Thiên thần 6 chân “mách” 800 học sinh cách “thương lượng” để thành công
Vừa qua, hàng chục câu hỏi đầy thú vị đã được đặt ra tại talk show “Lan tỏa nghị lực sống” với sự tham gia của hơn 800 học sinh trường THPT chuyên Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Bí thư Tỉnh Đoàn Trần Quốc Duy (ngoài cùng, từ phải sang) và nữ nhà văn Trần Trà My (thứ hai, từ phải sang) định hướng cho hơn 800 bạn trẻ cách “thương lượng” với bản thân để vươn lên, gặt hái thành công
Diễn ra trong Ngày hội “Khi tôi 18″, talk show đã được Tỉnh Đoàn Bình Phước phối hợp với trường THPT chuyên Bình Long, TX. Bình Long tổ chức nhằm giúp các bạn trẻ được tiếp thêm nghị lực sống qua những câu chuyện người thực, việc thực.
Tại đây, thiên thần 6 chân Trần Trà My quê ở Quảng Trị – vùng đất hiện đang phải “oằn mình” chịu lũ đã kể lại hành trình vượt qua nghịch cảnh để trở thành một người phụ nữ bình thường và một nhà văn dù chỉ với “vốn liếng” là đôi chân bị liệt, miệng nói không rõ chữ và chỉ 1 ngón tay cử động như bình thường, 9 ngón còn lại rất yếu ớt sau một cơn bạo bệnh lúc 3 tuổi.
Không giấu nổi sự xúc động, nữ nhà văn Trần Trà My nói trong nước mắt rằng cắp sách đến trường chỉ là ước mơ xa vời trong thời thơ ấu của chị
Khi được hỏi về cảm xúc của bản thân khi đến giao lưu tại ngôi trường này, nữ nhà văn bảo chị thực sự rất vui và luôn háo hức mỗi khi có dịp trò chuyện với nhiều người trẻ đầy khí chất thanh xuân.
Trần Trà My đã bật khóc khi chia sẻ rằng chưa từng được đi học suốt 16 năm. “Các em thực sự rất may mắn hơn chị vì các em được cắp sách đến trường còn với chị, đó chỉ là một ước mơ xa vời…”, nữ nhà văn nói.
Nữ nhà văn Trần Trà My hồ hởi “bật mí” bí quyết vượt lên số phận của mình
Sau khi trào nước mắt, nghẹn ngào chia sẻ về một người bạn học cấp 2 của Linh đã gặp cảnh ngộ tương tự như Trần Trà My, nữ sinh Hồ Thị Trúc Linh lớp 10D6 ôm chầm lấy nữ nhà văn để được truyền thêm nghị lực
Nhiều học sinh đã thắc mắc rằng với nữ nhà văn, việc không được cắp sách đến trường có phải là một thiệt thòi lớn so với các cây bút khác hay không và chị đã vươn lên như thế nào để trở thành một nhà văn?
Để giải đáp, nữ nhà văn đã bộc bạch chị không hề xem đó là một sự thiệt thòi mà ngược lại, chị xem đây là cơ hội để tự tạo động lực cho chính mình vượt qua khó khăn, từng bước phấn đấu. Thông qua những sự san sẻ, các bạn trẻ đã dần thấu cảm những thử thách lớn trong cuộc đời của chị.
Một số học sinh đã bật khóc, mắt đỏ hoe khi nghe câu chuyện đời của nữ nhà văn không cam chịu số phận
Video đang HOT
Cả sân trường như nghẹn thở khi anh Duy chia sẻ việc nữ nhà văn từng bị bỏ lại trong nhà xác suốt 8 tiếng đồng hồ vì tưởng rằng đã tắt thở và việc chị My hàng đêm giấu cha mẹ khóc sưng cả mắt, từng muốn tự tử để chấm dứt nỗi đau khi thấy mình chỉ là kẻ vô dụng, đi đâu cũng phải ẵm bồng và miệng thì lúc nào cũng chảy nước dãi…
Nhiều học sinh xung phong giành quyền trả lời các câu hỏi của các vị khách mời và mạnh dạn đưa ra những thắc mắc, băn khoăn về cách xây dựng lộ trình để hiện thực hóa ước mơ của bản thân
Sau khi gặp nhau vào ngày 8/12 ở Ngày Văn hóa Hòa bình TP. HCM 2019 do Quỹ Hòa bình và Phát triển TP. HCM (HPDF) tổ chức, anh Duy đã đồng hành, dẫn chuyện, “phiên dịch” cho nữ nhà văn Trần Trà My trong 11 hành trình giao lưu với thanh thiếu nhi và nhân dân tỉnh Bình Phước; trong đó, nữ nhà văn đã tích cực vận động hàng trăm triệu đồng để tặng quà, “tiếp lửa” cho người yếu thế và các tuyến đầu chống dịch nơi biên giới.
Sau khi gặp nhau vào ngày 8/12 ở Ngày Văn hóa Hòa bình TP. HCM 2019 do Quỹ Hòa bình và Phát triển TP. HCM (HPDF) tổ chức, anh Duy đã đồng hành, dẫn chuyện, “phiên dịch” cho nữ nhà văn Trần Trà My trong 11 hành trình giao lưu với thanh thiếu nhi và nhân dân tỉnh Bình Phước; trong đó, nữ nhà văn đã tích cực vận động hàng trăm triệu đồng để tặng quà, “tiếp lửa” cho người yếu thế và các tuyến đầu chống dịch nơi biên giới.
Một số học sinh không ngần ngại lên sân khấu, ngồi trò chuyện cùng các vị khách mời và chia sẻ câu chuyện của bản thân
Đó chính là lý do nhà văn là người đầu tiên ở Việt Nam đi đến hàng chục trại giam, tặng quyển sách nói trên vì trong quyển sách của chị có hàng chục câu chuyện về sự tử tế đang “háo hức” chờ để được lan tỏa trong tâm hồn các phạm nhân. Theo chị, phạm nhân ở Việt Nam chưa có nhiều cơ hội để được chia sẻ về chính họ. “Rất cần lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu các phạm nhân hơn nữa. Thời gian qua, sau khi đọc sách, nhiều độc giả, trong đó có cả người hoàn lương đã nhắn tin, báo cho mình họ đã tư duy tích cực và dần hướng thiện hơn”, chị My khẳng định.
Dù di chuyển rất khó khăn nhờ sự trợ giúp của chiếc khung xe 4 chân, nữ nhà văn Trần Trà My vẫn cố gắng tiến đến thật gần và trò chuyện với từng học sinh để tạo nên những giây phút giao lưu đầy gần gũi, thân mật và ấm áp
Nam sinh Lê Quý Dương – lớp 12D6 (chuyên Anh) cho biết: “ E m rất khâm phục c hị My khi chị đã không gục ngã mà lại trở nên vững tin để xa gia đình, sống một mình và lập nghiệp tại TP. HCM. Thật kỳ diệu khi chị có thể gõ máy tính bằng một ngón tay để viết sách . E m nghĩ nếu như em giống chị thì chắc em không thể vươn lên được như thế . “
Bên cạnh đó, nữ nhà văn cùng anh Duy đã định hướng cho các bạn trẻ về lý tưởng sống, lòng yêu nước, vai trò của người trẻ và cách hiện thực hóa ước mơ của bản thân, nhất là đối với lứa tuổi 18.
Rất nhiều cánh tay vội giơ lên để có thể nắm lấy đôi tay của nữ nhà văn nhỏ bé nhưng đầy nghị lực sống Trần Trà My với khát khao được truyền sức mạnh từ chị
Với nhiều trải nghiệm du học tại Úc, đảm nhiệm vai trò Đại sứ sinh viên quốc tế, Đại sứ hữu nghị, Đại sứ Hội nghị thượng đỉnh kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và vị trí trưởng, phó đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trong hàng chục chương trình giao lưu thanh niên quốc tế, anh Duy đã chia sẻ những bí quyết để học tốt nơi “xứ người” và khuyên các bạn trẻ nên tìm việc làm thêm trong thời sinh viên để gặt hái kinh nghiệm sống, nhất là nên chọn việc có liên quan đến chuyên ngành sẽ học.
Nhiều học sinh đã gắng giành lấy cơ hội để chạy đến bên nữ nhà văn Trần Trà My và ôm chầm lấy chị để được tiếp thêm niềm tin cuộc sống
Nữ nhà văn Trần Trà My trong vòng tay đầy yêu thương của các học sinh trường THPT chuyên Bình Long, tỉnh Bình Phước
Theo anh Duy, khi thi vào các trường Đại học ở TP. HCM, các bạn trẻ sẽ bỡ ngỡ với cuộc sống mới đầy những thử thách. Cần nhanh thích nghi và săn “sàng khôn” ngoài giảng đường thông qua các hành trình tình nguyện cùng các khóa học có uy tín về kỹ năng sống.
Cả sân trường như sôi động ở những khoảnh khắc cuối cùng của talk show – khi nữ nhà văn không khuất phục số phận Trần Trà My bước xuống sân khấu
Nhằm tư vấn cách gặt hái thành công, nhà văn đã hỏi nhiều học sinh: “Có bao giờ các em phải “thương lượng” với bản thân chưa?”. Một trong những câu trả lời ấn tượng đã thuộc về nữ sinh Đinh Tú Bình – lớp 10V8 (chuyên Văn). Bình bảo tuy gia đình em sống cách trường hơn 30 cây số nhưng em đã từng phải “thương lượng” nghiêm túc với bản thân để chọn việc xa gia đình, học trường chuyên với nhiều vất vả trong khi một số bạn cùng trang lứa lại muốn học gần nhà.
Qua đó, nữ nhà văn đã kết lại talk show diễn ra hôm 18/10 bằng thông điệp “ Đứng trước những ngã rẻ của cuộc đời, đôi lúc, chúng ta phải đấu tranh và chiến thắng chính mình để sáng suốt lựa chọn lối đi phù hợp nhất cho bản thân. Muốn thành công, cần kiên định và dũng cảm đi theo lối đi ấy dù có vất vả, khó khăn đến đâu.”
Nữ nhà văn cao 1m32 truyền cảm hứng về nghị lực sống tới sinh viên
400 sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM đã rất xúc động trước hình ảnh nhà văn Trần Trà My, một cô gái khuyết tật nhỏ bé lại có nghị lực phi thường.
Trong khuôn khổ của tuần lễ sinh hoạt đầu khóa, talk show Người truyền lửa với chủ đề "Tin vào điều tử tế" do Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM phối hợp với Tỉnh Đoàn Bình Phước thực hiện vừa diễn ra tại Đại học Kinh tế - tài chính TPHCM.
Tại đây, hai vị khách mời của talk show là Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy và nữ nhà văn Trần Trà My đã nhiệt tình chia sẻ những bí quyết, động lực vượt khó để gặt hái thành công cho các bạn trẻ.
Các tân sinh viên trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM đã xúc động ôm chầm lấy nữ nhà văn không gục ngã trước thử thách Trần Trà My để được tiếp thêm nghị lực sống, tư duy tích cực và niềm tin vào những điều tử tế
Là một người kém may mắn từ thuở bé nhưng Trần Trà My luôn nỗ lực vươn lên, vượt qua những khiếm khuyết, tự thân gầy dựng sự nghiệp. Đối với giới trẻ ở Việt Nam, nữ nhà văn đã trở thành một tấm gương sáng về ý chí vượt khó.
Điều đáng học hỏi nhất là tinh thần lạc quan, chị chưa bao giờ cho rằng mình thiệt thòi hơn những người khác.
Khâm phục trước nghị lực nữ nhà văn, em Huỳnh Tường Vy (sinh viên chuyên ngành quan hệ công chúng) đã hỏi: "Động lực nào khiến nhà văn vượt qua những khó khăn?".
Để trả lời, nữ nhà văn đã khơi gợi và đặt một số câu hỏi ngược lại đối với các tân sinh để chứng minh rằng chính những nghịch cảnh cuộc sống, nếu được tận dụng, sẽ trở thành động lực vươn lên của mỗi người trở nên mạnh mẽ hơn.
Câu chuyện đời của nữ nhà văn dần được hé mở với nhiều thăng trầm; qua đó, các tân sinh viên đã được chia sẻ về cuộc sống của một cô gái chỉ cao có 1m32, giọng nói không tròn vành rõ tiếng do cơ thể bị khiếm khuyết từ nhỏ sau một cơn sốt suýt làm chị bị bỏ lại trong nhà xác vì bị cho rằng đã từ giã cõi đời.
Dù đi lại khó khăn, phải nhờ sự trợ giúp của chiếc khung xe 4 chân và chỉ một ngón tay có thể hoạt động bình thường còn các ngón còn lại rất yếu ớt, nữ nhà văn vẫn từng bước vượt qua thử thách...
Khi tân sinh viên Phạm Gia Hào - chuyên ngành marketing, quê ở Bình Phước cho rằng nữ nhà văn là người phi thường thì Trà My khẳng định ngay rằng chị luôn xem mình là người bình thường; chính khát vọng muốn trở thành một người phụ nữ bình thường đã thôi thúc chị mạnh mẽ vươn dậy.
Đặc biệt, trong suốt 13 năm xa quê hương, sống một mình, tự lực cánh sinh ở đất Sài thành, chuyển nhà và thay đổi công việc rất nhiều lần, chị luôn cố gắng mỗi ngày, trở thành nhà văn để lan tỏa điều tử tế thông qua từng trang sách.
Hiện nay, Trà My vừa "hạ sinh" đứa con thứ năm - quyển sách mang tên "Bản tình ca cuộc sống". Trước đó, đứa con thứ tư của chị - quyển "Tin vào điều tử tế" đã truyền cảm hứng làm việc thiện cho rất nhiều người.
Nữ nhà văn không đầu hàng nghịch cảnh Trần Trà My tặng quyển sách "Tin vào điều tử tế" cho đại diện trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM
Kim Thy quê ở Bạc Liêu, chuyên ngành Quản trị kinh doanh là tân sinh viên được mời lên ngồi cùng sân khấu để giao lưu.
Suýt bật khóc, Thy tâm sự rằng giống như nhà văn, chú ruột của Thy là người khuyết tật sau một cơn sốt vào năm 3 tuổi nhưng chú luôn phấn đấu vượt qua nghịch cảnh để trở thành một nghệ nhân đàn ca tài tử, sống có ích cho đời.
Nữ sinh viên Kim Thy (thứ hai, từ trái sang) cố nén xúc động khi kể về câu chuyện người chú ruột của mình từng bước vượt qua nghịch cảnh tương tự như nữ nhà văn Trần Trà My
Trò chuyện cùng Kim Thy, các vị khách mời đã khẳng định rằng chính thái độ của bản thân mỗi người đối với mỗi bất hạnh trong cuộc đời sẽ quyết định rằng đó là bất hạnh hay là cơ hội để từ đó vươn lên.
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy khuyên rằng, các tân sinh viên cần luôn tư duy tích cực, sống lạc quan và sẵn sàng đương đầu với thử thách, nhất là đối với các bạn trẻ ở tỉnh lẻ, còn bỡ ngỡ với cuộc sống ở một Sài Gòn hoa lệ.
Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy (bên trái) khuyên các tân sinh viên nên tìm việc làm thêm, nhất là công việc gần với chuyên ngành mình theo học để gặt hái nhiều trải nghiệm thực tế, rèn các kỹ năng cần thiết và trân quý sức lao động
Các tân sinh viên hào hứng lên sân khấu, chụp ảnh củng các vị khách mời vào cuối chương trình
Thông qua các câu trả lời đa chiều của các bạn trẻ, nữ nhà văn đã khuyến khích các sinh viên hãy luôn tự tin vươn lên, vượt khó, mang đến những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Thay lời kết, nữ nhà văn Trần Trà My đã gửi gắm: " Chúng ta không quyết định được số phận, mà ta chỉ có thể lựa chọn thái độ với cuộc sống. Muốn thành nhân, chúng ta phải phấn đấu vươn lên mỗi ngày".
Cô giáo vượt lên số phận, truyền lửa đam mê tiếng Anh cho trẻ em cả một miền quê Phần thưởng quý giá nhất mà chị Lan Anh mong muốn nhận được từ phía học sinh của mình là các em khôn lớn, thành công trong cuộc sống. Sinh ra không được bình thường như bạn bè đồng trang lứa nhưng hơn 20 năm qua, chị Lê Thị Lan Anh (sinh năm 1976, trú tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà...