Thi vào lớp 10: Những dạng đề nghị luận 2K5 đặc biệt lưu ý trong bài thi môn Ngữ Văn
Nghị luận về một tác phẩm văn học, nghị luận về sự vật hiện tượng xã hội hay nghị luận về một tư tưởng đạo lý,… là những dạng bài quan trọng mà học sinh 2K5 cần đặc biệt lưu ý khi ôn thi môn Ngữ Văn vào lớp 10.
Những dạng đề nghị luận 2K5 đặc biệt lưu ý trong bài thi môn Ngữ Văn vào lớp 10. Ảnh minh họa
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn luận vấn đề thuộc đạo đức, lối sống, nhân cách con người và ứng xử trong xã hội như đức tính khiêm tốn, tinh thần lạc quan, tấm gương vượt khó… (tích cực) hay lối sống ích kỉ hưởng thụ, bệnh vô cảm, sự dối trá… (tiêu cực).
Dù đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề tích cực hay tiêu cực, viết đoạn văn hay bài văn thì bài viết vẫn phải đầy đủ 3 luận điểm sau:
Luận điểm 1: Giải thích các khái niệm, quan niệm, khái quát vấn đề cần nghị luận là gì.
Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lí.
Luận điểm 3: Phan đê, bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn luận, trình bày quan điểm về một hiện tượng xảy ra trong thực tế, thu hút sự quan tâm của nhiều người như nếp sống văn minh đô thị, nghiện mạng xã hội, cuồng thần tượng…
Đó có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu nhưng dù đề bài ra theo hướng nào thì khi viết đều phải triển khai được 4 luận điểm chính:
Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng đời sống, làm rõ các khái niệm trong đề bài.
Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đang diễn ra trong thực tế. Ảnh hưởng ra sao đối với đời sống xã hội?
Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân của hiện tượng, tác hại hoặc vai trò của hiện tượng đối với đời sống con người.
Video đang HOT
Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp, liên hệ thực tế bản thân.
Một lưu ý quan trọng mà thí sinh cần ghi nhớ là đối với những hiện tượng tích cực cần làm rõ tác dụng, ý nghĩa của nó với thực tiễn cuộc sống; đồng thời phê phán những hiện tượng trái ngược; đề xuất giải pháp nhân rộng hiện tượng và bài học liên hệ. Đối với hiện tượng tiêu cực thì phải phân tích được tác hại, hậu quả cũng như đề xuất phương án khắc phục hiện tượng.
Bên cạnh đó, khi viết dạng văn nghị luận xã hội, học sinh cần lưu ý xác định đúng yêu cầu của đề bài, thực hiện đúng phương pháp và chọn lựa đúng kiến thức cần huy động. Đặc biệt dẫn chứng sử dụng trong bài viết phải có sự chọn lọc, vừa đủ và thuyết phục người đọc. Cùng với đó lập luận phải sắc sảo, chặt chẽ và thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của người viết.
Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm chuyện
Có thể thấy đây là dạng bài kiểu bài phổ biến nhất trong dạng đề nghị luận về tác phẩm truyện, do vậy học sinh cần đặc biệt lưu ý trong quá trình ôn thi. Với kiểu bài này học sinh nên triển khai theo các ý sau:
Phần mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật cần nghị luận.
Phần thân bài: Học sinh cần làm nổi bật các vấn đề trọng tâm thông qua 3 luận điểm:
Luận điểm 1: Xác định các yếu tố khắc họa lên một nhân vật: Hoàn cảnh xuất thân, phẩm chất, tính cách, công việc.
Luận điểm 2: Phân tích các lời nói, hành động của nhân vật thông qua các tình huống để khái quát lên phẩm chất của nhân vật.
Luận điểm 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Phần kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật.
Phân tích giá trị nội dung trong tác phẩm truyện
Đây là dạng bài thường gặp trong đề thi vào 10 môn Ngữ Văn, để giải quyết dạng bài này học sinh cần thực hiện các luận điểm dưới đây:
Luận điểm 1: Xác định giá trị nội dung của tác phẩm truyện.
Luận điểm 2: Triển khai giá trị nội dung thành các luận điểm trong bài để phân tích rõ ràng, cụ thể từng khía cạnh.
Luận điểm 3: Tìm dẫn chứng, chi tiết trong tác phẩm để minh chứng cho các luận điểm trên.
Phân tích tình huống truyện
Đối với dạng đề phân tích tình huống truyện điều quan trọng nhất là học sinh phải xác định được tình huống truyện, sau đó cần phân tích tác dụng của tình huống truyện trong việc khắc họa nhân vật và chủ đề tác phẩm.
Bên cạnh đó học sinh cần lưu ý để tránh mắc phải những lỗi sai như phân tích vụn vặt, sa vào kể chuyện dài dòng, lan man mà không đúng trọng tâm đề bài.
Ngoài ra, đối với dạng nghị luận về tác phẩm truyện, học sinh cần ôn tập theo đặc trưng thể loại, tập trung vào các yếu tố quan trọng của tác phẩm truyện như chủ đề, nhân vật, ngôi kể, tình huống truyện, chi tiết nghệ thuật….
Bên cạnh đó học sinh cần lập dàn ý trước khi viết để đảm bảo đủ ý, đúng trọng tâm đề bài, tránh tình trạng phân tích theo kiểu suy diễn không đúng với ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
Cách làm bài văn nghị luận về đạo lý trong đề thi vào 10
Nghị luận về tư tưởng đạo lí là một dạng tiêu biểu của phần nghị luận xã hội, chiếm từ 2 đến 3 điểm trong đề thi Ngữ văn vào 10.
Ảnh minh họa
Nhằm giúp học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào 10 ghi điểm trọn vẹn câu nghị luận về một tư tưởng đạo lí, thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý đối với dạng bài này.
Theo thầy Nguyễn Phi Hùng, kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí rất phong phú về mặt nội dung. Đó là các vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống thường được đặt ra trong những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn và yêu cầu học sinh đưa ra các bình luận, phân tích, chứng minh.
Ví dụ: Nghị luận về tư tưởng, nghị luận về phẩm chất, tính cách như tính trung thực, lòng nhân ái, sự dũng cảm... Nghị luận về lối sống: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", "Tôn sư trọng đạo"...
Nêu vấn đề trong phần mở bài
Đối với phần mở bài, yêu cầu học sinh giới thiệu được vấn đề cần nghị luận và vai trò, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí đó trong cuộc sống.
Vấn đề nghị luận có thể được chia làm hai loại: Mang tính thời sự và mang tính xuyên suốt thời gian. Đặc biệt nếu đề bài có trích dẫn thì học sinh bắt buộc phải viết lại phần trích dẫn ấy một cách chính xác, đồng thời đặt chúng trong dấu ngoặc kép. Việc này giúp học sinh xác định được hướng triển khai và nghị luận đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu.
Kĩ năng triển khai nội dung trong thân bài
Đến phần thân bài, học sinh cần trình bày thành từng đoạn nhỏ để các ý, các luận điểm của bài viết được sáng rõ giúp người chấm dễ dàng xác định được hệ thống luận điểm khi chấm bài.
Ngoài ra, cách chia thân bài thành từng đoạn cũng giúp cho bài viết có tính thẩm mĩ, đồng thời thể hiện được tư duy mạch lạc, sáng rõ của người viết.
Để giải quyết vấn đề nghị luận mà đề bài đã đưa ra, học sinh cần áp dụng các thao tác lập luận phù hợp. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, giải thích vấn đề: Giải thích các từ ngữ quan trọng, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật (nếu có) để từ đó giải thích nội dung vấn đề. Nếu cần, có thể trình bày một số ví dụ, biểu hiện cụ thể của vấn đề.
Thứ hai, bình luận: Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề (đánh giá vấn đề là đúng - sai, tích cực - tiêu cực ...)
Thứ ba, chứng minh: Đưa lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục cho quan điểm của bản thân đã nêu trong phần bình luận.
Thứ tư, bàn luận mở rộng: Phản đề, bổ sung thêm cho chính đề.
Cuối cùng, liên hệ bản thân và rút ra bài học: Học sinh cũng cần liên hệ với thực tế và bản thân để rút ra bài học về nhận thức và hành động cụ thể.
Bài học nhận thức ở đây là những kiến thức hữu ích hoặc những tình cảm được khơi gợi. Từ những bài học nhận thức đó, học sinh cần nêu được mình phải làm gì để chuyển hoá thành những hành động cụ thể trong cuộc sống.
Lưu ý khi kết bài
Trong phần kết bài, học sinh cần khẳng định lại vấn đề và có thể nâng tầm vấn đề để chỉ ra ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng, đạo lí cần nghị luận trong cuộc sống hằng ngày.
Bên cạnh đó, khi viết bài, học sinh cần đặc biệt lưu ý đến việc sử dụng các dẫn chứng trong bài viết phải có sự chọn lọc, vừa đủ và thuyết phục. Song song với đó, lập luận phải sắc sảo, chặt chẽ, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của người viết.
"Để ghi điểm trọn vẹn khi làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, học sinh nên dành thời gian tìm hiểu đề và lập dàn ý trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Đặc biệt, trong quá trình ôn thi, các em cần tự giác luyện tập để rèn kỹ năng làm bài, giúp bài văn trở nên mạch lạc và thuyết phục hơn." Thầy Nguyễn Phi Hùng chia sẻ thêm.
Những lưu ý cho thí sinh thi vào lớp 10 ở TP. HCM Ngày 16/7, hơn 82.000 học sinh lớp 9 sẽ tham dự kỳ thi vào lớp 10 ở TP.HCM. Để tránh những sai sót không đáng có, thí sinh cần lưu ý một số quy định. Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM (tính đến ngày 30/6), có 82.303 học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10. Trong đó, 74.912 học sinh đăng...