Thiếu minh bạch và nhất quán trong triển khai sách giáo khoa mới

Theo dõi VGT trên

Có tới bốn bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 bị phát hiện hàng loạt “sạn” cần được chỉnh sửa nhưng đến thời điểm này, Vụ Giáo dục Tiểu học ( Bộ Giáo dục và ào tạo), đơn vị tổ chức thẩm định lại không công bố công khai giải pháp khắc phục.

Trong khi đó, SGK lớp 2 do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục biên soạn lại “biến mất” hai bộ so với lớp 1, khiến cho nhiều giáo viên, phụ huynh bức xúc bởi sự thiếu nhất quán của đơn vị này.

Thiếu minh bạch và nhất quán trong triển khai sách giáo khoa mới - Hình 1

Sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 của NXB Giáo dục biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chưa công khai trong chỉnh sửa lỗi

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm giữa học kỳ 1, năm học 2020-2021, trong cả năm bộ SGK lớp 1 đưa vào dạy học đều phát hiện khá nhiều “sạn”, gây nên những ý kiến trong dư luận xã hội. Ngay sau đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T), các nhà xuất bản, tác giả biên soạn SGK đã rà soát và chỉnh sửa.

Trong đó, bộ sách “Cánh Diều” do NXB ại học Sư phạm và NXB ại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh biên soạn được Vụ Giáo dục Tiểu học lấy ý kiến rộng rãi cả trong, ngoài ngành giáo dục và thực hiện công khai chỉnh sửa kịp thời.

ối với bốn bộ SGK do NXB Giáo dục tổ chức biên soạn cũng được chính đơn vị này khẩn trương mời các nhóm tác giả phối hợp đội ngũ biên tập viên, ban tổng biên tập rà soát, kiểm tra lại; tiếp thu những phản hồi từ giáo viên, cha mẹ học sinh để điều chỉnh một số nội dung.

Báo cáo gửi Bộ GD và T của NXB Giáo dục cho thấy, qua rà soát các bộ SGK lớp 1 thì bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” phải sửa lỗi trong hơn 37 trang; bộ “Chân trời sáng tạo” phải sửa lỗi ở bảy trang; bộ “Cùng học để phát triển năng lực” phải sửa lỗi trong hơn 24 trang; bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” phải sửa lỗi ở một trang. Những dự kiến chỉnh sửa lỗi đã được đề xuất lên đơn vị tổ chức thẩm định.

Trả lời sau khi NXB Giáo dục có đề xuất chỉnh sửa SGK, TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học cho biết, khi nhận được báo cáo, Bộ GD và T đã triển khai rà soát và gửi hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định thảo luận, xem xét trên nhiều yếu tố; thậm chí có cả những đối thoại với tác giả về các nội dung liên quan để thống nhất công bố những vấn đề cần điều chỉnh.

Tuy nhiên, đến nay đã hơn ba tháng, Vụ Giáo dục Tiểu học cũng như Hội đồng thẩm định đều vẫn chưa công bố công khai lỗi trong bốn bộ SGK của NXB Giáo dục. Vì sao cả năm bộ SGK đều được rà soát lỗi nhưng cơ quan tổ chức thẩm định lại chỉ công bố công khai chỉnh sửa lỗi của một bộ, còn bốn bộ khác thì không công bố công khai?

Khi bốn bộ SGK lớp 1 chưa được công bố công khai chỉnh sửa thì ngày 8-3 vừa qua, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học, Thái Văn Tài ký Công văn số 897/BGDT-GDTH yêu cầu các địa phương, các trường, khảo sát, đánh giá chương trình, SGK lớp 1 sau một học kỳ triển khai.

Nhiều ý kiến cho rằng, các lỗi trong bốn bộ SGK lớp 1 chưa được công khai chỉnh sửa thì việc tiếp tục khảo sát, đánh giá SGK lớp 1 là thiếu hợp lý. Trước những thắc mắc của dư luận, nhiều lần chúng tôi đặt câu hỏi với đồng chí Thái Văn Tài nhưng vẫn không nhận được câu trả lời.

Không nhất quán trong biên soạn SGK

Cùng với nhiều “sạn” chưa được khắc phục, theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm cuối tháng 6-2020 (khi các bộ SGK lớp 1 chưa được đưa vào dạy học), NXB Giáo dục đã họp để rà soát công tác biên soạn SGK. Theo thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng Thành viên (do Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Hoàng Lê Bách ký) thì NXB Giáo dục tái cơ cấu các bộ SGK bởi nguồn lực trí tuệ, đội ngũ tác giả đang bị phân tán ở các bộ sách; tỷ lệ chọn chưa tương xứng với tiềm lực và kinh nghiệm; công tác triển khai thị trường, tiếp thị cũng phát sinh những vấn đề phải phân tích, điều chỉnh…

ầu tháng 8-2020, Chủ tịch Hội đồng Thành viên NXB Giáo dục Nguyễn ức Thái ký văn bản phổ biến nội dung thông tin về việc hợp nhất các bộ SGK để thống nhất trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Mới đây, Bộ GD và T công bố quyết định phê duyệt, SGK lớp 2 chỉ còn ba bộ: “Cánh Diều” (do NXB ại học Sư phạm và NXB ại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh biên soạn); “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo” (do NXB Giáo dục biên soạn).

Như vậy, so với SGK lớp 1 thì đã không còn hai bộ SGK: “Cùng học để phát triển năng lực”; “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” (do NXB Giáo dục biên soạn). iều đó gây nhiều lo lắng trong giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh. Bởi SGK dù được viết trên cơ sở chương trình chung do Bộ GD và T ban hành nhưng mỗi bộ đều có cách tiếp cận, triển khai, biên soạn và mang bản sắc riêng. Việc đột ngột dừng biên soạn hai bộ SGK chỉ sau một năm triển khai cần được làm sáng tỏ nguyên nhân vì điều này ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học.

GS, TS, Nhà giáo Ưu tú Lã Nhâm Thìn (nguyên Trưởng Khoa Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, làm SGK cần rất cẩn trọng, mất nhiều công sức, trí tuệ, nghiên cứu chương trình, lập đề cương tổng thể của từng cấp học. Sau đó, người làm sách phải xác lập được cấu trúc, mô hình sách cho cả SGK, sách giáo viên và sách bài tập. Bên cạnh đó, các tác giả phải lựa chọn ngữ liệu và bàn bạc lấy ý kiến nên sử dụng ngữ liệu nào cho phù hợp. SGK phải thể hiện được tinh thần đổi mới, phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh…

Vì vậy, tiếp tục biên soạn hay loại bỏ SGK phải trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, hai bộ SGK “biến mất” không vì lý do khoa học và ý nghĩa thực tiễn bởi chưa có một hội nghị thẩm định nào để xác định là chất lượng của các bộ sách bị loại là không đạt yêu cầu.

GS, TS, Nhà giáo Nhân dân ỗ Thanh Bình (nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, nếu là hợp nhất các bộ SGK như NXB Giáo dục công bố thì tỷ lệ kiến thức mỗi bộ phải là 50% hoặc hai nhóm tác giả cùng ngồi lại với nhau để có phương án giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, ở đây, có dấu hiệu của sự coi thường kiến thức khoa học, không bình đẳng, thiếu minh bạch trong việc loại hai bộ SGK.

TS Giáp Văn Dương, chuyên gia giáo dục cho rằng: Giáo dục không phải là những thí nghiệm ngẫu hứng trên quy mô rộng. Việc tung ra bốn bộ SGK của NXB Giáo dục cùng một lúc, rồi sau một năm lại thu gọn còn hai bộ đã gây hoang mang cho các trường chọn sử dụng hai bộ SGK bị loại.

Bộ GD và T lẽ ra cần thẩm định năng lực của NXB Giáo dục kỹ hơn khi đồng ý cho tổ chức làm bốn bộ SGK cùng một lúc. Khi NXB Giáo dục có quyết định hợp nhất bốn bộ SGK thành hai bộ như chính đơn vị này công bố, thì với quyền hạn của mình, Bộ GD và T hoàn toàn có thể yêu cầu chuyển giao hai bộ SGK mang đi hợp nhất chuyển sang NXB khác tiếp quản và tiếp tục phát triển. Như vậy vừa bảo đảm có nhiều bộ SGK cùng lưu hành như chủ trương của Bộ GD và T, vừa giữ được sự nhất quán và quyền lợi của các trường, các thầy cô và học sinh.

Từ "sự kiện" Tiếng Việt 1 Cánh Diều suy nghĩ về việc xã hội hóa sách giáo khoa

Dù đã sửa chữa, nhưng trên báo chí không ít ý kiến cho rằng đó là sự sửa chữa mang tính chắp vá, tình thế, bộ sách khó tránh khỏi sự xộc xệch.

LTS: Bày tỏ những suy nghĩ về vấn đề xã hội hóa sách giáo khoa, tác giả Hoàng Ngọc Hảo đã có bài viết gửi đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Video đang HOT

Để rộng đường dư luận, Tòa soạn trân trọng gửi đến quý bạn đọc bài viết này. Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Một chương trình nhiều sách giáo khoa, xã hội hoá sách giáo khoa là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Với chủ trương này, việc xuất bản sách giáo khoa đã xoá bỏ được thế độc quyền; giờ đây không chỉ có sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mà còn có sách giáo khoa của các nhà xuất bản khác như Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh...

Xoá bỏ độc quyền sách giáo khoa, xã hội hoá sách giáo khoa đã và đang thực sự tạo ra nhiều bộ sách giáo khoa, nhiều sự lựa chọn cho giáo viên và học sinh cả nước.

Ở lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, có đến 5 bộ sách giáo khoa: Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực Vì sự Bình đẳng và dân chủ trong giáo dục thì năm nay, khi đổi mới sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 có 3 bộ sách giáo khoa Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống Chân trời sáng tạo đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sử dụng rộng rãi trong nhà trường.

Một chương trình nhiều sách giáo khoa đã tạo ra một sự thi đua, cạnh tranh về chất lượng, về giá thành giữa các bộ sách để giành được nhiều nhất thị phần. Đó là sự cạnh tranh có thể khiến cho người dùng sách là giáo viên và học sinh được hưởng lợi.

Không chỉ vậy, mà ngay cả nhà nước cũng đỡ nhiều chi phí vào việc đổi mới sách giáo khoa.

Bởi lẽ các nhà xuất bản, các đơn vị tổ chức tham gia xuất bản sách giáo khoa phải đảm đương việc tổ chức thực hiện, việc lo kinh phí ở tất cả các công đoạn từ tổ chức bản thảo, biên tập, thiết kế, thực nghiệm, giới thiệu sách đến tập huấn cho toàn bộ giáo viên sử dụng sách. Do đó, ngân sách nhà nước, dẫu sao đã bớt đi được một khoản chi đáng kể.

Đã qua một năm kể từ khi các bộ sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có bộ sách giáo khoa xã hội hoá - Cánh diều - được giới thiệu tới các nhà trường, nhìn lại và đánh giá một cách đúng thực trạng việc sử dụng bộ sách này là một việc làm cần thiết để từ đó có những định hướng trong việc quản lý, chỉ đạo công tác xuất bản sách giáo khoa mới theo chủ trương xã hội hoá - một chương trình nhiều sách giáo khoa.

Bộ sách giáo khoa xã hội hoá đã mang đến cho ngành giáo dục những gì? Đó là một không khí mới, sôi nổi hào hứng.

Với một đội ngũ tác giả sách giáo khoa bao gồm hàng chục nhà khoa học vốn là tác giả biên soạn Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bộ sách giáo khoa Cánh diều ngay từ bước đầu đã thu hút được sự lựa chọn của rất nhiều các cơ sở giáo dục.

Từ sự kiện Tiếng Việt 1 Cánh Diều suy nghĩ về việc xã hội hóa sách giáo khoa - Hình 1

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, do tác giả cung cấp)

Hơn 30% thị phần sách giáo khoa của cả nước đã thuộc về Công ty VEPIC - đơn vị liên kết với các nhà xuất bản xuất bản bộ sách giáo khoa này. Đó thực sự là một thị phần đáng mơ ước đối với một bộ sách xã hội hoá ở năm đầu tiên.

Điều đó cũng phản ánh phần nào mong muốn của người sử dụng sách về việc dỡ bỏ độc sách giáo khoa đã tồn tại trong cả một thời kì rất dài.

Cái được thứ hai, đã có một "cuộc thi đua" giữa bộ Cánh Diều những bộ sách khác trong việc phục vụ khách hàng.

Tuy nhiên, cái được ở trên lại trở thành một yếu tố làm cho cái bất cập được nêu ở dưới đây có sức tác động nặng nề hơn, trên một phạm vi rộng lớn đối với thực tiễn dạy học của giáo viên và học sinh cả nước.

Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử đổi mới chương trình và sách giáo khoa, một bộ sách giáo khoa mới được xã hội hoá có số tiết lớn nhất trong chương trình - 420 tiết, chiếm khoảng tổng thời lượng chương trình lớp 1, gấp hơn 10 lần một số môn học khác như Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật - 35 tiết mỗi môn; có tác giả sách vào diện tên tuổi nổi tiếng nhất - Tổng Chủ biên của bộ sách cũng là Tổng Chủ biên của toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lại được dư luận báo chí xã hội, giáo viên và phụ huynh học sinh lên tiếng phản biện một cách dữ dội đến như vậy.

Tiếng Việt 1 là môn học quan trọng, có vị trí, vai trò hàng đầu trong tất cả các môn học ở lớp 1 nói riêng và ở cấp Tiểu học nói chung xét ở nhiều góc độ, từ thời lượng đến tính chất "chìa khoá" trang bị công cụ ngôn ngữ - một công cụ tư duy vô cùng quan trọng để trẻ em có tiền đề học tập hầu như tất cả các môn học khác.

Không phải ngẫu nhiên, trong tất cả các môn học, dư luận bao giờ cũng chú ý đến môn Tiếng Việt, đặc biệt ở lớp đầu cấp. Tất nhiên không thể không nói đến lí do là tính chất đại chúng, dễ góp ý của môn học này.

Bộ sách Tiếng Việt 1 Cánh diều sau khi đưa vào áp dụng trong nhà trường đã nhanh chóng trở thành một sự kiện, tâm điểm chú ý trao đổi, bàn bạc của không chỉ báo chí mà cả mạng xã hội suốt từ đó cho đến nay.

Lần đổi mới sách giáo khoa theo chương trình 2000, bộ sách Tiếng Việt 1 do nhà giáo Đặng Thị Lanh chủ biên đã tạo nên "một đợt sóng" ý kiến phản biện của dư luận báo chí xã hội tập trung xoay quanh một vấn đề thực ra từ góc độ chuyên môn cũng không gay cấn lắm, đó là tại sao lại dạy chữ E trước khi dạy chữ A.

Trong tâm thức của tất cả mọi người, dãy chữ cái theo trật tự "anphabet" phải bắt đầu từ chữ A chứ không phải là chữ E!

Vấn đề được xới lên và ngay lập tức đã trở thành một đề tài nóng. Nhưng rất may, đợt dư luận ấy cũng chỉ là một đợt sóng trào dâng trong một thời gian ngắn.

Tác giả sách Tiếng Việt 1 và Bộ Giáo dục khi đó đã nhanh chóng giải trình cho xã hội và bảo vệ được phương án tổ chức dạy học của mình.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 theo Chương trình 2000 đã đứng vững trong suốt một vòng đời sách giáo khoa kéo dài 15 năm, từ năm 2003 cho đến 2018 và đã đóng vai trò không nhỏ khẳng định vị trí và thành quả của Chương trình giáo dục phổ thông 2000.

Đến lần đổi mới sách giáo khoa theo Chương trình 2018, mặc dù đã được kế thừa cả một "kho tàng" kinh nghiệm, bài học từ những đợt đổi mới sách giáo khoa trước đó, nhưng không hiểu sao sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Cánh diều đã tạo nên rất nhiều "đợt sóng" dư luận vô cùng mạnh mẽ.

Được hậu thuẫn vô cùng thuận lợi từ chủ trương xã hội hoá sách giáo khoa của Nhà nước; được chính nhà giáo, nhà khoa khoa học, Tổng Chủ biên Chương trình (trong đó có tất cả các môn học) 2018 làm Tổng Chủ biên nhưng Tiếng Việt 1 Cánh diều đã thực sự tốn biết bao nhiêu "giấy mực" bàn luận vô cùng gay gắt của xã hội.

Chưa cần tính đến báo in, chưa tính đến các trang mạng xã hội, đến nay, chỉ cần tìm kiếm theo từ khoá Tiếng Việt 1 Cánh diều trên mạng internet, thì có thể đếm được không biết bao nhiêu bài báo trên các trang báo điện tử phản biện về bộ sách này.

Hầu hết các bài báo đều chỉ ra những vấn đề lớn, không hợp lí, không phù hợp, không đảm bảo yêu cầu giáo dục về nội dung và phương pháp dạy học trong Tiếng Việt 1 Cánh diều .

Những bài bảo vệ thì thưa thớt, không thuyết phục của chính Tổng Chủ biên bộ sách hoặc của một giáo viên nào đó.

Kết quả là, trước sức ép của dư luận xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo Hội đồng thẩm định quốc gia xem xét lại toàn bộ nội dung 2 tập sách Tiếng Việt 1 Cánh diều .

Chỉ sau chưa đầy hai tháng đưa vào sử dụng, Tiếng Việt 1 Cánh diều đã buộc phải sửa chữa khá lớn về nội dung; và để kịp thời cập nhật cho giáo viên và học sinh ngay trong năm học đầu tiên sử dụng bộ sách, Tiếng Việt 1 Cánh diều đã được làm bổ sung cả một phụ lục dài các nội dung điều chỉnh thay thế gửi đến từng người sử dụng sách.

Cụ thể, phụ lục Tiếng Việt 1 Cánh diều cho biết, tập một sách phải thay thế 10 bài đọc, đó là: Lỡ tí ti mà, Ve và gà (1), Ve và gà (2), Quạ và chó, Cua, cò và đàn cá (1), Cua, cò và đàn cá (2), Hai con ngựa (1), Hai con ngựa (2), Lừa, thỏ và cọp (1), Lừa, thỏ và cọp (2) ; tập hai sách phải thay 2 bài đọc: Ước mơ của tảng đá (1), Ước mơ của tảng đá (2) . Lần lượt các bài đọc trên ở tập một và tập hai được thay bằng các bài: Nhớ bố, Bờ Hồ, Chăm bà, Phố Thợ Nhuộm, Kết bạn, Hồ sen, Gà mẹ gà con, Sáng sớm trên biển, Hạt giống nhỏ, Ông bà em, Mưa, Lịch bàn .

Không chỉ thay hệ thống bài đọc, mà cùng với đó sách phải thay một loạt các câu hỏi, bài tập đọc hiểu văn bản đọc.

Bên cạnh việc thay văn bản, hệ thống câu hỏi đọc hiểu, phụ lục còn kèm theo một bảng điều chỉnh từ ngữ, trong đó điều chỉnh 19 từ, cụm từ và câu ở tập một và 1 từ ở tập hai (3) .

Lần đầu tiên trong lịch sử đổi mới chương trình sách giáo khoa có một bộ sách phải chỉnh lý, sửa đổi ở mức độ lớn như vậy và cũng là lần đầu tiên phải chỉnh ngay lập tức khi học sinh vừa mới sử dụng sách khoảng 2 tháng.

Sai thì sửa và sửa ngay, Cánh diều đã thực hiện đúng theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo góp ý của dư luận xã hội.

Phụ lục tài liệu sửa đổi đính kèm sách giáo khoa đã được in và phát về các cơ sở giáo dục và được đưa lên mạng để mọi người cùng đọc.

Tuy nhiên, khác với các tài liệu thông thường khác, đối với sách giáo khoa lại là sách giáo khoa cho học sinh lớp 1, thì việc chỉnh lý sửa đổi như trên đã tạo nên một loạt các hệ luỵ không hề nhỏ, tác động lớn đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh, đến công tác quản lý chỉ đạo của ngành giáo dục.

Trước hết, ngay tại năm học đầu tiên sử dụng sách giáo khoa Cánh diều , với tỉ lệ lựa chọn trong cả nước chiếm khoảng 30%, sách Tiếng Việt 1 Cánh diều đã có một số lượng cực lớn học sinh sử dụng.

Nếu cả nước hiện nay có khoảng 8,4 triệu học sinh Tiểu học theo số liệu báo cáo (1) tại thời điểm năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ước tính ở lớp 1, số học sinh sẽ là 1,68 triệu.

Với khoảng 30% lựa chọn, số học sinh học theo Tiếng Việt 1 Cánh diều khoảng hơn 500 ngàn.

Như thế, việc điều chỉnh của Tiếng Việt 1 Cánh diều đã tác động gây khó khăn đến việc học của hơn nửa triệu học sinh.

Hãy đặt mình vào vị trí của học sinh lớp 1, khi các em mới vừa làm quen với sách vở và nhà trường, lần đầu tiên các em được học bám sát theo từng bài học của sách giáo khoa, ấy vậy mà khi giở trang sách để học 1 trong 12 bài đọc đã được thay thế mới, các em lại phải cầm theo một tệp phụ lục để dò dẫm đối chiếu theo hướng dẫn, không hiểu các em có làm được không?

Lại nữa, tỉ mỉ hơn, khi các em phải đối chiếu dò dẫm để đọc cho đúng 20 từ, cụm từ, câu đã được thay thế 20 vị trí trong tập một và tập hai của sách.

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục, học sinh lớp 1 đã buộc phải sử dụng phụ lục đính kèm theo sách giáo khoa kiểu này.

Làm sao giáo viên và các bậc phụ huynh có thể khỏi lo lắng cho việc học của con em mình trong tình trạng sách vở như vậy?

Việc điều chỉnh Tiếng Việt 1 Cánh diều cũng đã tác động làm khó cho việc dạy học của vài chục ngàn giáo viên (2) dạy lớp 1.

Các thầy cô giáo phải cùng lúc vừa sử dụng sách học sinh, phụ lục sách học sinh, sách giáo viên và tài liệu hỗ trợ giáo viên theo phụ lục để khớp nối, tổ chức dạy học, chắc chắn công việc dạy học sẽ gặp nhiều lúng túng, khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn, nhất là trong bối cảnh năm đầu tiên dạy học theo sách giáo khoa mới.

Cùng với khó khăn trong tổ chức dạy học của giáo viên, là khó khăn trong việc quản lí, chỉ đạo công tác dạy học của ngành giáo dục.

Đứng về mặt tài chính, chi phí, việc sửa chữa nội dung sách với quy mô như vậy, điều chắc chắn là khoảng hơn 1 triệu bản sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Cánh diều (sách bao gồm 2 tập, mỗi tập khoảng hơn 500 ngàn bản cho hơn 500 ngàn học sinh) mà học sinh đã sử dụng năm đầu tiên sẽ không thể tái sử dụng ở những năm học tiếp theo.

Đó thực sự là con số biết nói về mức độ tốn phí cho túi tiền của phụ huynh học sinh khi phải mua sách mới cũng như tốn kém một lượng giấy rất lớn cho xã hội.

Điều gì đã khiến cho bộ sách giáo khoa xã hội hoá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã rơi vào một sự sai sót gây tổn hại lớn như vậy?

Từ khi Tiếng Việt 1 Cánh diều trở thành tâm điểm bàn luận mà phần lớn là trái chiều của các bài báo, mạng xã hội, bộ sách đã được "hội chẩn", "mổ xẻ" quá nhiều.

Phần lớn các ý kiến đều tập trung vào hai nguyên nhân: một là nguyên nhân chủ quan của tập thể tác giả sách mà Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết là Tổng Chủ biên, hai là nguyên nhân từ việc nể nang, làm việc chưa tới tầm, chưa quyết liệt của Hội đồng thẩm định quốc gia.

Hai nguyên nhân này đã được bàn đi bàn lại đến mức không còn gì phải nghi ngờ nữa.

Chính vì thế mới có việc các tác giả Tiếng Việt 1 Cánh diều phải tiếp thu sửa chữa nội dung bộ sách, còn Hội đồng thẩm định quốc gia đã phải làm việc lại và thông qua các nội dung sửa chữa của bộ sách.

Dù đã sửa chữa, nhưng trên báo chí không ít ý kiến cho rằng đó là sự sửa chữa mang tính chắp vá, tình thế, bộ sách khó tránh khỏi sự xộc xệch không đảm bảo tính hệ thống.

Tuy nhiên, có một nguyên nhân hết sức cơ bản nữa mà báo chí, mạng xã hội hầu như chưa thấy nhắc tới, hoặc có nhắc đến nhưng còn hời hợt chưa thấu đáo.

Nhưng đứng ở góc độ những người có nghề làm sách, thì chắc chắn đây là một nguyên nhân cơ bản, một nguyên nhân trọng yếu, một nguyên nhân có thể gọi là thâm căn cố đế. Nguyên nhân đó nằm ở khâu tổ chức và biên tập bản thảo.

Ai là người phản biện tác giả đầu tiên, phản biện trong suốt quá trình hoàn thiện bản thảo và cũng là người phản biện cuối cùng? Đó chính là đội ngũ biên tập viên của nhà xuất bản.

Có thể nói, các biên tập viên biên tập bộ sách này đã trở thành một trong những tác nhân, yếu tố trọng yếu gây nên sự kiện Tiếng Việt 1 Cánh diều "nổi đình đám" trong năm 2020.

Những cán bộ biên tập đó đương nhiên không bao giờ cố ý, nhưng có lẽ vì non kém trong việc tổ chức bản thảo, biên tập và phản biện nội dung sách giáo khoa nên đã để "lọt lưới" quá nhiều nội dung không phù hợp với học sinh lớp 1.

Có lẽ các biên tập viên, trưởng phó ban biên tập, phó tổng biên tập,... đã chủ quan nghĩ rằng làm sách lớp 1 thì dễ chăng?

Không, vạn sự khởi đầu nan, lớp 1, lại Tiếng Việt lớp 1 bao giờ cũng cực khó và vô cùng nhạy cảm.

Chỉ những người biên tập, quản lý chỉ đạo công tác nội dung có đầy đủ trải nghiệm trong lĩnh vực xuất bản sách giáo khoa mới có đủ mẫn cảm để nhận xét, đánh giá, phản biện tốt sách giáo khoa.

Dễ hiểu vì sao Tiếng Việt 1 Cánh diều đã sai sót lớn như vậy, bởi nó đã được sinh ra ở các nhà xuất bản mà ở đó các "bà đỡ" - biên tập chưa đủ năng lực để làm "bà đỡ" sách giáo khoa.

Dù không muốn nói thêm về sai sót hết sức đáng tiếc của Tiếng Việt 1 Cánh diều bởi đã quá nhiều người nói, nhưng vẫn phải nhấn mạnh đến vai trò của người biên tập và những người quản lý, chỉ đạo nội dung nói chung.

Nói điều đó không phải chỉ để phân tích làm cho rõ và đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến sự kiện đáng buồn này, mà còn để đặt vấn đề lớn khác, đó là việc xã hội hoá sách giáo khoa phải đi cùng với việc chuẩn bị đầy đủ nguồn lực đội ngũ biên tập viên và những người quản lý chỉ đạo nội dung tại các nhà xuất bản.

Có lẽ chúng ta chưa hề chú ý đến điều này, vì thế, Cánh diều dù ở đâu, khi nào cũng tự hào có một đội ngũ khoảng 40 tác giả sách giáo khoa đồng thời cũng là tác giả xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, mà đã bị rơi vào một tình cảnh thật là vô cùng quan ngại.

Phải chăng, xã hội hoá sách giáo khoa nhưng một số đơn vị xuất bản chưa chuẩn bị đầy đủ nguồn lực đội ngũ biên tập viên và những người quản lý chỉ đạo nội dung đạt được yêu cầu làm sách giáo khoa?

Phải chăng xã hội hoá sách giáo khoa mới chỉ được quan tâm nhiều hơn ở những toan tính về thị phần, lợi nhuận, cổ tức của đơn vị tổ chức bản thảo và liên kết với các nhà xuất bản để xuất bản sách? Câu hỏi xin chờ được các cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản sách giáo khoa trả lời cho xã hội.

Xin được kết lại bài viết ở điều này để mở ra một đề xuất đối với công tác quản lý chỉ đạo xuất bản sách giáo khoa, trong đó có sách giáo khoa xã hội hoá.

Chú thích:

(1), (2) https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ke-giao-duc-tieu-hoc.aspx?ItemID=6632

(3) https://sachcanhdieu.com/product/tai-lieu-dieu-chinh-ngu-lieu-sach-tieng-viet-1/#page/2

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vongTâm thư của người mẹ mất con trong vụ tài xế tránh xe máy, đâm bé gái tử vong
20:13:33 24/12/2024
Một rapper nổi tiếng cùng vợ cũ lừa đảo chạy án 1,8 tỷ đồng ở TPHCMMột rapper nổi tiếng cùng vợ cũ lừa đảo chạy án 1,8 tỷ đồng ở TPHCM
20:25:54 24/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Nữ sinh 'cuồng ghen' đâm chết bạn trai ở Hà Nội chỉ vì 1 tin nhắnNữ sinh 'cuồng ghen' đâm chết bạn trai ở Hà Nội chỉ vì 1 tin nhắn
20:29:05 24/12/2024
Midu và hội bạn thân mở tiệc riêng tư, thiếu gia Minh Đạt để lộ 1 hành động lạ ngay khi không ai chú ýMidu và hội bạn thân mở tiệc riêng tư, thiếu gia Minh Đạt để lộ 1 hành động lạ ngay khi không ai chú ý
21:14:51 24/12/2024
Gia đình đoàn tụ ở TPHCM sau 64 năm, 3 anh em nói 3 thứ tiếngGia đình đoàn tụ ở TPHCM sau 64 năm, 3 anh em nói 3 thứ tiếng
21:36:01 24/12/2024
Diện mạo khó nhận ra của diễn viên Việt Anh sau 5 năm "dao kéo"Diện mạo khó nhận ra của diễn viên Việt Anh sau 5 năm "dao kéo"
23:35:44 24/12/2024
Hình ảnh hai bố con trên chuyến tàu điện khiến nhiều người ngợi khen: Tương lai đứa trẻ sẽ rất xán lạnHình ảnh hai bố con trên chuyến tàu điện khiến nhiều người ngợi khen: Tương lai đứa trẻ sẽ rất xán lạn
20:06:31 24/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nóng: Thu Trang - Tiến Luật lên tiếng gấp khi bị lôi vào ồn ào chia tay của vợ chồng Phương Lan

Nóng: Thu Trang - Tiến Luật lên tiếng gấp khi bị lôi vào ồn ào chia tay của vợ chồng Phương Lan

Sao việt

23:59:02 24/12/2024
Thu Trang vội lên tiếng, đề nghị nói thẳng tên ra để tránh khiến những người không liên quan dính vào thị phi. Tiến Luật trực tiếp nhắn tin cho Phan Đạt để hỏi cho rõ ràng
Cuỗm cả tỷ đồng sau mỗi vụ môi giới bán 1 quả thận

Cuỗm cả tỷ đồng sau mỗi vụ môi giới bán 1 quả thận

Pháp luật

22:23:04 24/12/2024
Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Trọng Luận (SN 1990, trú TP Vinh, tỉnh Nghệ An) về hành vi Mua bán bộ phận cơ thể người .
Dồn tiền tiết kiệm 10 năm để xây nhà báo hiếu bố mẹ, thành quả khiến chính chủ phải gật gù: Không gian gần gũi, thích hợp để dưỡng già

Dồn tiền tiết kiệm 10 năm để xây nhà báo hiếu bố mẹ, thành quả khiến chính chủ phải gật gù: Không gian gần gũi, thích hợp để dưỡng già

Netizen

21:40:24 24/12/2024
Thiết kế đơn giản, gần gũi với thiên nhiên là những tiêu chí hàng đầu mà cô nàng này đặt ra khi xây nhà cho bố mẹ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tử Du chuyển đến thành phố Côn Minh để làm việc
Toàn cảnh xung đột Nga-Ukraine khi kết thúc năm 2024: Các mặt trận rực lửa

Toàn cảnh xung đột Nga-Ukraine khi kết thúc năm 2024: Các mặt trận rực lửa

Thế giới

21:09:14 24/12/2024
Ở mặt trận phía bắc, tại Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Nga đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tháng 5, khiến quân đội Ukraine vốn đã chật vật giữ vững các tuyến phòng thủ càng thêm căng thẳng.
Hoà Minzy sốc khi Văn Toàn chấn thương nặng, phản ứng đàng trai trước tình cảm của "bạn thân" mới gây chú ý

Hoà Minzy sốc khi Văn Toàn chấn thương nặng, phản ứng đàng trai trước tình cảm của "bạn thân" mới gây chú ý

Sao thể thao

21:04:32 24/12/2024
Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn của đội tuyển Việt Nam có mối quan hệ cực thân thiết với ca sĩ Hoà Minzy. Mới đây khi cô nàng tổ chức fanmeeting, dù không xuất hiện nhưng Văn Toàn đã gửi hoa chúc mừng.
Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

Dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị ô tô khách lùi trúng tử vong

Tin nổi bật

20:08:55 24/12/2024
Đang dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân ở Khu công nghiệp Tân Hương, tỉnh Tiền Giang bị xe khách lùi trúng và cán chết thương tâm.
Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Lạ vui

18:13:26 24/12/2024
Mới đây, vụ việc về những xác nghi là người ngoài hành tinh bí ẩn ở Peru tiếp tục gây tranh cãi sau khi hai sinh vật mới được đặt tên là Paloma và Antonio được công bố.