Nghị sĩ Ukraine: Xung đột Nga-Ukraine lẽ ra đã kết thúc vào mùa xuân 2022
Một nghị sĩ cấp cao Ukraine mới đây tiết lộ rằng Nga từng sẵn sàng dừng giao tranh nếu Ukraine đồng ý giữ thái độ trung lập.
Phát biểu với kênh truyền hình 1 1 ngày 24.11, nghị sĩ David Arakhamia, từng là trưởng đoàn đàm phán của Ukraine trong cuộc đàm phán hòa bình ở TP.Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tháng 3.2022, nói rằng khi đó Moscow đã đề nghị với Kyiv một thỏa thuận hòa bình nhưng phía Ukraine không tin tưởng Nga, theo Đài RT.
“Mục tiêu của Nga là gây áp lực lên chúng tôi để chúng tôi giữ thái độ trung lập. Đây là vấn đề chính đối với họ: Họ sẵn sàng kết thúc chiến tranh nếu chúng tôi chấp nhận trung lập, giống như Phần Lan đã từng làm. Và chúng tôi sẽ phải cam kết rằng chúng tôi sẽ không gia nhập NATO. Đây là việc chính”, ông Arakhamia cho hay.
Tuy nhiên, việc đồng ý trung lập và từ bỏ ý định gia nhập NATO sẽ đòi hỏi phải thay đổi hiến pháp của Ukraine, theo ông Arakhamia. “Thứ hai là không có niềm tin vào người Nga rằng họ sẽ làm như thế. Điều này chỉ có thể được thực hiện với sự đảm bảo về an ninh”, ông Arakhamia nói với kênh 1 1.
Ông David Arakhamia trong cuộc đàm phán Nga-Ukraine ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tháng 3.2022
Chụp màn hình RT
Cũng theo ông Arakhamia, trong lúc các cuộc đàm phán diễn ra, Thủ tướng Anh lúc đó là ông Boris Johnson đã đến Kyiv vào ngày 9.4, đề nghị các quan chức Ukraine tiếp tục chiến đấu và không ký bất kỳ thỏa thuận nào với Moscow. Gần một tháng sau đó, báo Ukrayinska Pravda (UP) dẫn lời các quan chức thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ rằng chuyến thăm của ông Johnson đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Kyiv ngừng đàm phán hòa bình với Moscow.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Johnson, người không còn giữ chức Thủ tướng Anh từ ngày 6.9.2022, cũng như chính phủ Mỹ đều chưa bao giờ chính thức thừa nhận việc gây áp lực buộc Kyiv phải hủy bỏ dự thảo thỏa thuận mà chính ông Arakhamia đã ký với người Nga. Cho đến nay, Kyiv cũng chưa bao giờ bình luận chính thức về vấn đề này, theo RT.
Quân nhân Ukraine khai hỏa khẩu pháo M777 do Mỹ cung cấp gần tiền tuyến ở tỉnh Donetsk thuộc miền đông Ukraine ngày 6.6.2022. Ảnh Reuters
Trong năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiết lộ với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng Moscow và Kyiv đã ký một dự thảo thỏa thuận “về tính trung lập vĩnh viễn và đảm bảo an ninh cho Ukraine” tại cuộc đàm phán do Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức. Ông Putin cho hay ngay sau khi Nga rút quân khỏi khu vực xung quanh thủ đô Kyiv như một cử chỉ thiện chí, Ukraine đã từ bỏ thỏa thuận nói trên.
Việc Nga rút quân được các chính phủ và phương tiện truyền thông phương Tây xem là một chiến thắng quân sự của Ukraine và họ bắt đầu gửi vũ khí cũng như thiết bị hạng nặng cho Kyiv, theo RT.
Cơ hội nào cho đàm phán hoà bình kết thúc xung đột Nga Ukraine?
Vòng đàm phán cuối cùng giữa Nga và Ukraine tiến hành ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tháng 3/2022, nhưng được bắt đầu với "màn chào đón lạnh lùng" và kết thúc không kết quả.
Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có tuyên bố hiếm hoi về một thỏa thuận hòa bình tiềm năng với Ukraine.
Phái đoàn Nga (trái) và Ukraine tại cuộc đàm phán ở vùng Gomel, Belarus ngày 28/2/2022. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Cụ thể, phát biểu tại cuộc họp báo ở Kyrgyzstan ngày 9/12, Tổng thống Putin cho biết Nga có thể phải đạt được thỏa thuận với Ukraine để chấm dứt chiến tranh trong tương lai, đồng thời thừa nhận có những vấn đề nảy sinh trong việc huy động hàng trăm nghìn lính nghĩa vụ tham gia chiến đấu.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 6/12 nói rằng kết quả chấm dứt một cuộc xung đột phải là một thỏa thuận hòa bình công bằng và lâu dài. Tuy nhiên, người phát ngôn nhấn mạnh Nga không nhìn thấy triển vọng đàm phán nào vào lúc này.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko tuyên bố Moskva không đưa ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cho các cuộc đàm phán với Ukraine, nhưng Kiev phải thể hiện thiện chí.
Theo ông Dmitry Polyansky - Phó đại diện thường trực thứ nhất của Liên bang Nga tại Liên hợp quốc, Nga hoàn toàn hoan nghênh cơ hội giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine một cách hòa bình trên bàn đàm phán, nhưng họ vẫn buộc phải tiếp tục hoạt động quân sự đặc biệt.
"Chúng tôi muốn các mục tiêu của chiến dịch quân sự này đạt được thông qua các biện pháp hòa bình và điều đó là có thể", nhà chức trách khẳng định.
Ông Polyansky nhắc lại Tổng thống Putin đã nhiều lần tuyên bố Nga sẵn lòng chấm dứt cuộc chiến Ukraine trên bàn đàm phán.
"Nhưng tất nhiên, điều đó chỉ có thể thực hiện được thông qua việc giải quyết gốc rễ sâu xa của vấn đề. Đối với Ukraine là không gây ra bất kỳ mối nguy hiểm nào trong tương lai cho Nga. Còn bây giờ những gì chúng tôi thấy hoàn toàn ngược lại. Ukraine hoàn toàn đi sai hướng. Vì vậy, tôi e rằng điều duy nhất mà chúng tôi phải làm là tiếp tục chiến dịch quân sự. Chúng tôi không chỉ chiến đấu với Ukraine mà còn đối phó với vũ khí của NATO", ông Polyansky giải thích.
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev sẵn sàng đối thoại nhưng "chỉ khi một tổng thống khác lên nắm quyền".
Tháng 11, Trưởng đoàn đàm phán của Ukraine David Arakhamia tuyên bố các cuộc đàm phán giữa hai bên có thể bắt đầu lại vào "nửa cuối năm 2023". Khi trả lời về khả năng nối lại đàm phán, nhà lập pháp Arakhmia ám chỉ: "Vào thời điểm các cuộc bầu cử bắt đầu diễn ra ở cả Nga và Mỹ, các cuộc đàm phán sẽ diễn ra đâu đó trong nửa cuối năm sau".
Ông Arakhamia khẳng định Kiev sẵn sàng đảm bảo an ninh cho Nga trong trường hợp nước này đưa quân rời khỏi Ukraine và bồi thường thiệt hại.
Trong bối cảnh kịch bản tương lai về kinh tế ở châu Âu và Mỹ trở nên tồi tệ hơn, ngày càng có nhiều lời kêu gọi, bao gồm từ Mỹ, hối thúc Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán để sớm chấm dứt xung đột.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan kêu gọi Tổng thống Zelensky tiếp tục mở các kênh đàm phán.
Trong một bài viết trên báo Washington Post ngày 6/11, giới chức Mỹ thừa nhận rằng chính việc ông Zelensky loại trừ khả năng đối thoại với Tổng thống Nga Putin đang gây ra lo ngại ở các khu vực châu Âu, châu Phi và châu Mỹ Latinh - vốn là những khu vực chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình xung đột tại Ukraine, khi giá lương thực và năng lượng tăng vọt.
Phương Tây cho rằng một kịch bản xung đột kéo dài và không có hồi kết không chỉ gây nhiều tổn thất mà còn khiến các nước này gặp thách thức trong việc hỗ trợ quân sự, tài chính cho Kiev và tìm nguồn thay thế bền vững đối với dầu khí Nga.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh dù không bao giờ kêu gọi Ukraine nhượng bộ, nhưng nếu Kiev đặt ra những điều kiện cho một thỏa thuận hòa bình, thì ông sẵn sàng trở thành trung gian, trao đổi với Tổng thống Nga Putin.
Quan chức Nga nói sẵn sàng nối lại hòa đàm với Ukraine ở bất kỳ cấp độ nào Ông Leonid Slutsky- thành viên của đoàn đàm phán và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga - cho biết Nga sẽ thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán nếu Ukraine tuyên bố sẵn sàng. Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nga, thành viên Duma Quốc gia Leonid Slutsky. Ảnh: TASS "Chúng tôi có thể thấy rằng...