Thiếu nữ 17 tuổi vô tình bị đạn súng hơi bắn trúng cổ
Cô gái trẻ đang làm nương thì vô tình bị đạn lạc. Viên đạn súng hơi bắn chim bắn trúng cổ nạn nhân dẫn đến vỡ đốt sống cổ phải.
Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Yên Bái mới đây tiếp nhận một bệnh nhân nữ 17 tuổi, ở Nậm Khắt, Mù Cang Chải bị vết thương ở cổ do hỏa khí. Bệnh nhân bị đạn súng hơi dùng để bắn chim bắn trúng cổ.
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy tình trạng ở vùng cổ phải của bệnh nhân có vết thương đường kính khoảng 0,5 cm, bờ mép dập nát, đã cầm máu. Bệnh nhân đau cổ nuốt vướng, tê cánh tay xuống vai phải. Kết quả chụp X-quang thấy có hình ảnh dị vật cản quang ngang C7 bên F, vùng cổ phát hiện vỡ đốt sống cổ phải.
Video đang HOT
Bệnh nhân được chẩn đoán có vết thương dị vật qua da do hỏa khí. Các bác sĩ cùng ekip đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Dị vật được lấy ra là 1 viên đạn chì giống như đạn súng hơi để bắn chim, kích thước 0,4cm. Ca phẫu thuật khó khăn do đường đi của của viên đạn khá sâu và hiểm trở. Ca mổ kéo dài hơn một giờ.
Sau một tuần điều trị bệnh nhân ổn định, tiến triển tốt và đã được xuất viện.
BSCKI Hoàng Ngọc Trinh, Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình, khuyến cáo với những trường hợp bị vết thương hỏa khí ưu tiên trước tiên là cấp cứu, cứu sống tính mạng bệnh nhân. Vết thương hỏa khí là những vết thương do các tác nhân nổ gây ra gồm các loại đạn thẳng và đạn phá. Vùng cổ có hệ thống mạch máu thần kinh phong phú, những cơ quan giữ chức năng sống quan trọng.
Vì thế, các vết thương có thể gây thương tổn các cơ quan dẫn đến rối loạn chức năng, có thể có những biến chứng cấp tính dẫn đến tử vong. Việc phẫu thuật vết thương vùng cổ là khó khăn đòi hỏi độ chính xác cao, đảm bảo an toàn cho tính mạng người bệnh.
Bé một tháng tuổi mắc bệnh giang mai
Bé chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ trong tình trạng da xanh nhợt, khó thở, bụng chướng.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ khám, xác định gan, lách của bé to, da bụng nổi rõ tĩnh mạch màu xanh, có vết chợt loét vùng mông và lòng bàn chân. Nghi ngờ bé mắc giang mai bẩm sinh, bác sĩ tiến hành xét nghiệm, kết quả cả bé và mẹ đều dương tính với xoắn khuẩn giang mai.
Bé được chỉ định điều trị kháng sinh và truyền máu. Sau một tuần điều trị, ngày 25/2 sức khỏe bé tiến triển tốt, da hồng hào, hết khó thở, hết nổi tĩnh mạch bụng, gan lách đã nhỏ lại bình thường.
Bác sĩ Mai Hồng Tình, Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Khu vực Nghĩa Lộ, cho biết giang mai bẩm sinh là do người mẹ mắc giang mai truyền bệnh cho con trong thai kỳ. Tùy mức độ nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ, thai nhi có thể bị sảy, chết lưu, đẻ non, nhiễm khuẩn có thể tử vong. Trường hợp nhẹ hơn, bé vẫn chào đời bình thường, sau dần xuất hiện tổn thương ở các cơ quan mắt, tai, xương...
Các bác sĩ khuyến cáo người lớn thực hiện tình dục an toàn. Phụ nữ mang thai nên xét nghiệm kiểm tra bệnh giang mai ở lần khám thai đầu tiên. Nếu thai phụ xét nghiệm dương tính với giang mai trong thai kỳ, cần được bác sĩ tư vấn và điều trị ngay.
Cha mẹ bất cẩn khiến bé 11 tháng tuổi bị mù một mắt vĩnh viễn Bé K. 11 tháng tuổi (nhà ở Chợ Gạo, Tiền Giang) nhập viện Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh trong tình trạng vỡ nhãn cầu mắt trái hoàn toàn, dị vật kim loại trong não sau chấn thương ngày thứ 5 do đạn súng hơi bắn trúng. Cảnh báo các phụ huynh hãy cẩn trọng và ngưng sử dụng loại súng nguy...