Thiết kế nhà ống 1 trệt 1 lửng 1 lầu đang được ưa chuộng
Thiết kế nhà ống 1 trệt 1 lửng 1 lầu mang đến cho các hộ gia đình không gian sinh hoạt khá rộng rãi, tiện nghi và có sự riêng tư cho mỗi thành viên.
Những mẫu nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu đẹp
Bạn đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu đẹp, hãy tham khảo ngay những phương án thiết kế dưới đây để có thêm nhiều ý tưởng mới và độc đáo cho riêng mình. Đây là những mẫu bản vẽ nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu đẹp đang được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Mẫu thiết kế nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu bố trí tầng lửng làm không gian sinh hoạt chung.
Kiến trúc nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu thiết kế tone màu trắng chủ đạo kết hợp vật liệu gỗ công nghiệp màu nâu tạo nên không gian gần gũi và sang trọng.
Phương án bố trí bản vẽ nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu có 2 phòng ngủ, tầng lửng tận dụng làm không gian sinh hoạt chung cho gia đình.
Với diện tích xây dựng hạn chế, việc có thêm tầng lửng giúp tăng không gian sử dụng cho các thành viên trong gia đình.
Nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu là gì?
Mẫu nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu hay còn gọi là nhà 2 tầng có gác lửng, là một kiểu nhà có kết cấu gồm 2 tầng và 1 gác lửng. Theo đó, tầng trệt là tầng đầu tiên, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Tầng lửng được bố trí ở giữa tầng trệt và tầng lầu, có chiều cao trung bình từ 2,2 – 2,5m. Còn tầng lầu là tầng cao nhất của ngôi nhà.
Video đang HOT
Hầu hết, việc lựa chọn xây tầng lửng là để tăng không gian sử dụng cho gia chủ. So với việc xây thêm tầng lầu nữa thì việc sử dụng tầng lửng được cho là tối ưu chi phí xây dựng đáng kể. Đặc biệt, đối với những căn nhà phố, bị giới hạn về diện tích xây dựng, thì tầng lửng là một lựa chọn hoàn hảo để tăng không gian sử dụng.
Tuy tầng lửng không được xem là một tầng lầu nhưng lại đảm nhận chức năng tương tự như tầng lầu. Tầng lửng có thể được bố trí phòng sinh hoạt chung, phòng thờ, phòng ngủ, phòng giải trí,.. tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ mà không gian sẽ được bố trí phù hợp với mong muốn. Ngoài ra, tầng lửng có thể được đặt ở phía trước, bên hông hay phía sau, tùy vào kiến trúc và sở thích của gia chủ mà kiến trúc sư sẽ cân đối và phân chia khoa học.
Những tiêu chuẩn khi thiết kế nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu
Để đảm bảo tính an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình, khi xây nhà 1 trệt 1 lửng 1 lầu gia chủ cần tuân thủ các tiêu chuẩn sau:
Điều kiện xây dựng
Theo quy định của Luật Xây dựng, nhà ở riêng lẻ chỉ được xây dựng tầng lửng khi chiều rộng lộ giới L> 3,5m. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
Diện tích sàn tầng lửng
Diện tích sàn tầng lửng không được vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới nhằm đảm bảo tính vững chắc và an toàn cho ngôi nhà.
Chiều cao của tầng lửng
Chiều cao của tầng lửng thường được quy định như sau:
Đối với trường hợp có lộ giới nhỏ hơn 3,5m và chiều cao từ mặt vỉa hè đến sàn tầng 1 là 3,8m, thì chiều cao của tầng lửng chỉ có thể từ 1,5m trở xuống.
Trong trường hợp lộ giới lớn hơn 3,5m nhưng không quá 20m và chiều cao từ mặt vỉa hè đến sàn tầng 1 là 5,8m, tầng lửng có thể được xây dựng với chiều cao từ 1,8m đến 2m.
Đối với các trường hợp có lộ giới lớn hơn 20m và chiều cao từ mặt vỉa hè đến sàn tầng 1 là 7m, chiều cao của tầng lửng có thể từ 2,8m đến 3m.
Mẫu thiết kế nhà ống có giếng trời đẹp
Nếu muốn tham khảo các mẫu thiết kế nhà ống có giếng trời bạn có thể tham khảo những mẫu sau.
Những mẫu giếng trời nhà ống đẹp
Là một phần không thể thiếu trong thiết kế công trình nhà ở, giếng trời cần có kiểu dáng kiến trúc phù hợp và đồng nhất với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Sau đây là những mẫu giếng trời cuối nhà ống có thể tham khảo:
Giếng trời có mái che: Việc lắp thêm hệ thống mái che cho giếng trời cuối nhà ống sẽ giúp cho gia chủ linh hoạt điều chỉnh ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà gia chủ có thể lắp đặt mái che cố định hoặc di động cho giếng trời.
Giếng trời có mái che. (Ảnh minh họa)
Cách âm cho giếng trời: Có cấu tạo giống như một bộ loa khuếch đại nên nhược điểm của giếng trời là âm thanh truyền đi xa. Để tiêu âm, giải pháp hiệu quả thường được các gia chủ sử dụng là tạo độ nhám, sần sùi trên các bức tường ở khu vực giếng trời.
Tường khu vực giếng trời được thiết kế sần sùi để tiêu âm. (Ảnh minh họa)
Trang trí tiểu cảnh tại giếng trời: Hầu hết những ngôi nhà ống có thiết kế giếng trời cuối nhà đều tận dụng khu vực này để trang trí tiểu cảnh. Có hai loại tiểu cảnh thường gặp là tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước. Tiểu cảnh khô gồm cây xanh kết hợp với đá và hòn non bộ. Còn tiểu cảnh nước là mô hình thác nước hay hồ nước thu nhỏ có sỏi đá và cây xanh.
Giếng trời có tiểu cảnh nước. (Ảnh minh họa)
Lợi ích của giếng trời trong nhà ống
Giếng trời là không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng từ tầng mái đến tầng trệt của công trình. Ngôi nhà có thiết kế giếng trời sẽ giúp cho các không gian bên trong nhà đón nhận nhiều ánh sáng và gió hơn.
Với những ngôi nhà ống thì việc thiết kế giếng trời càng trở nên bức thiết hơn bởi đây là hạng mục sẽ giúp cải thiện môi trường sống cho gia chủ.
Trước tiên, ưu điểm của việc thiết kế giếng trời cuối nhà ống đó là giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà để tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sinh hoạt. Tiếp đó, giếng trời giúp đối lưu không khí giữa các không gian bên trong nhà và môi trường tự nhiên.
Bên cạnh việc góp phần tạo nên vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà, giếng trời cuối nhà ống còn có ý nghĩa về mặt phong thủy.
Vì được thiết kế nằm ở vị trí thông tầng nên khu vực giếng trời sẽ là nơi chịu sự thay đổi thời tiết quanh năm. Do vậy, khi thiết kế giếng trời cần phải đảm bảo không bị dột vào mùa mưa hoặc nắng chói chang vào ngày nắng.
Lưu ý khi làm giếng trời cuối nhà ống
Với những giếng trời không có mái che, việc thoát nước ở khu vực giếng phải được chú trọng. Luôn đảm bảo đủ độ rộng cần thiết cũng như phải có hệ thống che chắn ở khu vực xung quanh để tránh tình trạng nước mưa làm bẩn những không gian sinh hoạt khác.
Giếng trời có mái thì khi xây dựng phải có giải pháp hợp lý cho hệ thống các khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà.
Tại một số vùng, ngày hè nắng rất gay gắt, nhất là vào buổi trưa. Nắng gắt chiếu trực tiếp ở giếng trời có thể làm cho một số hạng mục, đồ vật bằng gỗ dễ hư hỏng. Do vậy, ngoài mái che, gia chủ nên lắp đặt thêm hệ thống rèm để chắn nắng và điều tiết lượng ánh sáng.
Nếu dưới giếng trời không phải tiểu cảnh thư giãn mà là không gian sinh hoạt, nơi thành viên trong nhà đi lại thì không nên treo đèn, chậu cây cũng như các vật trang trí nặng ở phía trên để hạn chế nguy hiểm.
Hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo an toàn khi sử dụng, đặc biệt là với trẻ em.
Khi trang trí giếng trời, với những vật trang trí như cây cảnh treo hay đèn trang trí thì nên đặt trong tầm với, vừa thuận tiện trong việc chăm sóc vừa dễ sửa chữa.
Tư vấn thiết kế nhà ống 50m có mặt tiền hẹp và dài Tư vấn thiết kế nhà ống 50m một mặt tiền có đủ không gian sinh hoạt cho cả gia đình đủ sáng, thông thoáng và hợp phong thủy. Chuyên mục thân mến! Gia đình tôi đang sở hữu mảnh đất có diện tích 50,5m; mặt tiền 3,29m hướng đông nam; chiều dài bên phải 15,44m, chiều dài bên trái 15,36m. Tôi có mong...