Thiếu các loại vitamin này cơ thể sẽ thường xuyên đau nhức, sưng phù ở một số bộ phận
Thỉnh thoảng cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện một số vấn đề nhỏ, tuy rằng không đến mức nghiêm trọng đi khám bác sĩ, nhưng bạn vẫn cần biết nguyên nhân vì sao nó lại xuất hiện.
Con người không thể lúc nào cũng khỏe mạnh, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy cơ thể bỗng nhiên khó chịu không rõ nguyên nhân, hay đau nhức không lý do cụ thể… Những vấn đề nhỏ này tuy có thể biến mất trong vài ngày, nhưng dẫu sao bạn cũng không nên chủ quan, vì nó là dấu hiệu của cơ thể đang thiếu các loại vitamin này.
Mắt cá chân sưng phồng: Thiếu kali
Kali là một nguyên tố quan trọng giúp điều chỉnh sự cân bằng axit-bazơ trong máu, chất lỏng, đồng thời duy trì cân bằng nước và áp suất thẩm thấu trong cơ thể.
Thiếu kali trong thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn nhịp tim, thần kinh bất thường. Ví dụ, sau khi vận động lâu, cơ thể dễ bị chuột rút do mất nước quá nhiều và mất ion kali. Nếu để tình trạng này kéo dài, bạn sẽ thấy cơ thể mình bị sưng phù một số nơi, đặc biệt là ở cổ chân.
Giải pháp: Sau khi tập thể dục, nên ăn chuối để bổ sung kali, ngăn ngừa chuột rút. Ngoài ra, ăn một lượng trái cây và rau quả nhất định mỗi ngày cũng có thể bổ sung đủ kali.
Bụng khó chịu: T hiếu vitamin A
Vitamin A không chỉ là nguyên tố quan trọng để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” mà còn giúp hình thành lớp màng bảo vệ tự nhiên ở đường hô hấp và dạ dày, ngăn chặn vi khuẩn hay các chất độc hại xâm nhập trực tiếp vào cơ thể.
Vì vậy, thiếu vitamin A ngoài việc không tốt cho mắt, nó còn có thể gây hại cho đường hô hấp và đường tiêu hóa, khiên nhiêu ngươi kho chiu trong bung.
Giải pháp: Ăn một ít cà rốt mỗi ngày hoặc ăn gan động vật 1-2 lần/tuần cũng là cách bổ sung vitamin A.
Nhiệt miệng, khô môi: Thiếu vitamin B2
Khi môi và miệng có vết thương hoặc bị viêm nhiều lần, đó là do cơ thể đang thiếu hụt vitamin B2. Ngoài ra, vitamin B2 còn đóng vai trò quan trọng đối với da và tóc. Loại vitamin này không thể tự sản sinh trong cơ thể, nên nó cần được bổ sung từ thực phẩm chức năng hoặc đồ ăn.
Thiếu vitamin B12 sẽ bị nhiệt miệng, khô môi.
Giải pháp: Uống 250ml sữa mỗi ngày hoặc tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B2 như nấm, hạnh nhân, đậu phộng…
Nhạt miệng: Thiếu kẽm
Thiếu kẽm cơ thể con người sẽ giảm khả năng miễn dịch, chán ăn, chậm phát triển, rụng tóc, suy giảm chức năng vị giác.
Do đó, nếu bạn thấy mình thường có cảm giác nhạt miệng khi ăn, hay có những vết thương lâu lành, hãy cẩn thận đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu kẽm.
Giải pháp: Thịt đỏ như thịt bò và cừu rất giàu kẽm. Ví dụ, nếu ăn 230 gram bít tết mỗi tuần một lần, bạn có thể nhận đủ kẽm.
Khó chịu, cáu kỉnh : Thiếu sắt
Video đang HOT
Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu mà còn khiến con người dễ xúc động, hay mất bình tĩnh, đầu óc kém minh mẫn, trầm cảm.
Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu mà còn khiến con người dễ xúc động, hay mất bình tĩnh.
Sắt là nguyên tố quan trọng giúp cơ thể tạo hồng cầu. Đối với phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt, sắt lại càng quan trọng hơn.
Giải pháp: Thịt đỏ, trứng, các loại hạt và rau xanh đậm đều là những thực phẩm giàu chất sắt. Lưu ý, nên bổ sung thêm vitamin C để thúc đẩy quá trình hấp thụ và sử dụng sắt.
Đau nhức toàn thân : Thiếu vitamin D
Những người không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời hoặc thiếu vitamin D thường hay có những cơn đau nhức mãn tính.
Vitamin D là một chất dinh dưỡng mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được, nó cũng là một chất quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và răng khỏe mạnh.
Giải pháp: Ăn 2 phần các loại cá có hàm lượng vitamin D cao như cá mòi, cá hồi…, cộng với tắm nắng thường xuyên.
Một số vấn đề khác mọi người có thể mắc phải
Ngoài ra, nếu cơ thể bạn gặp những vấn đề nhỏ sau đây, đó cũng có thể là do cơ thể đang thiếu một số chất dinh dưỡng.
Thiếu các loại vitamin sẽ khiến cơ thể có vấn đề.
- Khô mắt: Thiếu vitamin A, caroten.
- Hôi miệng: Thiếu vitamin B6 và kẽm.
- Răng yếu: Thiếu vitamin A, canxi, sắt.
- Môi khô, bong tróc: Thiếu vitamin A, B2.
- Thiếu máu, tay chân lạnh: Thiếu vitamin B6, axit folic, sắt.
- Mệt mỏi, tinh thần kém: Thiếu vitamin B1, B2, B6.
- Tóc rụng nhiều, nhiều gàu: Thiếu vitamin A, B6, kẽm, canxi.
- Tóc khô, chẻ ngọn: Thiếu vitamin E và sắt.
- Quầng thâm mắt: Thiếu vitamin A, C, E.
- Đốm, tàn nhang: Thiếu vitamin C, E, axit folic.
- Nếp nhăn xuất hiện sớm và nhiều hơn: Thiếu vitamin A, C, E, selen.
- Da kém đàn hồi và xỉn màu: Thiếu vitamin B1, B2.
- Da khô ráp với lỗ chân lông to: Thiếu vitamin A, B6, kẽm.
- Còi cọc: Thiếu vitamin A, B1, B2.
- Thị lực kém, mắt nhạy cảm với ánh sáng, khô mắt: Thiếu vitamin A, B1, B2, selen.
- Đổ mồ hôi trộm, đổ mồ hôi ban đêm: Thiếu vitamin D, canxi, sắt.
Tại sao dễ ốm khi trời lạnh, mối liên hệ giữa thời tiết lạnh và nguy cơ bị ốm
Thông thường, virus gây cảm cúm, cảm lạnh ở người dễ lây nhiễm vào những ngày mùa đông hơn. Đây cũng là nguyên nhân trời lạnh sẽ làm tăng nguy cơ bị ốm.
Cảm cúm hay cảm lạnh đều là bệnh do virus gây ra. Bệnh đều có thể lây lan từ người sang người thông qua hắt hơi và ho. Các triệu chứng có thể xuất hiện như sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể hay chảy nước mũi, đau họng, nhức đầu đến kiệt sức.
Đối với một vài đối tượng như người suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ và người cao tuổi thì bệnh cảm lạnh và cảm cúm đe dọa đến sức khỏe nghiêm trọng.
1. Tại sao dễ ốm khi trời lạnh?
Hầu hết mọi người đều cảm thấy mình dễ bị ốm hơn khi trời lạnh. Điều này cũng cho biết rằng, thời tiết lạnh và nguy cơ bị ốm có mối liên quan đến nhau. Thời tiết lạnh làm suy yếu hệ miễn dịch và kèm theo đó là khiến các vi khuẩn, virus hoạt động mạnh mẽ hơn.
Mối liên quan giữa thời tiết lạnh và nguy cơ bị ốm ở con người xảy ra như sau:
- Do thời tiết lạnh, mọi người ở trong phòng nhiều hơn, đồng nghĩa với việc khi tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh nhiều hơn cũng làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
- Thời tiết lạnh khiến các mạch máu có thể co lại, điều này cũng làm các tế bào bạch cầu mất nhiều thời gian hơn khi di chuyển đến niêm mạch. Vì vậy, khả năng phòng ngừa hay chống lại các loại virus, vi khuẩn cũng giảm đi.
Trẻ nhỏ và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị ốm cao khi thời tiết lạnh - Ảnh Internet
- Điều kiện thời tiết lạnh, không khí hanh khô khiến màng nhầy bị khô và cứng. Điều này cũng khiến các triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm trở nên tồi tệ hơn trong mùa lạnh.
- Thời tiết lạnh làm suy yếu hệ miễn dịch của con người, từ đó làm tăng nguy cơ bị ốm.
Ngoài ra còn có một số lý do khác làm suy giảm khả năng miễn dịch trong mùa lạnh như: Cơ thể thiếu vitamin D trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Chưa kể các tế bào đường hô hấp cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp.
Kèm theo đó là vác loại virus cảm lạnh, cảm cúm có thể sinh tồn và dễ dàng nhân lên khi thời tiết lạnh.
2. Mối liên hệ giữa nguy cơ bị ốm và thời tiết
Thời tiết lạnh, không khi khô và nguy cơ mắc cảm cúm tăng cao. Nhiều người thắc mắc rằng liệu thời tiết lạnh có làm bạn bị ốm không? Thực tế, thời tiết lạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ bị ốm ở người.
Để bảo vệ sức khỏe mùa lạnh người già, trẻ nhỏ cần ngồi ở những nơi kín gió, đội mũ và giữ ấm các bộ phận cơ thể như cổ, đầu, tay, chân và không ra ngoài khi tóc còn ướt để bảo vệ sức khỏe.
- Virus cảm lạnh và cảm cúm là bệnh truyền nhiễm
Bởi vì virus cúm là bệnh truyền nhiễm, vi trùng gây bệnh cho con người. Do đó, thời tiết lạnh, không khí hanh khô không phải thủ phạm khiến con người bị cảm cúm. Chỉ khi tiếp xúc với virus cúm thì mới bị cảm cúm, cảm lạnh.
Mối liên hệ giữa việc cơ thể bị lạnh và cảm cúm do không khí lạnh gây ra cũng góp phần trở thành điều kiện làm tăng nguy cơ bị ốm ở con người - Ảnh Internet
Do đó, muốn bảo vệ sức khỏe cần phòng ngừa hoặc tiêm vaccine phòng cúm. Trong khi đó, virus gây cảm cúm ở người đạt đỉnh điểm vào mùa đông.
Dù cảm lạnh, cảm cúm không phải là lý do duy nhất. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa việc cơ thể bị lạnh và cảm cúm do không khí lạnh gây ra cũng góp phần trở thành điều kiện làm tăng nguy cơ bị ốm ở người.
- Hệ thống miễn dịch của con người và virus cảm cúm
Thực tế, virus có nhiều khả năng lây lan hơn khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, các yếu tố được đề xuất có khả năng gây ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch gồm thay đổi nhiệt độ đột ngột và các tác động của chu kỳ tối và sáng.
Dù thời tiết lạnh không gây bệnh ở con người. Tuy nhiên, thời tiết lạnh hoặc các yếu tố khác có thể làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật. Vì thế, muốn bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh con người cần chủ động phòng tránh.
3. Làm gì để không bị ốm khi trời lạnh?
Thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm sâu muốn bảo vệ sức khỏe cần chú ý một số vấn đề sau:
- Giữ cơ thể ấm áp, ăn uống đồ ấm, đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Cẩn chú ý đến chế độ ăn uống giúp bảo vệ sức khỏe mùa lạnh - Ảnh Internet
- Chú ý đến độ ẩm, thông gió trong nhà.
- Đặc biệt lưu ý khi bị hạ thân nhiệt, đây là trường hợp khẩn cấp và người bị hạ thân nhiệt cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Giữ thói quen vệ sinh tay để phòng nhiễm virus cảm cúm, cảm lạnh gây ốm.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể thao trong mùa lạnh.
Hồi phục kỳ diệu khi chỉ còn 1% cơ hội sống Gregg Garfield, 53 tuổi, "bệnh nhân số 0", một trong những người đầu tiên ở California mắc Covid-19 tháng 3, đã hồi phục và trở lại đời thường. Garfield cầu hôn bạn gái hồi tháng 8, dự định đi trượt tuyết lại vào tháng 12. Anh kêu gọi mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội. Garfield cũng rất vui...