Thiếu tương tác, doanh nghiệp lẫn cơ sở dạy nghề đều gặp khó
Cả nước có 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chỉ 10% doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là quá ít, điều này khiến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp lẫn doanh nghiệp đều gặp khó.
Đại diện Tập đoàn VinGroup chia sẻ về nhu cầu tuyển dụng của tập đoàn – Ảnh: THANH TÚ
Ngày 6-4, tại Tiền Giang, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị đánh giá công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và giải quyết việc làm năm 2017.
Hội nghị được diễn ra trong bối cảnh một năm sau khi loại hình giáo dục nghề nghiệp được thống nhất quản lý nhà nước.
Nhiều vướng mắc trong đào tạo nghề
Tổng cục giáo dục nghề nghiệp cho biết năm 2017 cả nước tuyển sinh được 2.204.400 người. Trong đó, trình độ cao đẳng là 230.400 sinh viên. Đa số các học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng ngành, nghề đào tạo và có thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, do năm 2017 là năm đầu tiên triển khai tuyển sinh và đào tạo theo qui định của Luật giáo dục nghề nghiệp nên nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn lúng túng, vướng mắc như việc xét đối tượng vào học cao đẳng qua kỳ thi đại học, chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng thực hành, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên gặp khó, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp còn cồng kềnh, chồng chéo trùng lắp ngành nghề đào tạo…
Đặc biệt, việc gắn kết tuyển sinh, tổ chức đào tạo với thị trường lao động, việc làm với các doanh nghiệp dù được xem là tiêu chí của các trường nghề nhưng số trường thực hiện tốt phần việc này không nhiều.
Video đang HOT
Điều này ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm và thu nhập của học sinh, sinh viên sau khi ra trường, các doanh nghiệp tiếp nhận phải đào tạo thêm hoặc đào tạo lại mất thời gian và công sức.
Trong khi đó một số doanh nghiệp có nhu cầu về việc làm, sẵn sàng đặt hàng đào tạo lao động với số lượng lớn thì không có nhiều trường đáp ứng như Tập đoàn VinGroup cần 35.000 lao động và khoảng 6.000 nhân viên làm việc ở 42 nhóm ngành nghề.
Theo chia sẻ của đại diện tập đoàn, họ sẵn sàng tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên các trường nghề vừa học vừa thực tập tại các cơ sở của VinGroup nhưng vẫn chưa có trường nào đáp ứng.
Các doanh nghiệp trong Hiệp hội mỹ nghệ, chế biến gỗ TP.HCM, nơi doanh số mỗi năm đạt tới 8 tỉ USD, cũng cho biết họ đang cần khoảng 300.000 lao động đã qua đào tạo và đến năm 2025 là 400.000 lao động.
Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ lao động qua đào tạo tại các doanh nghiệp trong khối này chỉ đạt 2-3%. Gần như toàn bộ số lao động trong lĩnh vực này đều do doanh nghiệp tự đào tạo từ nguồn lao động phổ thông.
Cần chính sách thu hút học viên nghề
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, hiệu phó trường Cao đẳng nghề An Giang phát biểu tại Hội nghị – Ảnh: THANH TÚ
Ông Nguyễn Văn Lâm, phó GĐ Sở LĐ-TB&XH Tiền Giang, đánh giá mất cân đối ngành nghề đang là vấn đề nan giải ở các trường. Hiện nhiều trường nghề rơi vào tình cảnh ngành không tuyển được trong khi ngành xã hội cần thì đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất không đáp ứng. Do đó, cần có chính sách khuyến khích, thu hút ngành tuyển sinh xã hội có nhu cầu.
Còn ông Châu Hồng Thái, phó GĐ Sở LĐ-TB&XH TP cần Thơ, thì cho rằng tính tương tác giữa đạo tào nghề và sử dụng lao động giữa các trường và doanh nghiệp thời gian qua chưa cao.
“Xưa nay chưa nghe doanh nghiệp nào đưa ra yêu cầu đào tạo như thế nào, song khi phát biểu trước báo chí, họ nói chung chung là sinh viên chưa đáp ứng nhu cầu khiến cho dư luận hoang mang. Nhìn nhận vấn đề một chiều như vậy phần nào gây khó khăn cho công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường nghề”, ông Thái nói.
Ông Nguyễn Hồng Minh, tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, cũng thừa nhận tính tương tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề, trường nghề còn yếu.
Hiện cả nước có 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chỉ có 10% doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (nói chung) là quá ít.
Tới đây, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, đẩy mạnh đối tượng tuyển sinh, không chỉ dựa vào đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS hoặc THPT mà sẽ tổ chức tuyển sinh dạy nghề trong các đối tượng lao động phổ thông đang làm việc trong các doanh nghiệp.
Việc này sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thêm học sinh, các doanh nghiệp có thêm đối tượng lao động đã qua đào tạo với chất lượng cao hơn.
THANH TÚ
Theo tuoitre.vn
40 năm thành lập trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình: Cần biến tiềm năng thành hiện thực
Quảng Bình là một tỉnh có rất nhiều thế mạnh về du lịch chính vì vậy tỉnh cần một nguồn nhân lực cực lớn phục vụ. Vì vậy, trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình cần biến tiềm năng của mình thành hiện thực đào tạo cho tỉnh nguồn nhân lực có chất lượng nhất...
Ông Nguyễn Hữu Hoài, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao bằng khen của tỉnh cho lãnh đạo trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình nhân kỷ niệm 40 năm thành lập trường.
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Hữu Hoài, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình.
Với bề dày thành tích trong 40 năm xây dựng và phát triển của trường Trung cấp Kinh tế với vai trò của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của tỉnh, chuyên đào tạo về lĩnh vực kinh tế, kế toán-tài chính và có những đóng góp không nhỏ trong việc cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo cho tỉnh và các vùng lân cận.
Những năm gần đây, nhà trường đã tích cực, chủ động thực hiện đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện các hoạt động, từng bước vượt qua khó khăn, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội; nhất là trong lĩnh vực đào tạo nghề du lịch-dịch vụ, với mục tiêu trở thành nơi cung ứng chủ yếu nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành du lịch của tỉnh.
Tiềm năng về thiên nhiên của Quảng Bình là rất lớn, tương lai không xa Quảng Bình sẽ trở thành một trung tâm du lịch của cả nước và Đông Nam Á. Để biến tiềm năng thành hiện thực, yếu tố con người có ý nghĩa quyết định, do đó tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường cần bám sát chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng, hiệu quả... ông Nguyễn Hữu Hoài nhắn nhủ.
Ghi nhận những những thành tích trong 40 năm xây dựng và phát triển, Trường trung cấp Kinh tế Quảng Bình đã được Đảng, Nhà nước nhiều lần tặng thưởng các danh hiệu cao quý, trong đó đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, trường đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh nhà.
Vĩnh Quý
Theo giaoducthoidai.vn
Hút người học bằng thương hiệu Giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động đang ngày càng trở nên gắn kết với nhau, khi hàng loạt các nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, thu hút nhân lực có trình độ, kỹ năng cao. (Ảnh minh họa) Điều này đặt ra thách thức cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải nỗ lực chuyển...