bởi xét đến cùng, những đóng góp khoa học hay vị trí xếp hạng của các nhà khoa học, các trường đại học cũng góp phần nâng vị thế của nền giáo dục quốc gia?
Tiến sĩ Phạm Hiệp: Các nhà khoa học của chúng ta hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, như thiếu nguồn lực, thiếu nghiên cứu viên trẻ tài năng tham gia cùng các nhóm nghiên cứu, trong khi chúng ta cũng chưa xây dựng, định hình rõ nét về văn hóa nghiên cứu.
Việc ban hành các hành lang pháp lý, trong đó có hành lang pháp lý về đạo đức học thuật sẽ là yếu tố thúc đẩy hoạt động nghiên cứu đi đúng hướng và đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, phải có nguồn lực, chính sách, văn hóa đủ tốt để thúc đẩy việc ứng dụng kết quả khoa học vào cuộc sống, bởi đây là hai hoạt động bổ trợ cho nhau.
Thực tế, khoa học Việt Nam cũng đang phát triển từng ngày, chúng ta có thể có một cái nhìn lạc quan khi hoạt động nghiên cứu của chúng ta đang hội nhập và phát triển theo hướng tích cực.
Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Phạm Hiệp!
Phụ huynh hoa mắt, ù tai với những mời chào 'công nghệ 4.0'
Nhiều lời mời chào về các khóa học tiếng Anh, khoa học, toán học và các môn theo công nghệ 4.0 khiến phụ huynh hoa mắt và hoang mang khi tìm khóa học cho con.
Công nghệ, máy móc hỗ trợ hiệu quả việc học các môn công nghệ nhưng không thể thay thế dạy học truyền thống. Trong ảnh: một buổi học lớp toán và lập trình AI của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5, TP.HCM) - Ảnh: NHƯ HÙNG
Công nghệ hiện đại nhưng nếu nội dung chưa đạt, phương pháp chưa chuẩn, cộng thêm người học thiếu tự giác và chưa có cách học đúng thì tình trạng lãng phí dễ xảy ra.
Thầy CHÂU THẾ HỮU
Một số phụ huynh cho con theo các khóa học này đánh giá chưa có nhiều sự khác biệt. Còn các chuyên gia giáo dục, giáo viên cho rằng đây chỉ là gắn "mác".
Đáng đồng tiền bát gạo?!
Chị Đ.T.H. (quận 1, TP.HCM) nhận được lời chào mời từ cuộc gọi bán hàng qua điện thoại, quảng cáo về "tiếng Anh tích hợp theo công nghệ 4.0".
"Bên trung tâm dạy tiếng Anh bằng máy tính bảng, máy thông minh, sau đó đánh giá năng lực bằng trí tuệ nhân tạo để biết được con có điểm mạnh yếu chỗ nào, bồi dưỡng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Khóa học này khác hẳn với khóa học bình thường nên mẹ yên tâm về việc đo chính xác năng lực của con, cũng như đáng đồng tiền bát gạo" - nhân viên quảng cáo tư vấn qua điện thoại với chị Đ.T.H..
Nhân viên này giải thích thêm rằng đây là khóa học mới nổi lên, độc lạ và đang có chương trình giảm giá trong mùa dịch cho học sinh tuổi mầm non đến tiểu học: "Học phí một quý là 6 triệu đồng, đang có chương trình giảm giá còn 5,5 triệu. Phụ huynh có thể cho con học thử để thấy sự khác biệt. Chị nên cho con học sớm để trở thành công dân số 4.0 theo tiêu chí chung như sử dụng công nghệ an toàn, hiệu quả".
Lần đầu nghe tên học tiếng Anh theo công nghệ 4.0, chị Đ.T.H. hoài nghi nên đem thông tin về chương trình trao đổi trong một group các phụ huynh có con tiểu học. Không chỉ chị H., rất nhiều phụ huynh phản hồi về những khóa học "công nghệ 4.0" này.
Chị Lan Nguyễn (quận Bình Thạnh, TP.HCM) kể rằng cháu gái của chị lớp 4, theo học online một trung tâm tại quận Phú Nhuận về các môn khoa học theo công nghệ 4.0.
"Gia đình đăng ký, sau đó bên trung tâm đưa cho con một bài tập kiểm tra, rồi họ điện thoại tư vấn và làm gì đó tôi không biết, nhưng thấy bé học tập bình thường trên máy tính của mẹ. Hỏi ra mới biết đang học theo công nghệ 4.0 "xịn xò", khác với cách học của thầy giáo ở lớp.
Phụ huynh theo dõi con học qua một app với báo cáo tình hình học tập mỗi hôm của con, phân tích và đánh giá được thực hiện bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Nhưng tôi thấy năng lực của cháu chưa chuyển biến" - chị Lan Nguyễn nói.
Tương tự, chị N.T.Y. (quận 1) chia sẻ: "Con tôi có đăng ký, máy móc mọi thứ theo công nghệ 4.0 chỉ là "phụ kiện", con tôi thấy chán và không hứng thú với cách học khoa học, toán học hay các môn khác và xin cho học bình thường như các bạn. Tôi thấy quan trọng vẫn là chất lượng".
Phụ huynh nên cẩn trọng
Trong khi đó, thầy Châu Thế Hữu, giảng viên môn tiếng Anh Trường ĐH Tin học ngoại ngữ TP.HCM, cho rằng việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và học tập là hướng đi đúng, tuy nhiên phải ở mức hợp lý và phát huy tối đa lợi ích cho quá trình tiếp thu kiến thức của người học.
Theo thầy Hữu, để việc ứng dụng này hiệu quả, trước hết cần xét đến nội dung và chất lượng của công nghệ giảng dạy. Quá trình thẩm định thường khá qua loa và độ tin cậy không cao, nhất là khi người thẩm định chưa đặt mình trong bối cảnh người học ở nhiều trình độ và cách thức học khác nhau.
Thứ hai, cần đảm bảo cả người dạy lẫn người học nắm được cách thức vận dụng công nghệ. Thậm chí, nếu tài nguyên mà công nghệ mang lại dồi dào nhưng người sử dụng không biết cách dùng hoặc không có phương pháp hợp lý thì sẽ dễ chán nản và lãng phí thời gian, tiền bạc lẫn công sức.
Thứ ba, người sử dụng công nghệ cần tự ý thức và tự giác trong quá trình học tập của mình. Sự chủ quan và nóng vội có thể khiến cho việc học tập kém hiệu quả, đi kèm với việc tiêu tốn tiền bạc vô ích, dù công nghệ hỗ trợ có thực sự hiện đại đến đâu chăng nữa.
Thứ tư, quan trọng hơn cả là với tính tương tác cao và khả năng giao tiếp qua lại nhanh, khả năng quan sát phản ứng từ ngôn ngữ cơ thể, phương pháp giảng dạy trực tiếp truyền thống vẫn mang hiệu quả vượt trội so với giảng dạy trực tuyến.
Do đó, công nghệ ở thời điểm hiện tại chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ, đồng hành cùng phương pháp giảng dạy truyền thống chứ không thể thay thế hoàn toàn, đặc biệt là quá trình học ngoại ngữ mà trong đó người học cần có người dạy lắng nghe, phân tích các điểm sai sót trong quá trình phát âm, trình bày vấn đề bằng lời nói hay viết lách.
Những môn học khác cũng tương tự, công nghệ chỉ hỗ trợ thôi.
Công nghệ, AI chỉ là bổ trợ
Trong lúc học sinh chưa đến trường vì dịch, học tập vẫn online. Nội dung dạy học không thay đổi, nhưng phương pháp sư phạm phụ thuộc trình độ giáo viên. Dạy học trực tiếp khác dạy online, dạy học phấn trắng bảng đen khác với dạy học bằng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.
Đó là chưa kể tác động phụ của các phương tiện điện tử: não bộ xử lý chậm hơn, ánh sáng thiết bị điện tử ảnh hưởng mắt... Nhưng bài toán con người vẫn là quan trọng nhất. Còn thiết bị công nghệ, AI chỉ là công cụ bổ trợ thêm thôi.
Việc gắn những từ to tát như công nghệ 4.0 chỉ là gắn "mác" để thu học phí cao hơn cách học bình thường. Quyết định việc con học tập hiệu quả không phải máy móc công nghệ là đầu tiên, mà là con hứng khởi, con thích và có động lực.
(Một chuyên viên tiếng Anh, Sở GD-ĐT TP.HCM)
Tự chủ đại học và các bài toán cần lời giải Từ ngày 8 đến 13/11, Quốc hội sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, PGS,TS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời phỏng vấn của Báo Nhân Dân về nhiều vấn đề mà cử...