Thiếu Nga, mọi đàm phán về Ukraine đều không đạt kết quả
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 11/4 (giờ địa phương) tuyên bố, bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào về vấn đề Ukraine mà không có sự tham gia của Nga đều là “vô nghĩa”.
Trong khi đó, Đại sứ quán Nga tại Thụy Sĩ cũng cho rằng, hội nghị về Ukraine do Bern đăng cai sẽ lãng phí thời gian nếu không có sự tham gia của Moscow.
Không thể đạt được hòa bình nếu thiếu Nga
Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis ngày 11/4 tái khẳng định nước này sẽ tổ chức hội nghị quốc tế quan trọng trong tháng 6 tới nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine. Với lời mời được mở rộng tới hơn 100 quốc gia, Hội nghị hòa bình Ukraine tìm cách đẩy mạnh các nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt hơn 2 năm qua ở quốc gia Đông Âu này.
Nhấn mạnh cam kết của Thụy Sĩ đối với hòa bình, Ngoại trưởng Ignazio Cassis chia sẻ: “Hòa bình luôn là điều chúng tôi quan tâm. Truyền thống nhân đạo của Thụy Sĩ sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ này”. Ngoài ra, ông nhấn mạnh cần nỗ lực hơn nữa để duy trì các giá trị và trách nhiệm trên trường thế giới.
Việc hạ thấp tuổi nhập ngũ sẽ không giải quyết được nhu cầu quân sự đang tăng lên của Ukraine.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ ra thông cáo cho biết sẽ tổ chức hội nghị cấp cao trong tháng 6 tới để thảo luận về nền hòa bình ở Ukraine. Trong thông cáo, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ nêu rõ, sáng kiến tổ chức hội nghị cấp cao liên quan đến tiến trình hòa bình Ukraine đã nhận được sự ủng hộ phù hợp từ nhiều quốc gia. Theo đó, hội nghị sẽ diễn ra trong các ngày 15-16/6, tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock, ngoại ô TP Lucerne. Hội nghị nhằm mục đích thiết lập khuôn khổ thuận lợi cho tiến trình hòa bình toàn diện và lâu dài ở Ukraine, cũng như lộ trình vững chắc để đưa Nga tham gia tiến trình này. Hội nghị được tổ chức dựa trên đề xuất 10 điểm của Tổng thống Ukraine nhằm chấm dứt xung đột. Ngoại trưởng Ignazio Cassis từng cho biết mục đích của hội nghị là chuẩn bị cho các bên sẵn sàng và thông suốt để triển khai tiến trình hòa bình Ukraine với Nga vào thời điểm thích hợp. Thụy Sĩ cũng tìm cách mời Nga tham dự tiến trình này. Tuy nhiên, Moscow nhiều lần khẳng định sẵn sàng đối thoại nhưng phải dựa trên tình hình thực tế và có tính đến những lợi ích chính đáng của Nga.
Trước thông tin trên, tại cuộc gặp người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko diễn ra ngày 11/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tái khẳng định, hội nghị trên không thể đạt được hòa bình nếu không có sự tham gia của Nga. Bên cạnh đó, ông nhất trí với đề xuất của người đồng cấp Belarus thúc đẩy thỏa thuận hòa bình đã đạt được với Ukraine ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hồi tháng 3/2022, mà Kiev vốn đã đồng ý, song cuối cùng lại không chấp nhận. Theo nhà lãnh đạo Nga, đây là quan điểm hợp lý và có thể chấp nhận được đối với Ukraine, nói thêm rằng, Moscow luôn cam kết giải quyết hòa bình cuộc xung đột với Kiev, nêu rõ: “Chúng tôi chưa bao giờ từ bỏ giải pháp hòa bình cho các tranh chấp. Hơn nữa, chúng tôi muốn làm điều đó”. Cùng ngày, người phát ngôn Dmitry Peskov nhấn mạnh, Moscow đã nhiều lần nói rằng “quá trình đàm phán mà không có Nga là vô nghĩa và trên thực tế, đó là một quá trình đàm phán không có mục đích”. Ông nhắc lại lời của Tổng thống Vladimir Putin đã nói nhiều lần rằng Nga sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine vì Nga muốn giải quyết theo cách này, nhưng Moscow hiện không thấy có bất kỳ triển vọng nào cho việc đó. Đại sứ quán Nga tại Bern cũng cho rằng, hội nghị về Ukraine do Thụy Sĩ đăng cai sẽ lãng phí thời gian nếu không có sự tham gia của Nga. Theo Đại sứ quán, Thụy Sĩ đã không mời Nga tham dự sự kiện này và nếu không có sự tham gia của Nga, hội nghị có thể không đạt kết quả cụ thể nào.
Và những rủi ro chính trị của Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 3/4 đã ký ban hành luật quy định ba biện pháp nhằm bổ sung lực lượng cho quân đội đã kiệt sức của đất nước ông. Trước đó, Quốc hội Ukraine đã thông qua luật hạ độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 27 xuống 25, vào tháng 5 năm ngoái, nhưng ông Volodymyr Zelensky đã trì hoãn việc ký nó với hy vọng rằng, hành động đó sẽ không cần thiết. Nhưng rốt cuộc, nhà lãnh đạo Ukraine đã phải dùng tới biện pháp này, cùng với việc loại bỏ một loại miễn trừ y tế và tạo ra một cơ sở dữ liệu điện tử về nam giới từ 17 tuổi trở lên ở Ukraine, nhằm ngăn chặn những người trốn quân dịch.
Ông Volodymyr Ariev, một nhà lập pháp thuộc đảng Đoàn kết châu Âu đối lập, nhận xét: “Đó là một quyết định rất không được lòng dân và đó là lý do tại sao ông Volodymyr Zelensky đã giữ nó mà không ký. Bây giờ ông ấy không còn lựa chọn nào khác”.
Hiện tại, không rõ Ukraine sẽ tuyển quân và huấn luyện lực lượng bổ sung nhanh đến mức nào, hoặc liệu họ có sẵn sàng trước làn sóng tấn công dự kiến của Nga hay không. Một dự luật huy động toàn diện, hiện vẫn chưa được Quốc hội thông qua, đã dự kiến sẽ có ba tháng huấn luyện cho những người lính nhập ngũ trong thời chiến. Ông Serhiy Hrabsky, một đại tá và là nhà bình luận về cuộc xung đột ở Ukraine, cho rằng: “Quyết định đã được đưa ra – đó là một quyết định đúng đắn, nhưng đã quá muộn”.
Và việc hạ thấp tuổi nhập ngũ sẽ không giải quyết được nhu cầu quân sự đang tăng lên của Ukraine. Vào tháng 12/2023, Tổng thống Ukraine cho biết quân đội đã yêu cầu huy động 450.000 đến nửa triệu binh sĩ, nhưng ông không có ý định bắt phụ nữ vào quân đội, mặc dù phụ nữ có trình độ học vấn về y tế phải đăng ký nhập ngũ. Theo bà Natalia Tilikina, Giám đốc Viện Thanh niên Ukraine, tổng dân số nước này ở độ tuổi 25 và 26 là khoảng 467.000 người vào năm 2022, năm gần nhất chính phủ công bố ước tính dân số. Nhưng nhiều người đã phục vụ trong quân đội, sống ở các khu vực bị chiếm đóng hoặc bên ngoài Ukraine, hoặc có công việc đặc thù hay bị khuyết tật nên họ được miễn nhập ngũ. Khi xây dựng kế hoạch huy động quân, Ukraine đã phải chú ý đến những cân nhắc về quân sự, kinh tế và nhân khẩu học. Việc hạ độ tuổi nhập ngũ sẽ đưa hàng nghìn binh sĩ khỏe mạnh tham gia chiến đấu, nhưng lại gây ra rủi ro lâu dài cho người dân Ukraine do cơ cấu dân số của nước này.
Giống như hầu hết các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, Ukraine có một thế hệ trẻ tuổi chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu dân số, do tỷ lệ sinh giảm mạnh trong thời kỳ suy thoái kinh tế sâu sắc những năm 1990. Vì vùng trũng nhân khẩu học này, đất nước này có số nam giới ở độ tuổi 40 nhiều gấp ba lần so với độ tuổi 20. Việc nam giới bắt đầu nhập ngũ ở độ tuổi 25, do khả năng xảy ra thương vong trong trận chiến, cũng có nguy cơ làm suy giảm thêm thế hệ người trẻ này, cũng như tỷ lệ sinh trong tương lai, khiến đất nước phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm nam giới trong độ tuổi lao động và quân dịch trong nhiều thập kỷ kể từ bây giờ.
Khi bắt đầu cuộc xung đột, Ukraine đã tuyển mộ nam giới từ 27 đến 60 tuổi, và độ tuổi trung bình trong quân đội hiện là trên 40. Theo lệnh thiết quân luật, tất cả nam giới từ 18 đến 60 tuổi đã bị cấm rời khỏi đất nước. Nam giới và phụ nữ có thể tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự bắt đầu từ 18 tuổi. Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham, trong chuyến thăm Kiev vào tháng trước, đã gợi ý rằng Ukraine nên tuyển nam giới trẻ hơn để tham gia chiến đấu.
“Các bạn đang trong cuộc chiến của cuộc đời mình, vì vậy các bạn nên phục vụ. Chúng ta cần nhiều người hơn trong hàng ngũ”, ông nói. Tuy nhiên, các chính trị gia ở Ukraine lại ngày càng lên tiếng chỉ trích Tổng thống Volodymyr Zelensky. Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng tuần này trên đài Al Jazeera, cựu Tổng thống Petro O. Poroshenko tuyên bố sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ hai trong một cuộc bầu cử tương lai mà ông cho rằng, chỉ nên tổ chức sau khi chiến tranh kết thúc. Theo lệnh thiết quân luật, các cuộc bầu cử ở Ukraine đang bị đình chỉ
Căng thẳng Trung Đông lan đến eo biển Hormuz
Iran dọa phong tỏa eo biển Hormuz và trả đũa các động thái của Israel trong khu vực, trong khi Israel đưa ra tuyên bố cứng rắn.
Eo biển chiến lược
Tư lệnh hải quân Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Alireza Tangsiri mới đây tuyên bố Iran có thể phong tỏa eo biển Hormuz nếu cần, đồng thời coi sự hiện diện của người Israel tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) là mối đe dọa. "Chúng tôi có thể đóng eo biển Hormuz nhưng hiện không làm vậy. Tuy nhiên, nếu kẻ thù đến quấy rối, chúng tôi sẽ xem lại chính sách của mình", Hãng thông tấn ISNA ngày 9.4 dẫn lời ông Tangsiri cho biết.
Một cuộc tập trận của Iran gần eo biển Hormuz. Ảnh: AFP
Là cửa ngõ hẹp kết nối vịnh Ba Tư và vịnh Oman, eo biển Hormuz còn là tuyến đường biển duy nhất kết nối vịnh Ba Tư với Ấn Độ Dương. Theo Reuters, khoảng 1/5 tổng lượng tiêu thụ dầu của thế giới đi qua eo biển Hormuz mỗi ngày. Dữ liệu từ công ty phân tích Vortexa (trụ sở chính tại Anh) cho thấy trong thời gian từ tháng 1 - 9.2023, trung bình một ngày có 20,5 triệu thùng dầu thô, khí ngưng tụ và các sản phẩm dầu đi qua eo biển này.
Mỹ đoán Iran có thể tấn công báo thù Israel trong tuần tới
Iran từng dọa đóng cửa eo biển Hormuz vào năm 2012, giữa căng thẳng liên quan các lệnh cấm vận quốc tế. Theo trang OilPrice.com, hậu quả kinh tế của việc phong tỏa eo biển này sẽ rất nghiêm trọng đối với thị trường năng lượng toàn cầu.
Khẩu chiến Israel - Iran
Bên cạnh đó, Iran còn đe dọa trả đũa Israel sau vụ tấn công tòa nhà cơ quan ngoại giao Iran ở Damascus (Syria) ngày 1.4 khiến 7 sĩ quan Iran thiệt mạng. Tư lệnh hải quân IRGC Alireza Tangsiri nhấn mạnh rằng Iran "không phải là bên bị tấn công mà không đánh trả, nhưng chúng tôi cũng không vội vàng trả đũa". Iran nói rằng tòa nhà trong khuôn viên Đại sứ quán Iran ở Syria là "lãnh thổ Iran" nên cáo buộc Israel tấn công lãnh thổ, theo Hãng thông tấn Mehr. Phát biểu tại Tehran dịp kết thúc tháng Ramadan của đạo Hồi ngày 10.4, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Seyyed Ali Khamenei nói rằng cuộc tấn công làm tăng thêm sai lầm của Israel nên nước này "phải bị trừng phạt và sẽ bị trừng phạt".
Trong động thái phản ứng, Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 10.4 viết trên mạng xã hội X rằng "nếu Iran tấn công từ lãnh thổ của họ, Israel sẽ phản ứng và tấn công tại Iran".
Điểm xung đột: Ông Biden vạch 'sai lầm' của Israel; Nga phá hệ thống điện Ukraine
Tương tự, trang tin Elaph News dẫn lời một quan chức an ninh phương Tây ẩn danh cho biết Israel đã tỏ ý sẽ tấn công các mục tiêu ở Iran nếu bị nước này tấn công trực tiếp. Bản tin cho biết Israel tiến hành tập trận không quân trong vài ngày qua, bao gồm việc chuẩn bị nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân và những hạ tầng then chốt khác của Iran.
Trong khi đó, Đài CNN dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ cho rằng Iran có thể sẽ không tấn công Israel trực tiếp, do lo ngại Mỹ và Israel đáp trả. Thay vào đó, Iran có thể kêu gọi những lực lượng ủng hộ từ Li Băng, Syria, Iraq và Yemen tấn công nhằm vào Israel trong thời gian tới.
Rộ tin Israel nhượng bộ trong đàm phán
Reuters ngày 10.4 dẫn lời các quan chức Israel cho hay giới chức nước này đồng ý nhượng bộ để người Palestine trở lại phía bắc Dải Gaza, nhưng cho rằng lực lượng Hamas không muốn thỏa thuận.
Theo các quan chức trên, thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ đưa ra gồm việc Israel cho phép 150.000 người Palestine trở lại phía bắc Gaza mà không kiểm tra an ninh. Đổi lại, Hamas phải đưa ra danh sách các con tin nữ, cao tuổi và bệnh tật hiện còn sống. Văn phòng Thủ tướng Israel từ chối bình luận.Trong khi đó, theo tờ Al-Akhbar, Hamas sẵn sàng cân nhắc việc thả các con tin nếu Israel từng bước rút quân, đồng ý ngừng giao tranh, cho phép người dân Gaza trở lại phía bắc và thả tù nhân Palestine với "số lượng tương xứng".
Nga coi dự thảo thỏa thuận năm 2022 có thể là cơ sở nối lại đàm phán với Ukraine Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẵn sàng đối thoại với Ukraine, đồng thời cho rằng dự thảo thỏa thuận hòa bình được đưa ra năm 2022 có thể là cơ sở để nối lại đàm phán. Tòa nhà bị phá hủy do xung đột tại Sloviansk, Ukraine, ngày 14/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới ngày 12/4, người phát ngôn...