Thiếu phòng, học sinh lớp 1 phải học sáng thứ bảy
Do thiếu phòng học nên nhiều trường tiểu học tại TP.Phan Rang-Tháp Chàm ( Ninh Thuận) phải bố trí học sinh (HS) khối lớp 1 học vào sáng thứ bảy hằng tuần để theo kịp chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2020 – 2021.
Nhiều trường tiểu học ở Ninh Thuận phải bố trí học sinh khối lớp 1 học vào buổi sáng thứ bảy hằng tuần – ẢNH: THIỆN NHÂN
Bà Nguyễn Thị Khuyên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phủ Hà 2, TP.Phan Rang-Tháp Chàm, cho biết hiện cơ sở vật chất của trường đang thiếu nghiêm trọng. Toàn trường có 18 phòng học nhưng có đến 36 lớp/1.435 HS; trong đó khối 1 có 7 lớp.
Theo bà Khuyên, do thiếu phòng học nên nhà trường không thể bố trí cho HS khối lớp 1 học ngày 2 buổi theo đúng chương trình mới của Bộ GD-ĐT đề ra. “Để đảm bảo theo đúng chương trình, ngoài việc bố trí cho HS khối 1 học đến 5 tiết/buổi, nhà trường phải bố trí cho các em học vào sáng thứ bảy hằng tuần”, bà Khuyên nói và cho biết ngay đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến và được sự đồng thuận cao của giáo viên, phụ huynh HS.
Ông Lê Bá Phương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Thuận, cho biết đây là tình trạng chung của rất nhiều trường học trên địa bàn tỉnh khi áp dụng chương trình giáo dục mới. Theo ông Phương, toàn tỉnh hiện có 219 cơ sở giáo dục phổ thông với gần 120.000 HS, tăng 3.374 HS so với năm học trước; riêng khối lớp 1 có gần 500 lớp với khoảng 13.000 HS.
Ông Phương cho rằng để đáp ứng nhu cầu dạy và học theo quy định của chương trình giáo dục mới, cần phải có 2.138 phòng học, nhưng hiện nay mới chỉ có 1.871 phòng, đáp ứng hơn 87% so với nhu cầu (mỗi lớp 1 phòng). Do thiếu phòng học, nhiều trường phải bố trí HS các lớp học 2 ca/ngày nên không còn phòng trống để bố trí dạy 2 buổi/ngày cho khối lớp 1.
Ban hành tài liệu giáo dục địa phương cho lớp 1
Ngày 1.10, theo Văn phòng UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh này, đã ký quyết định ban hành Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Định – Lớp 1 sử dụng trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn.
Video đang HOT
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Định – Lớp 1 có 40 trang, gồm 3 chủ đề. Trong đó, chủ đề 1 là Lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử; phong tục, tập quán với 4 bài học, gồm: Hát ru, Trang phục truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định, Lễ hội chợ Gò, Bảo tàng Quang Trung. Chủ đề 2 là Cảnh quan thiên nhiên và làng nghề truyền thống, có 2 bài học gồm: Làng bánh tráng Trường Cửu, Bãi tắm Hoàng hậu. Chủ đề 3 là Giáo dục đạo đức, lối sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật, bảo vệ môi trường tự nhiên. Hoàng Trọng
Cần Thơ "vượt khó" triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới
Bên cạnh những khó khăn, các trường vẫn đang tích cực có giải pháp để hoàn thành "Chương trình Giáo dục phổ thông mới" đúng tiến độ, hiệu quả.
Năm học 2020 - 2021, "Chương trình Giáo dục phổ thông mới" bắt đầu được triển khai thực hiện đối với lớp 1. Dù còn nhiều khó khăn về kinh phí và cơ sở vật chất, nhưng ngành giáo dục thành phố Cần Thơ vẫn triển khai để kịp khai giảng năm học mới.
Các trường vẫn còn phòng học và thiếu giáo viên dạy bộ môn như: Tiếng Anh, Vi tính...
Báo cáo của Sở GD&ĐT Cần Thơ, việc triển khai đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang thực hiện theo đúng lộ trình của Bộ GD&ĐT, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình, điều kiện của thành phố. Cụ thể, các trường tiểu học đã hoàn thành lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong năm học 2020-2021, 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học này được tập huấn trước năm học mới.
Mặc dù đạt được một số kết quả khả quan, nhưng ngành giáo dục vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo còn khá cao; một số vùng nông thôn chưa đáp ứng cho học sinh học 2 buổi/ ngày do cơ sở vật chất còn thiếu chưa đủ phòng học (theo thống kê từ nay đến 2025, thành phố còn thiếu gần 400 phòng học phục vụ cho 2 buổi trên ngày), kinh phí mua sắm trang thiết bị còn nhiều khó khăn...
Học sinh quận Bình Thủy - Cần Thơ trong buổi học học nhạc.
Ông Vương Công Khanh, Phó Chủ tịch UBND quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ cho biết: "Quận muốn đưa vào chương trình đầu tư công trung hạn thì không được tại cơ sở vật chất không thể đưa vào sườn xây dựng cơ bản được. Nếu không chuẩn bị, có lộ trình rõ ràng, năm sau mình cũng góp nhặt từ nguồn kinh phí cấp dư...thì rất khó. Tôi cũng kiến nghị Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư cần có chỉ đạo hướng dẫn chung để tất cả các quận, huyện có dự toán, có nguồn chính thức kéo dài đến năm 2025".
Học sinh Trường tiểu học Bình Thủy, quận Bình Thủy, Cần Thơ, với buổi học ngoại khóa tìm hiểu nông nghiệp.
Theo ông Nguyễn Văn Sang, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ: Huyện hiện có 39 trường từ cấp học mầm non đến THPT, năm học mới 2020 - 2021, dù địa phương đảm bảo được 100% phòng học để giảng dạy 2 buổi/ ngày cho học sinh lớp 1, nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế.
Hoạt động ngoài trời tạo hiệu ứng tốt trong dạy và học tại Cần Thơ.
"Dạy 2 buổi/ ngày đối với các trường tiểu học thì phòng học đủ, nhưng phòng bộ môn còn thiếu, ví dụ như phòng tin học, phòng tiếng Anh. Chúng tôi cũng thiếu giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh, thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 hiện tại cũng chưa được trang bị đầy đủ", ông Sang nói.
Về nguồn, thăm di tích lịch sử là một hoạt động nằm trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới tại Cần Thơ.
Là quận trung tâm, những năm qua, Ninh Kiều đã tích cực chuẩn bị và đến nay cơ bản hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, đội ngũ cán bộ giáo viên phục vụ Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Bà Lâm Thanh Liễu, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ninh Kiều cho biết: Bên cạnh những khó khăn còn tồn tại, các trường vẫn đang tích cực đề xuất giải pháp để hoàn thành Chương trình đúng tiến độ, hiệu quả.
Vẽ tranh, Làm bánh dân gian luôn thu hút các em đăng ký học trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới tại Cần Thơ.
"Về phía thành phố, chúng tôi cũng đề nghị xem xét cấp thêm kinh phí để mua sắm bổ sung, thay thế bàn ghế học sinh, mua máy vi tính phục vụ giảng dạy bộ môn, trang bị máy chiếu, ti vi. Về biên chế giáo viên, tỷ lệ 1,5 giáo viên/ lớp đối với trường tiểu học khi tổ chức dạy 2 buổi/ ngày như hiện nay là không đủ, nên chúng tôi đề xuất bổ sung biên chế giáo viên cho các trường theo định biên", bà Liễu cho hay.
Thành phố Cần Thơ hiện có 327/455 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt gần 72% (trong đó cấp tiểu học có 141/176 trường). Tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày đạt gần 87%.
Theo bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ: Qua việc chuẩn bị điều kiện thực hiện Chương trình trong 5 năm, Sở đã tham mưu cho UBND thành phố đề án đảm bảo cơ sở vật chất. Đề án này dựa trên những đợt khảo sát trực tiếp tại các địa phương, thông qua đó đề xuất biện pháp phối hợp với các sở, ngành có liên quan như: tài chính, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường...để nhanh chóng giải quyết phòng học, thiết bị còn thiếu.
Hoạt động thể dục thể thao cũng được học sinh quan tâm trong việc lựa chọn môn học ngoại khóa.
"Đề án mà Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND thành phố, chúng tôi có tính luôn dự báo phát triển cho 5 năm tới theo cách tăng dân số cơ học. Để làm sao trong 5 năm tới, việc tăng dân số theo đặc điểm của thành phố Cần Thơ vẫn đảm bảo được việc thực hiện Chương trình, đó là đảm bảo học 2 buổi/ngày, giáo viên phải đúng định mức cho từng cấp học. Chúng tôi cố gắng thực hiện đúng quan điểm của Chính phủ là "có học sinh là phải đảm bảo đủ giáo viên", bà Thắm khẳng định.
Khó khăn là điều không tránh khỏi khi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, song với nỗ lực không ngừng cùng sự chuẩn bị chu đáo, mạng lưới trường lớp trên địa bàn Cần Thơ sẽ ngày càng phân bổ phù hợp; cơ sở vật chất từng bước được cải thiện, các phòng học đảm bảo tiêu chí sáng, xanh, sạch, đẹp an toàn, từng bước thực hiện hiệu quả chương trình sách giáo khoa, Giáo dục phổ thông mới./.
'Chương trình mới không ép học tiếng Việt nhanh' Ngày 2/10, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, trả lời VnExpress sau bức xúc của phụ huynh về chương trình lớp 1. - Sau gần một tháng học sinh lớp 1 học chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều phụ huynh than phiền chương trình quá "nặng", gây căng thẳng cho học sinh. Là...