Thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học khi thực hiện Chương trình GDPT mới
Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 2, lớp 3 ở nhiều địa phương đang dần khó khăn do thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên môn Ngoại ngữ và Tin học.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu tính theo đúng định mức từng cấp học thì cả nước thiếu hụt khoảng 70.000 giáo viên, trong đó, thiếu nhiều nhất là bậc mầm non, thiếu trên 45.000 giáo viên, tiếp đó là bậc tiểu học thiếu trên 20.000 giáo viên, nhưng lại thừa 6.700 giáo viên.
Đối với bậc tiểu học, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, các địa phương đã ưu tiên những điều kiện tốt nhất cho học sinh lớp 1 theo hướng bổ sung đủ số lượng, giáo viên được thẩm định có năng lực chuyên môn, có phẩm chất để tổ chức giảng dạy. Tuy vậy, đối với lớp 2, lớp 3, dù đã cân đối nguồn giáo viên, nhưng nhiều địa phương vẫn gặp khó.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết: “Do tinh giản biên chế, một số địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên. Riêng lớp 1 là bố trí rất đầy đủ giáo viên để có thể tham gia giảng dạy. Nhưng với lớp 2, lớp 3 ở một số địa phương lại bắt đầu dần dần khó khăn do thiếu giáo viên, đặc biệt là một số môn khó hiện nay ở tiểu học là đưa môn Ngoại ngữ và Tin học vào thành môn bắt buộc.
Hiện nay môn Tin học và Ngoại ngữ ở tiểu học đang là môn tự chọn cho nên trường nào có điều kiện thì tổ chức. Nhưng đã là môn bắt buộc thuộc về trách nhiệm của nhà nước nên hiện nay các tỉnh, thành phố đều thiếu giáo viên dạy Ngoại ngữ và Tin học”.
Để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên khi triển khai chương trình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị quyết 102 năm 2020 về biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, nhằm tháo gỡ những vướng mắc của các địa phương trong việc ký hợp đồng lao động với giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập, nhất là hợp đồng với giáo viên dạy các môn học mới như Ngoại ngữ, Tin học ở bậc tiểu học. Bộ cũng hướng dẫn các địa phương rà soát, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với điều kiện thực tế./.
Hòa Bình: Bảo đảm đủ giáo viên dạy Ngoại ngữ, Tin học
Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT yêu cầu chuẩn bị đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học bắt đầu từ năm học 2022-2023.
Ảnh minh họa
Theo đó, để chuẩn bị đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học bắt đầu từ năm học 2022-2023, Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường xây dựng Đề án vị trí việc làm của đơn vị theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT. Trong đó bổ sung vị trí việc làm theo định mức đối với giáo viên môn Tiếng Anh và Tin học đủ định mức số tiết quy định.
Rà soát thực trạng giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học hiện nay theo từng trường để xác định rõ số giáo viên đã có, còn thiếu, cần được tuyển dụng, bồi dưỡng trong thời gian tới và dự báo nhu cầu khi thực hiện chương trình mới.
Tiếp tục tham mưu với UBND các huyện, thành phố giải pháp ưu tiên bố trí biên chế, tính toán để bổ sung đủ số lượng giáo viên dạy Ngoại ngữ, Tin học cho các trường theo lộ trình hàng năm phù hợp với thực tế; bố trí đủ giáo viên Tiếng Anh, Tin học dạy tiểu học, không để tình trạng thiếu giáo viên khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên Tiếng Anh, Tin học theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo.
Chỉ đạo các trường trên địa bàn sắp xếp, phân công giáo viên dạy môn Ngoại ngữ, Tin học hết sức linh hoạt theo các phương án: Bố trí 1 giáo viên dạy ở nhiều trường trên cùng địa bàn; phân công giáo viên cấp THCS chưa đảm bảo định mức giảng dạy cấp tiểu học... với mục tiêu không để bất kỳ cơ sở giáo dục tiểu học nào vì thiếu giáo viên mà không triển khai dạy học Ngoại ngữ và Tin học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hà Nội quyết tâm không để thiếu giáo viên khi triển khai chương trình mới Hà Nội vừa tổ chức xong kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2020 với gần 4.000 chỉ tiêu. Không để thiếu giáo viên khi triển khai chương trình mới. Sau khi có kết quả vào cuối tháng 4, nhiều nhà trường sẽ giải được bài toán thiếu giáo viên để chuẩn bị nguồn lực bắt nhịp Chương trình giáo dục...