Thi tuyển lớp 10 tại Hà Nội: Một số học sinh chọn phương án không thi
Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhận định, năm nay trường có khoảng 1/3 học sinh không lựa chọn thi tuyển vào lớp 10, kỳ thi chung của Sở GD&ĐT.
Hà Nội năm nay có 107.246 học sinh tốt nghiệp THCS
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào ngày 17 và 18/7 với 3 bài thi gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán. Trong đó, bài thi Ngoại ngữ theo hình thức trắc nghiệm, được thiết kế đảm bảo nguyên tắc như bài thi của kỳ thi THPT quốc gia những năm trước. Mỗi phòng thi có nhiều mã đề, bài thi chấm trên máy. Riêng môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Thời điểm này, học sinh lớp 9 Hà Nội đã nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào các trường THPT. Từ nay đến ngày 22/6, Sở GD&ĐT sẽ tập hợp danh sách đăng ký nguyện vọng (NV) của học sinh. Ngày 23/6, Sở GD-ĐT sẽ công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường. Khi đó, học sinh căn cứ vào số lượng thí sinh dự thi và chỉ tiêu tuyển sinh của trường có thể thay đổi NV một lần nữa. Học sinh thay đổi NV dự tuyển học sinh nộp đơn tại các phòng GD-ĐT từ ngày 24 đến 25/6.
Giáo viên, hiệu trưởng của các trường THCS cho biết, có một thực tế là nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng vào con quá lớn khiến học sinh bị áp lực. Khả năng của học sinh chỉ có thể thi ở trường top giữa thì phụ huynh luôn muốn con đăng ký NV1 vào trường top đầu. Để đạt được mong muốn, nhiều gia đình cho học sinh đi học thêm ở nhiều nơi, trong thời tiết nắng nóng như những ngày qua khiến trẻ mệt mỏi.
Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhận định, năm nay, trường có khoảng 1/3 học sinh không lựa chọn thi tuyển vào lớp 10 kỳ thi chung của Sở GD&ĐT. Trong đó, những em năng lực trung bình đã tự nguyện đăng ký vào các trường nghề, trung tâm GDTX, trường dân lập. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, học sinh có năng lực trung bình, chấp chới giữa đỗ và trượt tốt nghiệp.
Trước mỗi kỳ thi, giáo viên thường tư vấn cho học sinh, phụ huynh khả năng của con như thế nào, nên chọn NV ra sao cho phù hợp. Riêng học sinh có năng lực trung bình, giáo viên đã khuyên các em nên chọn trường dân lập, học nghề và các NV khác thay vì thi để giảm áp lực ôn tập căng thẳng. Ban đầu, một số phụ huynh đồng ý nhưng sau đó lại cho rằng, nhà trường “ép” con không được đi thi, không đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Bà Hồng nói, với trường hợp như vậy, ban giám hiệu phải giải thích rằng, nhà trường chỉ tư vấn, còn lựa chọn như thế nào là quyền của phụ huynh. Việc học sinh tham gia thi bao nhiêu, tỉ lệ đỗ vào các trường THPT không phải là tiêu chí thi đua nên không có chuyện nhà trường ép phụ huynh cho con thi. “Thậm chí, trước khi kết thúc thời gian đăng ký NV, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên rà soát lại một lần nữa xem có học sinh nào thay đổi ý kiến để tránh bỏ sót NV của học sinh”, bà Hồng nói.
Trường THCS Thành Công năm nay chỉ có 63 học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS. Trong đó, có 4 học sinh không đăng ký dự thi lên lớp 10 mà lựa chọn đi học nghề, học trường dân lập. Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân có 262 học sinh tốt nghiệp thì có khoảng 30 học sinh đăng ký không thi kỳ thi chung vào lớp 10. Các em tự chọn đi học nghề, học dân lập ngay từ đầu để khi hoàn thành chương trình được xét tốt nghiệp và nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường thay vì phải ôn luyện, cạnh tranh vất vả.
Video đang HOT
Chấm thi tự luận tốt nghiệp THPT 2020: nhiều băn khoăn
Sau buổi tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020, nhiều cán bộ làm công tác thi của các sở Giáo dục và Đào tạo vẫn băn khoăn về quy định chấm thi tự luận.
Cán bộ chấm thi làm việc tại hội đồng chấm thi THPT quốc gia năm 2019 ở TP.HCM - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Nội dung khiến nhiều người băn khoăn nhất là trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ các tổ trưởng tổ chấm, cán bộ chấm để quán triệt quy chế, thảo luận hướng dẫn chấm; chấm chung ít nhất mười bài thi tự luận để rút kinh nghiệm, thống nhất cách áp dụng hướng dẫn chấm.
Sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm thi riêng biệt. Trưởng môn chấm thi tổ chức bốc thăm nguyên túi cho cán bộ chấm thi, giao riêng cho từng người và sau khi chấm lần thứ nhất...
Khó khả thi
Một cán bộ nhiều năm làm công tác thi tại TP.HCM phân tích: "Với những địa phương có số cán bộ chấm thi lên tới 600-700 người như TP.HCM, làm sao thực hiện đúng quy định trưởng môn chấm thi phải chủ trì việc rút thăm ra sao? Như vậy trưởng môn chấm thi lại phải giao cho tổ trưởng tổ chấm. Nên việc có thêm trưởng môn là không cần thiết".
Ngay cả việc "chấm chung" cũng đang được hiểu nhiều cách khác nhau. Có người bảo phải tập trung cán bộ chấm thi trong hội trường để chiếu bài thi lên màn hình lớn cùng chấm, thống nhất cách chấm. Trong khi cũng có người cho rằng việc chấm chung ít nhất mười bài thi là phải chuyển các bài thi này cho lần lượt từng người xem qua rồi chấm.
Theo ThS Phạm Thái Sơn - giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, chấm thi tốt nghiệp rất quan trọng, nên việc phát sinh các tổ chấm thi là cần thiết. Tuy nhiên, việc đòi hỏi trưởng môn chấm thi như vậy là quá sức với những nơi chấm thi có số lượng bài thi quá lớn như TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa...
"Tổ trưởng tổ chấm thi với trưởng môn chấm thi dường như có nhiều điều trùng lặp trong quyền hạn và trách nhiệm của nhau. Với những yêu cầu nhiệm vụ nêu trong quy chế rất khó cho trưởng môn chấm thi nếu chấm quá nhiều bài và số lượng cán bộ chấm thi quá đông. Điều này dễ dẫn đến sự cố trong quá trình chấm" - ông Sơn nói.
Theo tôi, chỉ cần các tổ trưởng tổ chấm thi, không cần thêm trưởng môn chấm thi vì thông thường các tổ trưởng là người nắm rất chắc chuyên môn về môn thi đó rồi.
TS Nguyễn Trung Nhân (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM)
Quy chế phải rõ ràng
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh - thành viên tổ tư vấn Ủy ban Đổi mới Giáo dục và Đào tạo quốc gia, với những địa phương đặc thù có đông cán bộ chấm thi, nếu dồn vô một nơi thì mọi người sẽ không quán triệt hết được.
"Tôi chưa hình dung được với địa phương như TP.HCM, việc chấm chung trong một phòng với hàng trăm cán bộ chấm thi, mọi người sẽ trao đổi thế nào. Khi trao đổi, nếu cán bộ chấm thi không hiểu thấu đáo dẫn đến chấm lệch, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của giáo viên, và có khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với chấm thi tự luận" - ông Vinh cảnh báo.
Ông Vinh còn cho rằng quy chế cần phải rõ ràng, tránh việc mỗi người hiểu một cách khác nhau. "Theo tôi, cần chia nhóm tổ ngay từ đầu theo nguyên tắc chấm tập dượt. Khi chấm phải bàn bạc, thảo luận và cần có đủ không gian và thời gian phù hợp với số lượng cán bộ chấm thi từng địa phương. Tất cả cán bộ chấm thi phải thấu hiểu nguyên tắc chấm theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc này quy chế cần quy định rõ ràng, nếu đông quá sẽ không làm được" - ông Vinh kiến nghị.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác thi, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa - nguyên phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM - cũng cho rằng chấm thi tự luận đòi hỏi quy chế phải rõ ràng và hướng dẫn cụ thể để thống nhất một cách hiểu khi thực hiện. Nếu lệch chút xíu quan điểm, chấm lệch 0,25 điểm là thiệt thòi cho thí sinh.
"Theo tôi, quy chế lần này cần làm chặt vì địa phương hay buông lỏng, giáo viên muốn nhanh thì chất lượng không tốt. Cần quy định rõ công việc và sự phối hợp giữa trưởng môn với các tổ trưởng chấm thi, nhất là với các địa phương có đông thí sinh. Do vậy, sau khi ban hành quy chế này, bộ cần có thêm các văn bản hướng dẫn chi tiết, tăng cường tập huấn thêm cho các sở Giáo dục và đào tạo", ông Nghĩa đề xuất.
"Chấm chung là vô cùng quan trọng"
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Quốc Khánh - phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - cho rằng chấm chung là vô cùng quan trọng. Mục đích của việc này giúp cán bộ chấm thi được hướng dẫn đầy đủ, đảm bảo đúng quy chế để chấm công bằng, khách quan.
"Quy chế hướng tới quy định chung cho 63 tỉnh, thành. Về cán bộ chấm thi, Hà Nội huy động cỡ 500 người, TP.HCM khoảng 700 người. Trong quá trình làm quy chế, chúng tôi đã tham khảo ý kiến hai địa phương này. Để tìm được hội trường đáp ứng đúng nhu cầu theo quy định thật sự không dễ, nên địa phương phải có biện pháp khắc phục khó khăn để cán bộ chấm thi tham gia đầy đủ, đảm bảo yêu cầu chấm thi" - ông Khánh nói.
Việc các trưởng môn chấm thi tổ chức bốc thăm, theo ông Khánh, phải đảm bảo nguyên tắc các cán bộ chấm đều được bốc thăm túi bài thi ngẫu nhiên.
Mô hình trưởng môn chấm thi thực chất thêm một cấp để giúp thực hiện tốt nguyên tắc chấm hai vòng độc lập. Trưởng môn chịu trách nhiệm chuyên môn về công tác chấm nên có vai trò rất quan trọng.
Ông Phạm Quốc Khánh (phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT)
"Việc xây dựng quy chế thi năm nay mặc dù rất gấp nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, có mô hình tổ chức đảm bảo yêu cầu, phạm vi ủy quyền phù hợp với đặc điểm của địa phương nhưng không khác yêu cầu của quy chế. Theo đó, trưởng môn chấm ủy quyền cho các tổ trưởng tổ chấm những phần việc trưởng môn được giao nhiệm vụ" - ông Khánh nói.
Đồng thời, ông Khánh còn cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp thu các ý kiến đóng góp để sớm ban hành thêm các hướng dẫn chi tiết thực hiện quy chế.
Sẽ kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể
Báo cáo với đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chấm thi THPT quốc gia năm ngoái, ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, trưởng ban chấm thi - cho biết Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM huy động gần 1.000 cán bộ tham gia công tác làm phách bài thi tự luận môn ngữ văn. Trong đó, 680 người làm phách 1 và 300 người làm phách 2. Mỗi ngày có 650 cán bộ chấm thi tự luận và 40 cán bộ chấm kiểm tra.
"Với quy chế thi năm nay, chúng tôi đang nghiên cứu kỹ nội dung và sẽ có kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể để thực hiện" - ông Hiếu cho biết.
Thi vào lớp 10: Chọn trường phù hợp để tăng cơ hội đạt nguyện vọng Thời điểm này, học sinh lớp 9 đang cấp tốc ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Các chuyên gia giáo dục khuyên các em nên cân nhắc, lựa chọn trường phù hợp với bản thân để tăng cơ hội đạt được nguyện vọng mình đăng ký. Theo kế hoạch UBND TP Hà Nội đã công bố, thí sinh thi...