“Thiên đường mua sắm” của sinh viên Hà Nội vắng vẻ, đìu hiu chưa từng thấy.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, toàn bộ sinh viên, học sinh được nghỉ học thời gian dài đã khiến khung cảnh buôn bán tại chợ Nhà Xanh vắng vẻ, đìu hiu chưa từng thấy.
Chợ Nhà Xanh nằm trên đường Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội, gần với rất nhiều các trường cao đẳng và đại học lớn. Được mệnh danh là “ thiên đường mua sắm” của sinh viên Hà Nội, nơi những trào lưu thời trang mới luôn được cập nhật liên tục và nhanh nhất, giá lại cực kì phù hợp với các bạn sinh viên.
Chợ Nhà Xanh đã trở thành một trong những khu chợ sinh viên nổi tiếng và được ưa chuộng nhất Hà Nội bởi những sản phẩm tại đây vừa đa dạng phong phú, mà giá thì lại cực kỳ phải chăng. Thế nhưng, những ngày này, khung cảnh chợ Nhà Xanh vắng vẻ chưa từng thấy.
Khung cảnh chợ Nhà Xanh vắng vẻ chưa từng thấy.
Chị Thu, chủ quầy hàng bán quần áo tại chợ cho biết từ Tết đến giờ, sinh viên nghỉ, lại thêm dịch bệnh, mọi người sợ không dám đến những nơi đông người nên hàng hóa ế ẩm. “Gian hàng của tôi bán đồ chủ yếu cho các bạn sinh viên, đồng giá 50.000đ/ sản phẩm. Những năm trước, chợ này luôn tấp nập, đông đúc, nhất là vào cuối tuần. Thế nhưng giờ, cả ngày không có ai vào hỏi, không mở hàng, bày hàng thì xót ruột, mà mở ra không ai mua nên chán lắm”, chị Thu chia sẻ thêm.
Cũng theo chị Thu, những năm trước, sinh viên ra vào tấp nập, mỗi tháng trừ chi phí đi chị cũng lãi được 10-15 triệu đồng, nhưng giờ, có ngày không bán được gì. “Chị thuê phía trong này còn rẻ, chỉ 7-8 triệu/ tháng. Nhưng mấy sạp ở mặt đường giá thuê cao lắm, 20-30 triệu đồng/ tháng. Không biết chủ cho thuê có giảm giá thuê hay hỗ trợ gì không, chứ thế này thì lỗ chổng vó”, chị Thu nói.
Từ đầu chợ đến cuối chợ, không có bóng dáng của khách mua hàng.
Anh Thắng, một chủ cửa hàng bán đồ nam cũng không khỏi ngán ngẩm: “Mở thì mở thế thôi nhưng có ai mua đâu? Mấy chục triệu tiền thuê cửa hàng một tháng mà giờ thế này. Tuần trước còn lác đác có người mua, nhưng từ hôm thứ 7 đến nay thì vắng hẳn. Chỉ mong dịch bệnh qua nhanh cho chúng tôi yên ổn làm ăn”
Chị Hoài, người bán nước tại chợ chia sẻ: “Nhìn những bãi trông xe xung quanh chợ là biết. Trước đây luôn tấp nập xe ra vào với vài trăm chiếc nhưng nay chỉ còn vài chiếc lèo tèo của chủ quầy phía trong gửi. Hầu như không có xe ra vào. Mấy cửa hàng bán đồ ăn nhanh trong chợ đều đóng cửa nghỉ bán hết rồi, vì bán cũng không ai mua”.
Theo Dân Việt
Ngày 8/3: Hoa tươi ế ẩm, hồng "mạ vàng" bày đầy sạp không ai mua!
Không khí mua bán tại các tiệm hoa ở TP Đà Nẵng trong tình cảnh đìu hiu, vắng vẻ do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Ngày 8/3: Hoa tươi ế ẩm, hồng "mạ vàng" bày đầy sạp không ai mua!
Theo quan sát, dọc các con đường lớn ở Đà Nẵng như Nguyễn Văn Linh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn,... các sạp hoa nhỏ lẻ được bày bán khá nhiều. Tuy nhiên, vì lo ngại dịch virus corona (Covid-19) mà nhiều người ngại ra ngoài khiến các sạp hoa vắng hoe.
Các sạp hoa bán lẻ ven đường vắng bóng người mua vì dịch Covid-19
Bạn Thủy (sinh viên trường Đại học Bách Khoa - Đà Nẵng) cho biết, mọi năm Thủy không bán hoa vì bận đi học.
Năm nay, vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, trường cho sinh viên nghỉ nhưng Thủy không về quê nên mua hoa về bán để kiếm tiền, trang trải việc ăn ở. Thế nhưng trước thông tin về bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 ở Hà Nội khiến cho tình trạng buôn bán trở nên ế ẩm hơn.
Vì rất ít khách ghé tiệm để mua, nhân viên ở một tiệm hoa tươi đang gói hoa để giao tận nhà cho khách hàng
"Em đưa hoa ra bán từ tối qua nhưng mãi đến chiều nay mới chỉ bán được 4 bó. Vì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên nhiều người không còn quan tâm đến dịp lễ này, một phần là sinh viên cũng chưa trở lại trường" - Thủy nói.
Được biết, hoa hồng Đà Lạt có giá 5.000 - 10.000 đồng/bông, hoa hướng dương có giá từ 5.000 - 8.000/bông, hoa ly có giá từ 200.000 - 350.000/bó,... Ngoài các loại hoa trên thì nước hoa, gấu bông, hoa sáp cũng được bày bán nhân dịp lễ 8/3 này.
Nhiều hoa tươi, gấu bông cũng được đem ra bán nhưng vẫn ế ẩm
Chủ shop hoa Nô trên đường Tôn Đức Thắng (Liên Chiểu) chia sẻ: "Trước khi nhập hoa về bán dịp lễ 8/3, chị cũng lo ngại về tình hình dịch bệnh. Tiệm hoa của chị khá lớn, nhiều khách đã đặt hàng trước và chuyên bỏ sỉ cho các tiệm hoa nhỏ.
Bên cạnh đó, đối tượng mua hoa dịp 8/3 rộng rãi hơn dịp Valentine (14/02) vừa rồi, ai cũng có thể mua để tặng mẹ, tặng vợ, tặng đồng nghiệp nữ... nên chị vẫn nhập hoa về nhiều. Thế nhưng, hôm nay lượng khách đến tiệm mua hoa rất thưa thớt, chị phải chuyển sang hình thức giao hàng tận nơi để thuận tiện cho khách hàng và để đảm bảo đầu ra cho hoa".
Ngoài hoa sáp, hoa tươi thì hoa hồng "mạ vàng" cũng được bày bán trong dịp lễ 8/3
Ngày 8/3 là ngày mà phụ nữ được xã hội quan tâm, bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Đây là dịp để "phái mạnh" thể hiện sự quan tâm của mình cho "phái yếu", là dịp mọi người thể hiện tình yêu thương của mình cho mẹ, cho vợ vì những hy sinh của họ.
Trong tình hình dịch virus corona có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, việc giữ gìn sức khỏe bằng việc đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay sát khuẩn hàng ngày và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là điều cần thiết. Ngoài ra, trước diễn biến của dịch bệnh, người dân cần bình tĩnh, không hoang mang trước những thông tin chưa được xác thực trên mạng xã hội.
Theo dân trí
16/16 người nhiễm virus Corona khỏi bệnh, các điểm vui chơi mua sắm ở Hà Nội đông đúc trở lại Không còn cảnh đìu hiu, vắng vẻ như nhiều ngày trước, các địa điểm mua sắm, vui chơi ở Hà Nội đã dần đông đúc trở lại. Tuần qua, thông tin 16/16 người nhiễm virus Corona được chữa khỏi đã giúp người dân yên tâm và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Nhiều người đã tìm đến các trung tâm...