Thị trường dịch vụ OTT: Thế cuộc khó lường
Mới khoảng 6 tháng trở về trước, khi nhắc đến thị trường dịch vụ OTT tại Việt Nam thì ba cái tên được nhắc đến với triển vọng phơi phới là LINE, Zalo và Kakao Talk. Thế nhưng thế cuộc thật khó lường khi đã đảo chiều quá nhanh…
Các OTT tại thị trường Việt, trong đó có Zalo, đang trong tình thế khó khăn.
Tình thế đảo chiều
Từ giữa năm 2012, thị trường dịch vụ OTT Việt Nam bỗng chộn rộn khi hết Kakao Talk lại đến LINE từ Hàn Quốc và Nhật Bản đặt chân vào. Song cao điểm của cuộc cạnh tranh phải từ tháng 12.2012 đến nửa đầu năm 2013 khi cả ba mở các chiến dịch truyền thông dữ dội trên thị trường để thu hút người dùng. Và đó cũng được xem là khoảng thời gian tươi sáng nhất.
Tuy nhiên sau một thời gian cả núi tiền được đổ vào để phát triển thị trường cho Zalo, LINE, Kakao Talk thì kết quả nhận được lại cho thấy một sự mong manh vì các ứng dụng này về bản chất là sống “ký sinh” trên nền wifi và mạng 3G. Kakao Talk khi còn hợp tác với VTC, có tháng đã duyệt chi tới 7 tỉ đồng cho truyền thông, quảng cáo, một con số mà xưa nay chưa hề xảy ra trên thị trường ứng dụng. Còn Zalo, cho đến thời điểm này, ước tính đã bỏ ra tới hàng trăm tỉ đồng để quảng bá. Tiêu tốn nhiều nhưng nguồn thu chưa có hoặc không đáng kể (chỉ có LINE là bán game và sticker, nhưng nguồn thu chưa lớn), và đặc biệt là tương lai hợp tác với nhà mạng vẫn mờ mịt, cho nên “bộ ba nguyên tử” đã cho thấy sự mong manh đuối sức vào nửa cuối năm 2013.
Đến thời điểm này, Kakao Talk gần như đã rút khỏi thị trường Việt Nam, LINE đang gặp rất nhiều khó khăn, còn Zalo thì đang… ngồi trên lửa vì chưa hứa hẹn được thời điểm có doanh thu khi nhà mạng vẫn chỉ hứa hợp tác chứ chưa hành động.
Video đang HOT
Thị trường OTT lúc này khi đề cập đến với ít nhiều sự tươi sáng chỉ còn Viber (vốn đã không sa vào cuộc đấu trên truyền thông nên không tốn kém nhiều) đã cho biết chính thức vào thị trường Việt Nam đầu năm 2014, và Facebook Messenger với sức mạnh của cộng đồng Facebooker. Trên thực tế, lượng người dùng dịch vụ OTT của Facebook lâu nay luôn chiếm đầu bảng (trên 8 triệu người dùng).
Nhà mạng có đang mất phương hướng?
Thông tin có nhà mạng đã và đang làm OTT càng khiến cho số phận của những Zalo, LINE, Kakao Talk thêm đen tối bởi như thế càng có cơ sở để khẳng định rằng lời hứa hợp tác từ nhà mạng rất khó trở thành hiện thực vì họ không muốn chia sẻ nguồn thu.
Tuy nhiên, có lẽ nhà mạng đã chú tâm về “bộ ba nguyên tử” quá nhiều chăng bởi trên thực tế, bộ ba này chỉ tận dụng yếu tố tiện ích của OTT trên nền 3G để kinh doanh thứ khác (game, quảng cáo, sticker…) và sống chủ yếu nhờ vào nguồn thu này. Trong khi đó, hàng loạt OTT đã và sẽ có mặt, có một lợi thế cực lớn về công nghệ, tiềm lực tài chính… nhưng lại ít được dư luận nhắc đến. Đó là các ứng dụng OTT của những nhà sản xuất phần cứng, phần mềm, thiết bị di động như Apple, Google, Microsoft và Facebook. Những “đại gia” này đã và đang dần hoàn thiện hệ sinh thái của mình mà vốn “bộ ba nguyên tử” không thể sánh bằng.
Facebook với lợi thế hơn 1 tỉ người dùng trên toàn cầu và hơn 20 triệu người dùng tại Việt Nam không hề thua kém bất cứ cộng đồng dùng di động của nhà mạng nào. Apple có nền tảng hệ điều hành iOS7 với OTT Facetime được tích hợp sẵn dùng để thoại video rất chất lượng ở bất cứ nơi nào có mạng wifi và 3G ổn định. Với Google và Microsoft, họ chẳng khó khăn gì để làm ra một OTT chạy trên nền Android hay Windows Phone. Những OTT này có thể trở thành mối nguy “khủng khiếp” hơn đối với các nhà mạng Việt Nam hơn là “bộ ba nguyên tử” Á châu, không biết các nhà mạng đã lập kế sách đối phó hay cạnh tranh, hợp tác gì chưa?
Trong bối cảnh hiện nay, cứ đi qua vài tháng là tình hình thị trường OTT Việt Nam có thể đảo chiều khó lường mà người đắc thắng hôm nay có thể sẽ trở thành kẻ “ngậm bồ hòn làm ngọt” ngày mai. Ngay cả nhà mạng, nếu vẫn cứ thụ động đối phó với OTT như thời gian qua thì có thể cũng sa vào “kiếp sống mòn”.
Theo LĐ
Snapchat, Vine, Candy Crush Saga được tải nhiều nhất trong năm 2013
Snapchat, Vine và Candy Crush Saga nằm trong số các ứng dụng được người dùng smartphone tải nhiều nhất trong năm 2013 vừa qua.
Ngày nay, có hàng triệu ứng dụng trên App Store và Google Play với hàng tỉ lượt tải mỗi năm. Năm 2013, các ứng dụng được ưa chuộng nhất thuộc lĩnh vực liên lạc, trò chơi và giải trí. Theo Giám đốc Chiến lược Craig Palli của Fiksu, một hãng tiếp thị di động của Mỹ, 2013 mang tới sự trưởng thành, những dấu mốc và xu hướng mới.
"Những ứng dụng được tải nhiều nhất thuộc danh mục quen thuộc nhưng vẫn có cơn gió mới", Palli cho biết.
Dù vài "người quen" cũ như Instagram, Facebook, Twitter vẫn chứng tỏ sự phổ biến trong người dùng di động, Snapchat - ứng dụng nhắn tin có tính năng tự hủy hình ảnh/video sau thời gian nhất định - lại qua mặt tất cả xét về lượt tải năm 2013, trở thành phần mềm miễn phí được tải nhiều nhất trên App Store theo thống kê của Apple. Snapchat từ một chương trình "ngách" đã chạm tới lượng người dùng rộng lớn hơn nhiều, khiến Facebook phải thèm muốn và sẵn lòng chi hàng tỉ USD để thu nạp nhưng không thành công.
Ra mắt năm 2011, theo ước tính của hãng Nielsen, số người dùng ứng dụng tiếp tục tăng mạnh trong năm vừa qua với hơn 13 triệu người đang sử dụng tính đến tháng 10/2013. Còn theo Snapchat, chỉ riêng tháng 12/2013, đã có hơn 400 triệu mẩu dữ liệu được chia sẻ qua ứng dụng.
Vine, ứng dụng chia sẻ video được Twitter tung ra đầu năm 2013 là phần mềm miễn phí được tải về nhiều thứ ba. Nó cho phép người dùng chia sẻ video dài 6 giây. Nielsen ước tính hơn 6 triệu người Mỹ đang dùng Vine vào tháng 10.
Snapchat và Vine thuộc danh mục mà hãng phân tích di động Flurry gọi là "nhắn tin hình ảnh nâng cao". Một số ứng dụng khác cũng thuộc danh mục này là Line, Kakao Talk, WeChat.
Game cũng là danh mục phổ biến với Candy Crush Saga xếp hạng nhất về lượt tải cũng như doanh thu. Theo nhà sản xuất, game này chạm mốc hơn 500 triệu lượt tải, kể từ khi xuất hiện vào năm 2013. Nielsen thống kê hơn 20 triệu người Mỹ đang chơi game này, tính tới tháng 10/2013.
Trong hạng mục giải trí, Pandora tiếp tục dẫn đầu trong phân khúc đài phát thanh Internet với lượt tải nhiều thứ 9 và doanh thu đứng thứ 3.
Tuy nhiên, theo Palli, xu hướng lớn nhất năm 2013 chính là sự nổi lên của các ứng dụng cộng tác mà ông tin rằng sẽ "làm nên chuyện" trong năm 2014. Ví dụ, vào ngày Giáng sinh, các ứng dụng "cặp" với thiết bị nằm trong số ứng dụng được tải nhiều nhất trên App Store. Ứng dụng Fitbit kết nối iPhone, Android với đồng hồ đeo tay điện tử để theo dõi các thông số như số bước đi được, khoảng cách di chuyển, lượng calo bị đốt cháy. Một vài cái tên khác là Chromecast, UP, GoPro.
Simon Khalaf, Giám đốc Flurry tiên đoán ứng dụng dành cho tivi cũng là xu hướng đáng theo dõi trong năm nay. "Tôi nghĩ 2014 có thể là năm ngành truyền hình bị di động tấn công", ông nói. Mỗi người Mỹ chi hơn 100 USD/tháng cho dịch vụ truyền hình không được cá nhân hóa và không di động. Đây là lĩnh vực đã chín muồi và sẵn sàng chờ đón sự đột phá. Nội dung mới, thiết bị mới hay quan trọng hơn là mô hình kinh doanh tốt hơn sẽ là những yếu tố quan trọng trong cuộc cách mạng truyền hình này.
Theo ICTnews
Bước ngoặt mới của cuộc đua OTT Vào những ngày cuối cùng của năm 2013, Viber đã chính thức hiện diện tại Việt Nam bằng một sự kiện âm nhạc tại Tp.HCM... Điều gì sẽ xảy ra với cuộc đua OTT (Viber - nhà mạng - Zalo) năm 2014 vẫn là một ẩn số. Vào những ngày cuối cùng của năm 2013, Viber đã chính thức hiện diện tại Việt...