Thiếu gần 9.000 giáo viên tiếng Anh, Tin học, các địa phương xoay sở thế nào?
Các địa phương đang xoay xở đủ kiểu để đối phó với tình trạng thiếu gần 9.000 giáo viên dạy tiếng Anh và Tin học lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, năm học 2022 – 2023, toàn ngành cần tới 5.322 giáo viên tiếng Anh và 3.648 giáo viên Tin học lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, như vậy mới đủ mỗi trường có tối thiểu 1 giáo viên cho mỗi môn.
Như vậy, sẽ cần 8.970 giáo viên tiếng Anh và Tin học mới tạm đủ để triển khai bắt buộc hai môn học này ở cấp tiểu học (100% học sinh được học). Tuy nhiên, do chưa tuyển được giáo viên, nhiều địa phương đang phải gồng lên áp dụng các giải pháp tình thế để đáp ứng yêu cầu.
(Ảnh minh họa: Đ.H)
Luân chuyển và kiêm nhiệm nhiều môn
Tỉnh Thanh Hóa còn thiếu hơn 100 giáo viên tiếng Anh và hơn 400 giáo viên Tin học tiểu học để có thể đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ở cấp tiểu học. Để đáp ứng nhu cầu giáo viên Tin học, Ngoại ngữ ở lớp 3 cho năm học tới, đại diện Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, ngành đang điều động, thuyên chuyển giáo viên dạy liên trường, liên cấp sau khi đã bồi dưỡng, tập huấn để phù hợp với đối tượng học sinh của cấp tiểu học.
Tương tự, tỉnh Kon Tum cũng xây dựng phương án bố trí giáo viên linh hoạt dựa trên việc rà soát nhu cầu ở từng địa bàn cụ thể vào đầu năm học mới. Theo đó, giáo viên tiếng Anh và Tin học cấp tiểu học trong biên chế được ưu tiên xếp dạy lớp 3. Họ được bố trí dạy liên trường trên cùng địa bàn xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Kon Tum cũng điều chuyển giáo viên THCS ở nơi đang dư thừa xuống dạy tiểu học.
Video đang HOT
Trong khi đó, một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu đều đang tính toán dạy trực tuyến cho học sinh theo cụm trường, có thể tổ chức trong phạm vi cấp huyện, thị. Học sinh các trường trong một huyện, thị được học trực tuyến với giáo viên thuộc biên chế huyện đó, nhưng cũng có thể mở rộng để giáo viên vùng thuận lợi dạy trực tuyến cho học sinh vùng còn thiếu giáo viên trong nội tỉnh, thậm chí có thể huy động sự hỗ trợ nguồn nhân lực ở các tỉnh thành khác.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Phú Thọ cũng cho hay, giải pháp trước mắt là đào tạo tại chỗ số lượng giáo viên hiện có để phục vụ lâu dài. Những giáo viên dôi dư có trình độ trung cấp Tin học được định hướng đi bồi dưỡng để dạy môn này ở bậc tiểu học.
Nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm dạy 2 – 3 môn. (Ảnh minh họa: C.H)
Các trường xoay đủ kiểu
Về phía các trường, ông Đoàn Minh Châu, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội cho biết: “Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy môn Mỹ thuật, Âm nhạc. Thứ nhất, về cơ sở vật chất chưa có phòng âm nhạc, yêu cầu đầu tư khá lớn, nhu cầu của học sinh chưa biết sử dụng nhạc cụ gì, khó khăn thứ hai là đội ngũ giáo viên, nhà trường chưa có giáo viên dạy Mỹ thuật, Âm nhạc”.
Bà Đào Thị Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sông Cầu, tỉnh Bắc Kạn cũng nêu: ” Để đảm bảo dạy 2 buổi/ngày theo quy định, hiện nay trường chúng tôi đang thiếu đến 4 đến 5 giáo viên. Do đó, nhà trường phải xử lý bằng cách là giảm số buổi học”.
Để có đủ giáo viên dạy theo chương trình mới ngay trong năm học này, giải pháp được nhiều trường, địa phương lựa chọn là thuê giáo viên dạy hợp đồng.
Bà Nguyễn Thúy Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hữu Hòa (Hà Nội) cho rằng, nếu không ký hợp đồng thì nhà trường sẽ không đủ giáo viên để dạy. Ví dụ với môn Tin học, khối 3 có 1 tiết, khối 4, khối 5 quy định là mỗi một lớp dạy 2 tiết/tuần. Nếu giáo viên không có hợp đồng thì nhà trường chỉ sắp xếp được mỗi lớp dạy 1 tiết, không đúng quy định của Bộ GD&ĐT; nhưng khi có hợp đồng thì đủ theo quy định là mỗi lớp học 2 tiết Tin học/tuần.
Một phương án cũng được nhiều địa phương thực hiện trong khi chờ bổ sung biên chế giáo viên, đó là bố trí giáo viên tiếng Anh, Tin học dạy liên trường, dạy nhiều điểm trường.
Ông Phạm Văn Phôi, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết, để đối phó với tình trạng thiếu giáo viên dạy môn tiếng Anh của lớp 3, Phòng tham mưu cho UBND huyện phân công giáo viên tiếng Anh cấp THCS trên cùng địa bàn xã kiêm nhiệm dạy môn tiếng Anh lớp 3 của trường tiểu học trong xã ấy.
Cùng với đó, Phòng GD&ĐT cũng tham mưu cho UBND huyện biệt phái giáo viên ở những đơn vị đang có 2 giáo viên đến những đơn vị mà chưa có giáo viên để đảm bảo đủ người dạy tiếng Anh lớp 3.
Quảng Trị: 30% trường tiểu học không có giáo viên môn Tin
Quảng Trị dự kiến điều động luân phiên giáo viên tiếng Anh và Tin học để tạm đáp ứng điều kiện dạy học theo chương trình phổ thông 2018.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, đến nay, toàn tỉnh hiện có 115/149 cơ sở giáo dục Tiểu học triển khai dạy môn Tin học với 112 giáo viên.
TS Lê Thị Hương - GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị
Trên thực tế, vẫn còn tới 44 trường chưa có giáo viên bộ môn này. Trong khi đó, chỉ có 1739/2511 lớp đang dạy môn tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018.
Để đáp ứng yêu cầu dạy Ngoại ngữ và Tin học theo Chương trình GDPT 2018, Quảng Trị cần bổ sung thêm khoảng 347 giáo viên.
Chia sẻ với VietNamNet, TS Lê Thị Hương - GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, bên cạnh khó khăn về giáo viên dạy học, điều kiện cơ sở vật chất để dạy học môn Tin học cũng khó khăn khi hiện chỉ có 170 phòng máy tính và vẫn còn 31 trường chưa có phòng máy tính hoặc có nhưng không đáp ứng đủ số lượng và điều kiện để dạy học.
"Để gỡ khó, đơn vị sẽ phối hợp cùng Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh, chỉ đạo các địa phương trên cơ sở biên chế được giao xây dựng kế hoạch tuyển dụng đủ giáo viên theo chỉ tiêu.
Trong đó, chú trọng tuyển đủ giáo viên tiếng Anh, Tin học cho cấp Tiểu học với mục tiêu không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên 2 môn này khi thực hiện Chương trình GDPT 2018", TS Lê Thị Hương chia sẻ.
Ngoài việc thiếu hụt giáo viên, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đang gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ môn Tin học, đặc biệt là tại các trường miền núi
Cũng theo GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, trước mắt để "giải bài toán" thiếu hụt giáo viên, ngành giáo dục sẽ tham mưu, phối hợp với các cấp có thẩm quyền điều động luân phiên giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu, nhất là giáo viên tiếng Anh và Tin học.
Đồng thời, điều động một số giáo viên tiếng Anh, Tin học ở cấp THCS dôi dư xuống dạy ở cấp Tiểu học, bố trí giáo viên dạy liên trường và hợp đồng giáo viên với một số trường còn thiếu nhưng chưa tuyển dụng được.
Gỡ khó nhân lực, vật lực dạy Tiếng Anh và Tin học trong Chương trình mới Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ năm học 2022 - 2023, Tiếng Anh và Tin học chính thức trở thành môn học bắt buộc với học sinh lớp 3. Tuy nhiên, nhiều địa phương, trường học vẫn gặp khó khăn về nhân lực và vật lực khi triển khai bộ môn này, nhất là những trường vùng sâu, vùng xa,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chân dung nữ ca sĩ nổi tiếng vừa bật mí nhiệm vụ được giao bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính
Sao việt
13:34:42 19/05/2025
Công ty Sơn Lâm "tuồn" thuốc vào những bệnh viện nào?
Pháp luật
13:33:00 19/05/2025
Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"
Tin nổi bật
13:27:56 19/05/2025
Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon
Thế giới
13:19:21 19/05/2025
Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá
Du lịch
13:14:29 19/05/2025
Haaland còn kém xa Ronaldo, Messi
Sao thể thao
13:02:40 19/05/2025
Ái nữ của "ông trùm truyền thông" nghìn tỷ đầu tiên ở Việt Nam: Tốt nghiệp ĐH Oxford danh giá, 17 tuổi sáng lập quỹ từ thiện xây cầu khắp mọi miền Tổ quốc
Netizen
13:01:30 19/05/2025
Làm sườn xào chua ngọt mãi cũng chán, đem cháy tỏi được món vừa ngon lại đánh bay nồi cơm
Ẩm thực
12:28:44 19/05/2025
Đậu đen làm đẹp da như thế nào?
Làm đẹp
12:10:15 19/05/2025
6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách
Sáng tạo
11:26:20 19/05/2025