Thị trưởng Mỹ: NATO tập trận ở biên giới Nga gây nguy hiểm cho nhân loại
Các nhà lãnh đạo thị trấn và thành phố của Mỹ đã ban hành một nghị quyết cảnh báo chính quyền Obama và NATO về việc tiếp tục các hành vi khiêu khích chống Nga sẽ đưa nhân loại vào mối nguy cơ lớn hơn của sự hủy diệt hạt nhân.
Hãng tin Sputnik cho hay Hội đồng Thị trưởng Mỹ (USCM), một tổ chức trung lập chính thức cho các nhà lãnh đạo thành phố quản lý dân số hơn 30.000 người đã chỉ trích cuộc tập trận Anaconda của NATO ở biên giới Nga vừa qua, cho rằng cuộc tập trận làm gia tăng đe dọa về một cuộc xung đột hạt nhân.
“Cuộc tập trận lớn nhất của NATO trong hàng thập kỷ qua, với sự tham gia của 14.000 lính Mỹ, cùng với việc Mỹ khởi động hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu đang làm leo thang căng thẳng giữa những gã khổng lồ về vũ khí hạt nhân” – USCM cảnh báo.
Ba Lan tham gia tập trận Anaconda của NATO hôm 7-6. Nguồn: Sputnik
Nghị quyết trên được thông qua tại Hội nghị thường niên lần thứ 84 của USCM diễn ra từ 24 đến 27-6 ở TP Indianapolis, bang Indiana.
Nghị quyết tuyên bố: “Hơn 15.000 vũ khí hạt nhân, hầu hết đều có sức công phá mạnh hơn so với các bom nguyên tử rải xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật, đều thuộc quyền sở hữu của Mỹ và Nga. Điều này tiếp tục đặt ra mối đe dọa không thể nào dung thứ được cho các thành phố và nhân loại”.
Video đang HOT
USCM tiếp tục chỉ trích Tổng thống Obama vì đã “đặt nền tảng cho Mỹ chi tiêu 1.000 tỉ USD trong ba thập kỷ tới vào cái gọi là nỗ lực hiện đại hóa hạt nhân. Điều này dẫn tới chuyện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ngày càng “phình” lên đi ngược lại với tinh thần của Hiệp ước không phố biến vũ khí hạt nhân (NPT).
“Chính quyền Obama không chỉ cắt giảm kho vũ khí hạt nhân với mức độ ít hơn so với bất kỳ tổng thống nào ở thời hậu Chiến tranh lạnh, mà còn quyết định chi tiêu 1.000 tỉ USD cho việc duy trì và hiện đại hóa bom nguyên tử và đầu đạn hạt nhân” – nghị quyết chỉ trích.
Các thị trưởng Mỹ cũng đặt câu hỏi sự phát triển và duy trì vũ khí hạt nhân với sức công phá vượt quá 1 megaton, gấp 75 lần so với bom nguyên tử thả xuống Hiroshima (Nhật) giết chết gần 150.000 người, ngay vào thời điểm “kinh phí liên bang đang rất cần cho cộng đồng chúng ta để xây dựng nhà ở giá rẻ, tạo công ăn việc làm, cải thiện hệ thống giao thông công cộng và phát triển nguồn năng lượng bền vững”. USCM cũng đã thừa nhận và xin lỗi vụ Mỹ chống lại người dân Nhật này.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Binh sĩ Quân đội Trung Quốc thiệt mạng ở Mali
Dù không tham gia vào bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào nhưng Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc vẫn luôn đối mặt với tử thần mỗi ngày.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo đưa tin cho hay, thi thể của Shen Liangliang một binh sĩ Trung Quốc thuộc Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (UN) bị giết tại Mali đã được chuyển về Bamako thủ đô của quốc gia Tây Phi này sau hơn 10 ngày kể từ khi vụ tấn công xảy ra.
Dựa trên thông tin ban đầu có được thì một nhóm binh sĩ Trung Quốc thuộc UN bị các tay súng cực đoan Mali tấn công tại vùng Gao phía đông bắc Mali vào cuối tháng trước khiến 1 người chết, 1 người bị thương nặng và 2 người bị chấn thương nhẹ.
Thi thể của Shen Liangliang được đại diện UN tại Mali bàn giao cho Quân đội Trung Quốc vào hôm 7/6 tại một sân bay Bamako.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên các binh sĩ của UN bị tấn công tại Mali trong năm nay, trước đó cũng đã có một binh sĩ Pháp và hai lính Mali cũng đã thiệt trong các đợt tấn công của các tay súng cực đoạn.
Hiện tại Trung Quốc đóng góp cho UN khoảng hơn 3.000 binh sĩ và hoạt động chủ yếu tại các quốc gia Châu Phi nơi xung đột luôn xảy ra giữa quân chính phủ và các tay súng cực đoan.
Trong khi đó nhiệm vụ của UN chỉ là giám sát lệnh ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo cho dân thường, bên cạnh đó các binh sĩ UN cũng không được phép nổ súng trước.
Với quân số 90.900 binh sĩ cùng ngân sách 8.6 tỷ USD mỗi năm nhưng chừng đó chưa bao giờ là đủ để UN có thể hoàn thành tốt vai trò gìn giữ hòa bình thế giới của mình. Thậm chí các thủ tục hành chính rắc rối khiến hoạt động của lực lượng này ngày càng trở nên mờ nhạt hơn.
Trong ảnh là một binh sĩ Trung Quốc tham gia UN được Liên Hợp Quốc trao tặng huân chương cho những đóng góp của mình cho nền hòa bình tại Châu Phi.
Theo_Kiến Thức
Cán cân quân sự Azerbaijan - Armenia trong tình hình nóng Khi xung đột vũ trang tại NagornoKarabakh xảy, ra người ta mới chú ý nhiều đến cán cân quân sự của Azerbaijan và Armenia. Lục quân: Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS), Lục quân Armenia có quân số khoảng 45.000 người. Trang bị vũ khí có 20 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, 137 T-72, 8 T-54/55, 80...