Thiên tai – mặt trái của sự phát triển
Điều gì sẽ xảy ra với hành tinh chúng ta sau một thế kỷ nữa hoặc thậm chí sớm hơn? Câu hỏi này được các nhà khoa học và cả những người dân bình thường đặt ra ngày càng nhiều hơn.
Trái đất đang ngày càng nóng lên do hiệu ứng nhà kính.
Nhiệt độ sẽ tăng từ 2-4 độ C
Lũ lụt, bão, hạn hán đã trở thành tai họa thực sự của một loạt các quốc gia và châu lục. Trong 20 năm gần đây, tác động phóng xạ – chỉ số ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu- đã tăng 1/3 dưới tác động của các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Một trong những lý do chính là hoạt động kinh tế như vũ bão của con người. Kết luận này được đưa ra trong bản thông báo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và nó không khiến ta lạc quan.
Khí hậu nóng lên là chủ đề yêu thích của những người hoài nghi, dự đoán trái đất và những cư dân sinh sống trên hành tinh này sẽ có một tương lai ảm đạm. Không hiếm khi, dự báo về ngày tận thế lại ẩn chứa nhiều mối đe dọa hơn so với sự tồn tại trên thực tế. Sự biến đổi khí hậu không thể cứu vãn là kịch bản của nhiều bộ phim gieo vào trong lòng khán giả, nếu không phải là sự hoảng loạn thì cũng là những cảm giác về một thảm họa đang sắp xảy đến. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta không tính đến những kẻ lợi dụng vấn đề này vào các mục đích thương mại hoặc cá nhân, cảnh tượng vẽ ra trước mắt cũng không phải màu hồng. Theo một nghiên cứu của WMO, mức độ tập trung của các loại khí nhà kính trong khí quyển hiện đang rất cao.
Người đứng đầu tổ chức WMO- ông Michel Jarraud- xác nhận: “Hàng tỉ tấn khí carbon dioxide sẽ tồn đọng trong bầu khí quyển thêm nhiều thế kỷ nữa, sẽ khiến nhiệt độ ngày càng tăng lên và gây tác động tiêu cực đến tất cả các khía cạnh sống trên trái đất”. Chỉ trong vài tuần gần đây, đã xuất hiện một số nghiên cứu về tác động của con người đối với môi trường.
Video đang HOT
Lãnh đạo chương trình “Khí hậu và Năng lượng” của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên hoang dã WWF – ông Alexei Kokorin- chia sẻ: Không chỉ Liên Hợp Quốc, mà cả Ngân hàng Thế giới (WB) đã đi đến kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố con người lên thiên nhiên. Trong đó, dự báo của WB là khốc liệt nhất. Theo dự báo này, tất cả những thay đổi ngày càng tiêu cực hơn so với dự kiến trong những dự báo khác, tức là nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C tính đến giữa thế kỷ.
Trên thực tế, nhiệt độ sẽ tăng lên 4 độ C. Điều này sẽ gây tác động xấu lên nền kinh tế và sự phát triển của tất cả các quốc gia.
Chúng ta có thể làm gì?
Trước tiên, phải cắt giảm lượng lớn khí thải carbon dioxide được đưa vào bầu khí quyển khi đốt bất kỳ nhiên liệu hóa thạch nào. “Tất cả các quốc gia cần phải áp dụng cam kết khắt khe để giảm lượng khí thải”.
Cần lưu ý rằng, Nghị định thư Kyoto về vấn đề này sẽ hết hiệu lực vào tháng 12. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đều đồng thuận gia hạn nghị định thư. Ví dụ, Canada đã rút lui, còn Mỹ- mặc dù ký kết nghị định thư, nhưng chưa phê chuẩn. Một số quốc gia bao gồm cả Trung Quốc- ngay từ ban đầu đã hoàn toàn phớt lờ sáng kiến này. Vì vậy, số phận tương lai của nghị định thư vẫn còn hết sức mơ hồ.
Trong khi đó, các hiện tượng bất thường vẫn đang gia tăng theo cấp số nhân. Cố vấn Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexei Yablokov nhận định: “Chỉ riêng ở Nga, những hiện tượng bất thường đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua. Tất nhiên, không phải mọi bất thường đều liên quan đến ảnh hưởng của con người, nhưng hầu hết trong số đó gián tiếp liên quan đến các hoạt động của con người. Rất hợp lý khi kết luận tần số và cường độ của các hiện tượng bất thường sẽ gia tăng, cũng như những thiệt hại do các hiện tượng này đem lại. Ví dụ, do nhiệt độ gia tăng, mỗi năm mực nước ở các đại dương cũng lên theo. Sau 100 năm, mực nước này sẽ tăng lên 1m và điều này sẽ trở thành thảm họa không chỉ với các quốc đảo”.
Về bản chất, loài người đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: Làm thế nào để phát triển và cung cấp năng lượng mà không gây ra thiệt hại không thể khắc phục đối với thiên nhiên? Hiện vấn đề không được giải quyết theo hướng có lợi cho thiên nhiên.
Có lẽ, trong tương lai gần, một sự thay đổi căn bản về khái niệm phát triển là không thể xảy ra. Quả thật, khai thác hydrocarbon gia tăng và năng lượng thay thế vẫn còn rất ít. Như vậy, có lẽ trong vài thập kỷ nữa, chiến tranh giành lãnh thổ và ảnh hưởng giữa các quốc gia sẽ trở nên vô nghĩa. Người dân trên hành tinh sẽ buộc phải đoàn kết trong cuộc đấu tranh chủ yếu vì sự sống còn của loài người. Một số nhà khoa học tin rằng, hiện nhất thiết phải đưa vào quản lý khủng hoảng sinh quyển; nếu không sẽ là quá trễ.
Trong 20 năm gần đây, tác động phóng xạ – chỉ số ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu- đã tăng 1/3 dưới tác động của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Một trong những lý do chính là hoạt động kinh tế như vũ bão của con người. Lũ lụt, bão, hạn hán đã trở thành tai họa thực sự của một loạt các quốc gia và châu lục
Theo laodong
Nguy cơ "kép" từ Bắc Cực
Không chỉ đang phải đối mặt với tốc độ tan băng kỷ lục từ trước tới nay, Bắc Cực còn đang phải đối mặt với nguy cơ khí methane thoát ra từ những tầng đất tưởng như bị đóng băng vĩnh viễn.
Bắc Cực đang đứng trước 2 nguy cơ lớn là băng tan và thoát khí methane
Cảnh báo về nguy cơ "kép" với Bắc Cực được các nhà khoa học quốc tế đưa ra trong 2 cuộc hội thảo riêng rẽ cùng diễn ra trong ngày 19-9. Các nhà khoa học tham gia 2 cuộc hội thảo tại trường Đại học Columbia và tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace (Hoà bình xanh) cùng có chung đánh giá rằng, Bắc Cực đang cùng lúc đối mặt với tốc độ tan băng kỷ lục và nguy cơ thoát khí methane từ các tầng đất và đáy biển vốn đóng băng từ xa xưa.
Theo số liệu của Trung tâm Dữ liệu băng và tuyết Quốc gia Mỹ tính toán từ các hình ảnh vệ tinh, lượng băng Bắc Cực đã và đang tan chảy rất mạnh. Tính tới ngày 16-9, tổng diện tích băng tại Bắc Cực chỉ còn 3,4 triệu km2, mức thấp nhất kể từ đầu năm và cũng là mức thấp nhất từ năm 1979 khi bắt đầu thu thập dữ liệu này đến nay.
Trong khi đó, phát biểu tại hội thảo của tổ chức Greenpeace, nhà hải dương học Wieslaw Maslowski thuộc trường Cao học Hải quân Mỹ cho biết, từ năm 1979 đến 2012, lượng băng ở Bắc Cực đã suy giảm trung bình 13% mỗi thập kỷ, cao hơn so với mức giảm 6% trong giai đoạn 1979-2000. Nhà khoa học này cảnh báo nếu xu hướng này tiếp tục, băng ở Bắc Cực sẽ không còn vào cuối thập niên này.
Vấn đề băng tan ở Bắc Cực đã được cảnh báo rất nhiều lần, song những số liệu mới nhất cho thấy tốc độ tan băng ở đây còn vượt quá mọi dự báo trước đây. Số liệu tính toán đưa ra đúng 5 năm trước, vào ngày
16-9-2007, cho thấy tổng diện tích băng của Bắc Cực là 4,1 triệu km2.
Không chỉ có vậy, hiện tượng tan băng kỷ lục đang khiến Bắc Cực đối diện với nguy cơ bị thoát khí methane vốn nằm dưới những tầng đất và đáy biển tưởng chừng đóng băng vĩnh cửu. Hơn 8 triệu tấn khí methane, tương đương với lượng methane thoát ra từ tất cả các đại dương hàng năm, bị lưu giữ dưới các lớp băng vĩnh cửu ở đáy biển Bắc Cực đã thoát vào khí quyển và con số này tăng lên do băng ở cực Bắc đang tan chảy nhanh chóng. Khí methane đang bị lưu giữ ở thềm lục địa Bắc Cực thoát vào khí quyển có thể làm Trái Đất nóng lên đột biến.
Nguyên nhân chính làm băng ở Bắc Cực tan với tốc độ kỷ lục là do khí hậu Trái Đất đang ấm lên do lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thải ra ngày càng nhiều. Với tốc độ tan chảy hiện nay, các nhà khoa học cho rằng rất có thể nhân loại sẽ phải chứng kiến một Bắc Cực không có băng vào mùa hè năm 2100.
Không khó để nhìn thấy trước hậu quả gì sẽ xảy ra nếu băng Bắc Cực cứ tiếp tục tan chảy với tốc độ như hiện nay. Trước hết, băng Bắc Cực tan sẽ khiến nước biển dâng cao đe dọa nhấn chìm các khu vực duyên hải trên toàn cầu. Các nhà khoa học cũng ước tính rằng tổn thất kinh tế cho nhân loại do tan băng nhanh ở Bắc Cực sẽ lên tới 2,4 nghìn tỷ USD vào năm 2050 do Bắc Cực không còn băng sẽ mất khả năng làm lạnh khí hậu Trái Đất.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là cả thế giới phải chung tay giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khí quyển Quốc gia Mỹ (NCAR) cho rằng, tốc độ tan băng tại Bắc Cực có thể sẽ chững lại trong khoảng 10 năm tới và điều này phụ thuộc vào hai yếu tố: con người (50%) và sự biến đổi tự nhiên của khí hậu (50%).
Theo ANTD
Nga cho "hồi sinh" vũ khí laser, phương Tây lo lắng Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng tổ hợp công nghiệp quốc phòng nối lại hoạt động nghiên cứu chế tạo vũ khí laser có khả năng tiêu diệt máy bay, vệ tinh và tên lửa đường đạn (đạn đạo). Máy bay trang bị hệ thống vũ khí laser 1LK222 Beriev A-60. Việc phát triển vũ khí laser sẽ do Tập đoàn Phòng...