Thiên tài ngày ấy – kẻ tự vẫn, người đi bán gà rán
Đều tài năng khi còn nhỏ, tuy nhiên không phải thiên tài nhí nào cũng thành công và phát triển sự nghiệp như mong muốn. Đã có người tự tử hay đi làm thuê vì không chịu nổi áp lực.
Ngôi sao âm nhạc hết thời khi trưởng thành: Ở tuổi 14, Helen Shapiro nổi lên như một ngôi sao âm nhạc, với hai hit đình đám vào năm 1961 – You don’t know và Walkin’ back to happiness. Đến năm 16 tuổi, Helen được bình chọn là nữ ca sĩ hàng đầu nước Anh. Chính những thành công đến từ rất sớm đã khiến cho bà luôn được mệnh danh là thiên tài âm nhạc và trở thành cái bóng lớn mà ít ai có thể theo kịp. Xem thêm: Số phận kỳ lạ của những người có bộ óc thiên tài
Tuy nhiên, khi hết thời niên thiếu, tên tuổi của Helen ngày một mờ nhạt. Với thị hiếu âm nhạc mới, bà khó lòng có thể cạnh tranh được với các tên tuổi như Cilla Black, Sandie Shaw hay Lulu. Những dự án sau này của Helen đều không mấy nổi bật và gây được tiếng vang. Bà từng rẽ hướng sang nhạc kịch với vở diễn đầu tiên Oliver!. Sau một thời gian dài không tạo được dấu ấn, thiên tài âm nhạc một thời đành giã từ showbiz vào năm 2002.
Th ần đồng toán học bán gà rán: Mặc dù được sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả, không được tạo nhiều điều kiện để phát triển tư duy song Andrew Halliburton vẫn sớm bộc lộ khả năng tuyệt vời của mình khi mới chỉ 9 tuổi (năm 1995). 14 tuổi, Andrew đã đạt chứng chỉ hạng A về môn Toán. Các giáo viên lúc đó đều cho rằng anh sau này sẽ có một sự nghiệp sáng, nếu như theo đuổi ngành công nghệ, khoa học, có liên quan đến máy tính hay tài chính ngân hàng.
Dễ dàng thi vào đại học, tuy nhiên Andrew lại cảm thấy việc học quá nhàm chán và nhanh chóng bỏ dở ngay một năm sau đó. Thần đồng toán học một thời khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định xin việc tại cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh – McDonalds. Tại đây, anh hàng ngày kẹp bánh mỳ và bán gà rán. Thậm chí, Andrew còn từng cho biết: “Chắc không còn gì tệ hơn việc tôi bị sa thải tại McDonalds”. Sau một thời gian chán ghét sống với tên gọi thiên tài, chàng trai 27 tuổi hiện đã quay trở lại trường đại học và bắt đầu nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ trò chơi máy tính. Xem thêm: Từ thần đồng 13 tuổi vào ĐH thành gái bán hoa
Diễn giả cá tính từ thuở bé: Justin Hinchcliffe lúc 14 tuổi đã được biết đến như m ột trong những diễn giả trẻ nổi tiếng nhất nước Anh. Thực tế, từ năm 10 tuổi, Justin đã có những phát ngôn và quan điểm chính trị khiến nhiều người chú ý. Theo đó, anh cho rằng những người nghèo tại London (Anh) nên ăn cá từ sông Thames và các bệnh viện địa phương cần phải đóng cửa vì gây lãng phí, hao tổn tiền bạc của những người nộp thuế. Trong suốt một thời gian dài, anh luôn giữ vững và đấu tranh cho lập trường này của mình.
Tại hội nghị giữa các Đảng vào năm 1995, mặc cho nhiều người phản đối nhưng Justin vẫn trở thành diễn giả trẻ nhất thời điểm đó. Hiện anh tiếp tục tham gia tích cực vào các vấn đề có liên quan đến chính trị, xã hội và là chủ tịch Đảng bảo thủ tại Tottenham.
Video đang HOT
T ài năng piano tự kết liễu đời mình: Từ nhỏ, Terence Judd đã được coi như một tài năng âm nhạc của thế giới. Năm 1967, lúc 10 tuổi, Terence đã đạt được giải nhất cuộc thi chơi piano quốc gia. Được cha mẹ định hướng và tạo điều kiện phát triển tài năng, ông ngày càng đam mê và có được những kỹ năng điêu luyện, bậc thày về piano. Thậm chí, ông còn không có đối thủ trong lĩnh vực này.
Được đánh giá là tài năng hiếm có trong thế giới âm nhạc cổ điển, với các buổi độc tấu tạo tiếng vang lớn trên toàn thế giới, tuy nhiên Terence lại sớm giã từ sự nghiệp huy hoàng của mình. Năm 1967, ông tự tử bằng cách nhảy xuống Beachy Head khi mới chỉ 22 tuổi, khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối. Sau đó, cha mẹ ông đã thành lập giải thưởng mang tên Terence Judd – trao cho những tài năng piano trẻ hàng năm, để tưởng nhớ ông.
Sinh viên đại học trẻ nhất trong lịch sử nước Anh: Ganesh Sittampalam đến từ Surrey (Anh) đã đạt được trình độ O-level về toán học (tương đương với chương trình của cấp 3) vào năm 1988 khi mới chỉ 8 tuổi. Một năm sau, Ganesh được ghi danh trong sách kỷ lục thế giới nhờ cách giải toán thông minh, sáng tạo trong bài kiểm tra A-level.
Vẫn tiếp tục theo đuổi con đường mình đã chọn, thiên tài nhí quyết tâm nghiên cứu toán học. Với trí óc tuyệt vời, anh đã trở thành sinh viên đại học trẻ nhất nước Anh khi thi đỗ ĐH Surrey lúc 11 tuổi. Hiện chàng trai tài năng này đã là một chuyên viên máy tính cấp cao cho Credit Suisse và sống ở Cambridgeshire.
Theo zing
Lấy chồng, sinh con, vẫn đạt thủ khoa
Bùi Quỳnh Anh - sinh viên ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội - nhận tin đỗ thủ khoa đúng vào thời điểm biết mình đã trở thành mẹ.
Thủ khoa "ngành của đàn ông"
Là con gái, nhưng với niềm đam mê, Bùi Quỳnh Anh quyết tâm theo đuổi ngành chỉ huy dàn nhạc - nghề được coi là dành cho đàn ông, có số lượng nữ theo đuổi tại Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sự nỗ lực của cô đã được đền đáp xứng đáng khi trở thành thủ khoa đầu vào và đầu ra của ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội.
Bùi Quỳnh Anh.
Chia sẻ về chuyên ngành học mà mình theo đuổi, nữ thủ khoa cho biết: "Công việc này là dựng một tác phẩm trên giấy thành âm thanh. Đó chính là vị trí của người chỉ đạo trong dàn nhạc. Vì vậy, nếu là một người đàn ông thì mọi người sẽ có cảm giác tin tưởng hơn.
Nhớ lại kỷ niệm lần đầu đảm nhận vị trí dựng hợp xướng cho khoảng 100 người, Quỳnh Anh nói: "Là con gái, nên khi mình đứng lên chỉ huy, mọi người rất ngạc nhiên, tò mò và trêu đùa liên tục". Tuy nhiên, với sự nghiêm túc khi làm việc, Quỳnh Anh đã đạt được giải A trong cuộc thi năm đó.
Chuyên ngành chỉ huy âm nhạc rất kén người học, vì vậy, nhiều giờ học của Quỳnh Anh, chỉ có một trò mà tới ba thầy cùng dạy.
"Việc học cũng rất áp lực, căng thẳng, nếu không làm tốt, mình sẽ lập tức bị các thầy mắng. Là con gái nên cũng có lần mình tủi thân và khóc", nữ thủ khoa tâm sự.
Sinh năm 1989, Quỳnh Anh là một trong số những thủ khoa đầu ra lớn tuổi được Thành đoàn Hà Nội vinh danh năm nay.
Sau 3 năm tốt nghiệp cấp 3, Quỳnh Anh mới quay trở lại ôn thi vào đại học. Tin tưởng vào môn chuyên ngành đã vững vàng khi tốt nghiệp trung cấp HV Âm nhạc quốc gia Việt Nam, nhưng cô lại rất lo lắng khi môn Ngữ văn đã có nhiều thay đổi.
"Lúc đó, mình chỉ sợ trượt đại học vì bị điểm liệt môn Văn. Mình quyết định mua một quyển sách giáo khoa lớp 12 để tự học. Vì vậy, mình rất bất ngờ khi đạt 7,5 điểm Văn. Đây cũng là yếu tố quyết định giúp mình đạt được danh hiệu thủ khoa".
Chính thức đặt chân vào con đường nghệ thuật từ khi vừa tròn 9 tuổi, khi đó Quỳnh Anh đã phải xa bố mẹ lên thành phố để theo học hệ trung cấp organ của CĐ Văn hóa nghệ thuật du lịch Hạ Long.
Nhớ lại ký ức tuổi thơ, nữ thủ khoa chia sẻ: "Ngày đó, phải xa bố mẹ lên thành phố sống với ông bà nên dù còn nhỏ nhưng mình buộc phải học cách tự lập, làm tất cả mọi việc. Hàng ngày mình phải khoác trên lưng cây đàn nặng khoảng 10 kg đến lớp. Việc học cũng rất áp lực, mỗi lần mải chơi không tập tốt còn bị thầy mắng, khiến mình muốn bỏ cuộc".
Sau 16 năm gắn bó với nghệ thuật, cô cho rằng chính tình yêu, niềm đam mê với nghệ thuật là động lực giúp mình có thể vượt qua mọi khó khăn.
Chưa có "đất dụng võ" với chuyên ngành mình học, Quỳnh Anh cộng tác cho nhiều trung tâm nghệ thuật và tham gia dạy nhạc cho các bé thiếu nhi.
Với đặc thù ngành học kén người, nên cơ hội việc làm dành cho Quỳnh Anh rất hạn chế. Cô chia sẻ: "Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có 3 nơi biểu diễn nhạc giao hưởng. Nhưng những nơi này thường tìm chỉ huy dàn nhạc là người nước ngoài, hoặc bậc thầy của mình. Hơn nữa, loại nhạc này ở Việt Nam rất ít khán giả, nên cơ hội được làm việc đúng như chuyên ngành của mình đã học là rất ít".
Không có đất dụng, Quỳnh Anh buộc phải bươn trải cuộc sống bằng cách cộng tác với các trung tâm nghệ thuật để dạy cảm thụ âm nhạc, hát hợp xướng cho các học sinh lứa tuổi mầm non, tiểu học và nhận đào tạo piano, organ tại nhà.
Nữ thủ khoa hy vọng, thông qua việc giảng dạy sẽ truyền được nguồn cảm hứng, tình yêu nhạc thính phòng đến các em học sinh. Bởi các em sẽ là khán giả của cô sau này và giúp thể loại nhạc này trở nên phổ biến hơn.
Nhưng cô thủ khoa vẫn luôn trăn trở: "Nếu chỉ dừng lại ở những công việc này, mình lo chỉ vài năm sau khiến thức sẽ bị mai một dần. Mình hy vọng có cơ hội được làm việc tại ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội để được làm nghề một cách nghiêm túc".
Lấy chồng, làm mẹ vẫn đỗ thủ khoa
Một điều đặc biệt của Quỳnh Anh khi cô nhận tin trở thành thủ khoa cũng đúng vào thời điểm biết mình đã có bầu.
Năm 2013, Quỳnh Anh quyết định lập gia đình với một chàng nghệ sĩ kèn sau 4 năm tìm hiểu. Gặp gỡ trong một lần đi biểu diễn, cùng làm trong nghề nên cả hai đều hiểu và thông cảm với những vất vả của nhau.
Chia sẻ về mối tình của mình, nữ thủ khoa tâm sự: "Mình từng quyết tâm không bao giờ yêu ai học nhạc vì nghĩ cả gia đình đều là nghệ sĩ không biết sẽ như thế nào. Có lẽ duyên số đã giúp mình và anh nên duyên vợ chồng".
Quỳnh Anh và người bạn đời Mạnh Tùng.
Gắn bó với nghề dạy nhạc cho trẻ đã nhiều năm nay và chuẩn bị chào đón cô con gái đầu lòng, Quỳnh Anh rất yêu những cô cậu học trò nhí của mình. Cô kể: "Các bé rất dễ thương và luôn là cảm hứng cho mình mỗi giờ lên lớp".
Nhưng Quỳnh Anh cũng xót xa khi nhận ra rằng nhiều bố mẹ không quan tâm đến con cái: "Nhiều gia đình, mình chỉ gặp bố mẹ đúng một lần duy nhất, còn lại nhận lương qua người giúp việc suốt cả khóa học.
Mình vẫn nhớ khi dạy một bé 8 tuổi, gia đình rất khá giả nhưng bố mẹ thường xuyên vắng nhà, không mấy khi trò chuyện với con cái. Nhiều lần em ấy đã khóc và nói "tại sao bố mẹ con lại phải kiếm thêm nhiều tiền như vậy để làm gì? Tại sao mẹ không ở nhà, nấu cơm, tắm cho con như những người khác". Lúc đó mình chỉ biết ôm học trò vào lòng để an ủi, động viên".
Cảm nhận được điều đó, nên Quỳnh Anh luôn giữ không khí vui vẻ trong gia đình. Niềm mong muốn lớn nhất của hai vợ chồng lúc này đó là con gái sẽ chào đời mạnh khỏe.
Theo zing
3 hiện tượng nhí ngày ấy, bây giờ của Vietnam's Got Talent 3 gương mặt từng gây bão ở Vietnam's Got talent mùa giải đầu tiên là Vũ Song Vũ, Vũ Đình Tri Giao và Thanh Trúc tái xuất gây bất ngờ cho khán giả. Vũ Song Vũ - "Hiện tượng Youtube" Cuối tháng 6/2011, Vũ Song Vũ đã "gây sốt" cư dân mạng với bản cover ca khúc nổi tiếng My heart will go...