Thiếu trang thiết bị dạy học tại vùng cao: Thầy cô tìm cách khắc phục
Năm học mới, một số cơ sở giáo dục tại Sơn La đã bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh, nguồn kinh phí hạn chế, để đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học thì vẫn còn nhiều khó khăn.
Góc đồ chơi do cô giáo trường Mầm non Chiềng Ban thực hiện. Ảnh NTCC.
Thực tế chưa đáp ứng nhu cầu
Năm học 2021-2022, Trường Mầm non Chiềng Ban (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn) có 19 lớp, với 544 học sinh ở 3 điểm trường. Trong đó, có gần 250 em học tại điểm lẻ (Thống Nhất, Ban Hai).
Cô Phùng Thị Hiền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Đơn vị chỉ có 3 chiếc máy chiếu (1 chiếc hỏng); 1 chiếc đàn organ. Như vậy, chưa thể đáp ứng được một số hoạt động dạy và học”.
Theo cô Hiền, năm học này nhà trường đã trang bị thêm hơn 50 bộ bàn ghế cho học sinh 5 tuổi khu trung tâm, thay thế những bàn ghế bị hư hỏng. Nhưng vì tình hình dịch bệnh, nguồn kinh phí hạn hẹp nên không bổ sung được trang thiết bị dạy học cho tất cả các lớp.
Theo cô Bùi Thị Trang, giáo viên lớp mẫu giáo 5 tuổi, Phòng GD&ĐT huyện và nhà trường đã quan tâm và ưu tiên cho việc bổ sung trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cô và trò. Cơ bản mới chỉ đảm bảo trang thiết bị dạy học ở các lớp, còn những thiết bị theo hướng hiện đại, như đàn, mic trợ giảng, máy chiếu… thì vẫn thiếu.
Tại Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ (huyện Mai Sơn), theo cô Trần Thị Nga, hiệu trưởng nhà trường thì với sự thiếu hụt về kinh phí, việc đầu tư bổ sung thiết bị dạy học được ưu tiên cho các khối lớp triển khai chương trình sách giáo khoa mới. Hệ thống máy chiếu cũng được ưu tiên lắp đặt cho khối THCS do phải sử dụng nhiều, riêng tiểu học chỉ lớp 1 được bổ sung.
“Theo chương trình học mới, chúng tôi cần bổ sung thêm máy chiều, tivi cho học sinh lớp 2. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách. Trước mắt, nhà trường ưu tiên những trang thiết bị cần thiết để mua sắm trước. Hiện trường còn một máy chiếu di động để các thầy cô linh hoạt sử dụng” – cô Nga cho hay.
Video đang HOT
Thầy Điêu Chính Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Tà Hộc (huyện Mai Sơn) cho biết, đơn vị vẫn vừa giảng dạy, vừa khắc phục thiết hụt về trang thiết bị dạy học.
“Hiện tại, trường đã trang bị cho mỗi khu lẻ một ti vi. Về máy chiếu, ở điểm trường trung tâm khối THCS có 8 chiếc, tiểu học có 3 chiếc. Để đáp ứng nhu cầu dạy học mỗi lớp một máy là rất khó, vì nguồn ngân sách có hạn” – thầy Quỳnh chia sẻ.
Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tại trường Mầm non Chiềng Ban. Ảnh NVCC.
Tận dụng thiết bị sẵn có
Trong điều kiện khó khăn, việc tận dụng, phát huy tối đa công năng của thiết bị sẵn có và chủ động sáng tạo ra nhiều loại đồ dùng dạy học phù hợp để phục vụ công tác giảng dạy là giải pháp mà nhiều trường học và giáo viên vùng cao Sơn La đang triển khai thực hiện.
Theo cô Phùng Thị Hiền thì do đặc thù của giáo dục mầm non “vui chơi là hoạt động chủ đạo”, nên giáo viên nhà trường được khuyến khích dạy học theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”.
“Nhận thức của trẻ mầm non là tư duy trực quan, nên đồ dùng, đồ chơi chiếm vị trí quan trọng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Chính vì vậy, nhà trường đã tổ chức nhiều hội thi, xây dựng kế hoạch chỉ đạo, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học, nhằm khác phục phần nào sự thiếu hụt” – cô Hiền chia sẻ.
Là một trong những giáo viên tích cực trong việc sáng tạo đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, cô giáo Trang cho biết, giáo viên nhà trường thường tranh thủ thời gian nghỉ để thiết kế, sáng tạo ra nhiều sản phẩm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Phần lớn nguyên liệu đều được tận dụng từ những đồ dùng, vật dụng sẵn có tại địa phương nên tiết kiệm được kinh phí.
“Riêng đối với những nội dung giảng dạy về âm nhạc, cần đến các thiết bị hiện đại mà nhà trường chưa có thì giáo viên chúng tôi khắc phục tạm bằng cách tải nhạc về máy tính cá nhân và cho học sinh hát theo” – cô Trang nói.
Cô Trần Thị Hằng, giáo viên môn Hoá học tại Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ thì do đặc thù thiết bị, đồ dùng môn học không thể tự thiết kế như cấp mầm non, nên để khắc phục tình trạng này cô phải linh hoạt “cân đối” bằng nhiều cách.
“Tôi chia lớp từ 4 nhóm thành 3 nhóm. Khi không đủ dụng cụ để dạy 2 tiết cùng học thực hành, giáo viên sẽ tự phân chia dạy cách nhau, sau khi dạy xong lớp này thì vệ sinh sạch sẽ để lớp sau sử dụng. Còn một số dụng cụ thí nghiệm đã hỏng chưa bổ sung được thì tôi sử dụng máy chiếu để cho học sinh xem. Ví dụ như thí nghiệm điện phân nước chẳng hạn” – cô Hằng cho hay.
Tại Trường Tiểu học và THCS Tà Hộc, phương châm “Đồ dùng có đến đâu dùng đến đó” được quán triệt và đồng bộ triển khai với mỗi giáo viên nhà trường. Thầy Điêu Chính Quỳnh cho biết: Năm học này, do học sinh lớp 2 học theo chương trình mới nên được ưu tiên bổ sung thêm bảng để phục vụ dạy học. Còn lại giáo viên sẽ tự linh động, cân đối lẫn nhau để tận dụng tối đa các thiết bị sẵn có, phục vụ công tác giảng dạy.
Chuyển đổi số trong xây dựng danh mục thiết bị dạy học tối thiểu
Thực hiện chủ trương ứng dụng CNTT, chuyển đổi số ngành GD nói chung và thiết bị dạy học nói riêng, Bộ GD&ĐT có cách tiếp cận mới trong xây dựng danh mục thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ Chương trình GDPT 2018.
Ông Phạm Hùng Anh (Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất - Bộ GD&ĐT) trong hội thảo góp ý các dự thảo thông tư ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6. Ảnh: An Nhiên
Chuyển đổi số trong xây dựng danh mục thiết bị dạy học tối thiểu: Lợi ích trước mắt và lâu dài
Thiết bị và đồ dùng dạy học là một thành tố không thể thiếu trong quá trình dạy và học, là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy và học, bởi nó là phương tiện minh họa kiến thức, nâng cao năng lực tư duy và rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh.
Tuy nhiên, thực tế quá trình dạy và học cho thấy, TBDH trong các cơ sở giáo dục hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra, quá trình sử dụng còn gây nhiều khó khăn cho giáo viên. Ở nhiều cơ sở giáo dục hiện nay, các trang thiết bị dạy học (như tranh ảnh, bản đồ giấy, giáo cụ trực quan...) chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học. Ngoài ra còn nhanh hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí, các thiết bị dạy học cũ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới về hình thức và nội dung, cũng như tìm hiểu, cập nhật thông tin liên tục của giáo viên và học sinh trong thời đại 4.0.
Để khắc phục tình trạng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019, thông tư 43/2020/TT-BGDĐT và 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 quy định danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
Bên cạnh sự kế thừa những trang thiết bị dạy học truyền thống để phục vụ cho chương trình GDPT 2018, trong danh mục thiết bị dạy học lớp 2 và đặc biệt là lớp 6 đã có những sự thay đổi lớn, bổ sung quan trọng như lược bỏ hầu hết các tranh ảnh giấy, khuyến khích sử dụng tranh ảnh điện tử, bổ sung thêm các học liệu điện tử, các video, clip theo các chủ đề dạy học, và đặc biệt đã bổ sung các thiết bị dạy học hiện đại như bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên, phần mềm mô phỏng, qua đó tạo nền tảng cho việc áp dụng các phương pháp giáo dục mới.
Không chỉ có các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, các môn khoa học xã hội cũng được chú trọng bổ sung thêm các học liệu điện tử như video, bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên (dành cho môn Lịch sử, Địa lý), phần mềm mô phỏng (môn Địa lý).
Theo quy định tại thông tư, các bộ học liệu điện tử không chỉ yêu cầu đáp ứng đầy đủ về mặt nội dung theo yêu cầu của chương trình 2018 (bài giảng, học liệu, câu hỏi bài tập, đề kiểm tra...) mà còn đưa ra những yêu cầu rất chi tiết về mặt kĩ thuật (như sử dụng trong môi trường không có kết nối intenet), tính năng đa dạng, đáp ứng những yêu cầu về mặt chuyên môn của giáo viên.
Ông Phạm Hùng Anh, Cục Trưởng cục Cơ Sở Vật Chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết : "Thực hiện chủ trương ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của ngành giáo dục nói chung và thiết bị dạy học nói riêng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những định hướng mới, cách tiếp cận mới trong việc xây dựng danh mục thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ Chương trình GDPT 2018 , trong đó có một số điểm lưu ý như sau: Sắp xếp lại hệ thống TBDH theo phòng học bộ môn; khuyến khích sử dụng tranh ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng; đưa thêm những học liệu điện tử, các video, clip theo các chủ đề dạy học; bổ sung một số thiết bị hiện đại, tạo nền tảng cho việc áp dụng các phương pháp GD mới (STEM, định hướng GD nghề nghiệp...).
Bên cạnh đó, việc xây dựng danh mục thiết bị tối thiểu theo hướng tiếp cận CNTT cũng giúp giáo viên sử có thêm các phương tiện dạy học hiệu quả, giúp việc sử dụng thuận lợi hơn, tạo hứng thú cho học sinh. Vì vậy, việc trang bị các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của ngành giáo dục nói chung."
Thiết bị dạy học mới đáp ứng yêu cầu của chương trình môn học
Việc bổ sung các trang thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp với Chương trình GDPT, thuận tiện và dễ sử dụng đã được nhiều giáo viên đón nhận tích cực.
Cô Trương Thị Phương, giáo viên môn Lịch sử, trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: " Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên môn Lịch sử 6 có hệ thống học liệu (tranh ảnh điện tử, video/clip,câu hỏi bài tập, đề kiểm tra...) theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 rất phong phú và đa dạng, bên cạnh đó các tính năng hỗ trợ soạn, giảng rất dễ dàng sử dụng, đặc biệt là tính năng sử dụng trong môi trường không có kết nối internet. Việc ứng dụng Bộ học liệu điện tử như thế này có vai trò rất quan trọng trong việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức nhanh và dễ hiểu, tạo hứng thú học tập cho học sinh; cung cấp kiến thức cho học sinh một cách chính xác, trực quan, sinh động. Qua đó, nâng cao được chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực".
Cô Trần Thị Thu Hiền, Giáo viên môn Tiếng Anh trường THCS Giảng Võ, Hà Nội chia sẻ: " Ngoài đẩy mạnh ứng dụng CNTT theo xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc cung cấp trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại là rất cần thiết. Bởi, việc này đáp ứng nhu cầu dạy học của từng môn học gắn lý thuyết với thực hành. Các học liệu điện tử (bài giảng, video, hình ảnh) trong Bộ học liệu điện tử phù hợp về nội dung, hình thức đẹp, âm thanh và video phong phú. Đặc biệt là các video có sử dụng phát âm bản xứ, từ đó thể hiện sự chính xác về phát âm."
ể thiết bị dạy học thực sự phát huy hiệu quả trong đổi mới phương pháp dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, các địa phương cũng cần phải hiểu đúng, mua đủ, đảm bảo chất lượng trong việc mua sắm trang thiết bị dạy học.
Ông Phạm Hùng Anh, Cục Trưởng cục Cơ Sở Vật Chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) lưu ý: " Để chủ động mua sắm TBDH lớp 2, lớp 6 trong thời gian tới, các địa phương cần căn cứ vào quy định TBDH lớp 2, lớp 6 của Bộ GD&ĐT để tổ chức rà soát hiện trạng TBDH tại các nhà trường, để từ đó xây dựng được kế hoạch và nhu cầu cần mua sắm bổ sung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện, đảm bảo thời gian và thiết bị về đến trường trước khai giảng năm học (hoặc trước khi thực hiện chương trình mới), đảm bảo chất lượng , tránh mua phải các thiết bị không đáp ứng yêu cầu của danh mục, kém chất lượng".
Đẩy nhanh mua sắm thiết bị dạy học lớp 2, lớp 6 Ngay sau khi các bộ sách lớp 2, lớp 6 được thành phố chính thức lựa chọn, các đơn vị, trường học Hà Nội bắt tay vào rà soát, đề xuất mua sắm trang thiết bị dạy học. Mua sắm trang thiết bị phù hợp với thực tế dạy học. Để thiết bị không chạy theo sách Rút kinh nghiệm việc triển khai...