Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể thay đổi lớn
Nếu quy định này được thông qua, cục diện thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tiếp tục thay đổi vì hiện nay người mua chủ yếu là các ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Nội dung dự thảo Thông tư quy định việc TCTD mua, bán TPDN dựa trên cơ sở kế thừa Thông tư số 22/2016, Thông tư 15/2018 và bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung để phù hợp với thực tiễn, tình hình hoạt động của các TCTD nhằm bảo đảm kiểm soát hoạt động mua, bán TPDN của các TCTD phát triển lành mạnh, bền vững.
Đồng thời, bổ sung nội dung quy định về hoạt động mua TPDN giữa các TCTD và hoạt động bán TPDN của các TCTD để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua, bán TPDN của các TCTD; qua đó quản lý các hoạt động này thống nhất với các hoạt động cấp tín dụng và hoạt động mua, bán nợ của TCTD. Theo đó, dự thảo Thông tư quy định các giao dịch sau đây của TCTD.
Dự thảo quy định TCTD chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại năm liền kề trước năm mua TPDN, trừ trường hợp mua TPDN theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
Dự thảo bổ sung nội dung quy định về hoạt động mua TPDN giữa các TCTD và hoạt động bán TPDN của các TCTD…
Video đang HOT
TCTD không được mua trái phiếu (bao gồm mua từ phát hành lần đầu và mua lại từ các tổ chức, cá nhân khác) của doanh nghiệp phát hành có phát sinh nợ xấu tại TCTD mua và tại TCTD khác trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm quyết định phê duyệt mua nhằm hạn chế các TCTD không kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% nhưng vẫn thực hiện mua bán TPDN, đồng thời góp phần hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD.
Đồng thời, tại dự thảo cũng quy định TCTD không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành. Bởi theo quan sát của nhà điều hành, thời gian qua đã phát sinh việc TCTD mua TPDN phát hành với mục đích để cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là trong điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu tiếp tục gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.
Theo đó, trường hợp một đợt phát hành TPDN với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cơ cấu lại khoản nợ, thì TCTD cũng không được mua TPDN.
Đáng chú ý, dự thảo cũng quy định TCTD cũng không được mua TPDN phát hành có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Điều này nhằm hạn chế TCTD không được mua trái phiếu phát hành để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.
Theo NHNN, qua công tác kiểm tra hoạt động của TCTD, phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mục đích thực hiện các dự án đầu tư, tăng quy mô vốn, nhưng thực tế huy động vốn để góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác, để các doanh nghiệp này thực hiện dự án hoặc tiếp tục thực hiện góp vốn, mua cổ phần…
Do đó, TCTD khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, dòng tiền từ nguồn phát hành trái phiếu, tình hình thực hiện dự án…
Thực lực Đầu tư Quang Thuận - doanh nghiệp hút 9.450 tỷ đồng chỉ trong một tháng
Đầu tư Quang Thuận vừa phát hành thành công 89 lô trái phiếu với tổng giá trị lên đến 9.450 tỷ đồng.
Doanh thu của Quang Thuận chỉ đạt vài chục tỷ đồng mỗi năm, cùng đó là mức lãi thuần cũng chỉ vài tỷ đồng.
CTCP Đầu tư Quang Thuận (Quang Thuận) vừa phát hành thành công 89 lô trái phiếu với tổng giá trị lên đến 9.450 tỷ đồng. Trong đó, 3.450 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm được phát hành vào ngày 31/7/2020 và 6.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm được phát hành vào ngày 31/8/2020.
Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, Quang Thuận đã huy động tổng cộng 9.450 tỷ đồng qua kênh trái phiếu ngay trước thời điểm Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực.
Tuy nhiên, các thông tin cơ bản của trái phiếu như lãi suất, tài sản bảo đảm, danh sách trái chủ cũng như tổ chức thu xếp phát hành đều không được công bố.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Quang Thuận hút hàng nghìn tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Trước đó, cuối năm 2018, Quang Thuận cũng đã phát hành thành công 31 lô trái phiếu với tổng giá trị 4.500 tỷ đồng. Trong đó, có 3.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 1.500 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm.
Về hoạt động kinh doanh, dù sở hữu nguồn vốn hàng nghìn tỷ đồng, nhưng doanh thu của Quang Thuận chỉ đạt vài chục tỷ đồng mỗi năm, cùng đó là mức lãi thuần cũng chỉ ở mức vài tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Quang Thuận đều đạt 35,9 tỷ đồng, lợi nhuận thuần cũng chỉ lần lượt ở mức 5,46 tỷ đồng và 5,14 tỷ đồng. Năm 2019, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt 26,26 tỷ đồng, giảm khoảng 2 tỷ đồng so với năm trước; lợi nhuận thuần ở mức 5,4 tỷ đồng, tăng 1,28 tỷ đồng so với năm 2018 (4,12 tỷ đồng).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Quang Thuận lãi sau thuế 1,47 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2019.
Về cơ cấu nguồn vốn, tổng tài sản của Quang Thuận trong 4 năm trở lại đây có sự biến động mạnh. Đặc biệt như tại thời điểm cuối năm 2018, tổng tài sản của Quang Thuận đạt 7.158,3 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu cũng tăng hơn 1.000 tỷ đồng lên mức 2.624 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Quang Thuận đạt 4.132 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 2.632 tỷ đồng.
Theo dữ liệu của VietTimes, ngày 14/8 vừa qua, Quang Thuận nâng vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật do ông Huỳnh Ngọc Phát (SN 1984) đảm nhiệm. Ông Phát hiện còn đứng tên cho CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng HickStone.
Quang Thuận là thành viên của tập đoàn địa ốc phía Nam. Kể từ năm 2018, nhiều doanh nghiệp trong nhóm này đã liên tục hút về dòng vốn hàng tỷ USD qua kênh trái phiếu. Trong khi đó, giá trị trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp này đều cao hơn nhiều so với vốn điều lệ đăng ký./.
Không chỉ trả sớm 500 tỷ đồng trái phiếu, chủ sở hữu Mỳ 3 miền lãi đột biến nửa đầu năm Lãi đầu năm 103 tỷ đồng, tăng cả trăm lần so với cùng kỳ năm 2019 và bằng tổng lãi ròng của nhiều năm trước đó cộng dồn lại. Đến ngày 18/8, một cổ đông ngoại khác thay thế Uniben Holdings là Greaton Investment S Pte. Ltd nắm tỷ lệ 44,39% vốn tại Uniben. Ngày 31/7/2020, Uniben vừa mua lại 500 tỷ đồng...