Thi trên máy tính: Lo nhất phần ngân hàng câu hỏi và kỹ thuật
Phương án thi THPT quốc gia mới được Bộ GD&ĐT trình Chính phủ với điểm mới là học sinh sẽ làm bài thi trên máy tính. Trước thông tin này học sinh, giáo viên khá bất ngờ. Bộ GD&ĐT cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước sự khác biệt của tình hình thực tế và phương án thi.
Lo cho học sinh miền núi
Một số học sinh lớp 11 khi được hỏi về phương án thi THPT quốc gia mới này khá bất ngờ. Các em cho rằng, nếu triển khai sẽ cần có thời gian. Các học sinh ở miền núi sẽ gặp khó khăn về khả năng tiếp cận máy tính không thường xuyên.
Kỳ thi đánh giá năng lực bằng hình thức thi trên máy tính đã được ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện. Ảnh: ĐH Quốc gia Hà Nội.
Em Phạm Thị Phương Huyền, lớp 11, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội cho biết: Em bất ngờ trước thông tin phải làm bài thi THPT quốc gia trên máy tính. Các bạn xung quanh chia sẻ bài viết về vấn đề này nhiều. Phải thừa nhận, phương án này có ưu điểm là minh bạch, tránh gian lận. Việc tiếp cận sử dụng máy tính tương đối phổ biến nhưng khi gặp bài thi trực tiếp thì bản thân em cũng như nhiều bạn không tránh khỏi sự lúng túng.
Em Chu Quỳnh Hà, lớp 11, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội cho biết: Phương pháp mới có nhiều ưu điểm là tiết kiệm quá trình chấm thi, tránh gian lận nhưng em vẫn muốn chọn thi trên giấy. Nếu áp dụng thi trên máy tính như báo chí nêu thì hơi sớm. Để quen việc làm bài thi này cần giãn thời gian ra để học sinh chuẩn bị. Các bạn ở nông thôn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn.
Còn cô Trần Thị Lam Oanh, Giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nói: Tôi thấy Bộ GD&ĐT đề xuất phương án trong thời điểm này là hơi vội. Học sinh cần có thời gian chuẩn bị khi chuyển từ hình thức thi giấy sang máy tính. Trường tôi có cơ sở vật chất tốt nhưng không đủ máy tính để tập dượt. Làm bài thi trên máy tính thì chuyển nội dung nháp ra giấy khó khăn hơn và dễ sai sót.
Theo sát sự chuẩn bị
Video đang HOT
Ở khía cạnh chuyên gia và là trường có thể sử dụng kết quả của kỳ thi chung này lại đồng tình nhưng điều họ lo lắng hơn cả là sự chuẩn bị.
PGS TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Năm 2018, Bộ GD&ĐT công bố sau năm 2020 hình thức thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh có những thay đổi. Năm 2018 đã thông qua Luật Giáo dục đại học, năm 2019, Quốc hội thông qua Luật Giáo dục. Trong đó có Luật Giáo dục nêu về khả năng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông cho những người không có có nhu cầu học lên đại học. Những năm qua có tới 30% học sinh phổ thông không có nhu cầu học lên đại học và chỉ cần chứng nhận hoàn thành chương trình, đặc biệt sau khi Luật Giáo dục đại học có hiệu lực. Vấn đề còn lại là giấy chứng nhận tốt nghiệp có giá trị như thế nào. Ví dụ, sau 3 – 5 năm đi làm, giấy chứng nhận có giá trị như bằng tốt nghiệp phổ thông không, người học có phải thi nữa không?
“Hiện nay, phương án thi mới của Bộ GD&ĐT phù hợp với lựa chọn số đông. Việc tổ chức đánh giá năng lực trên máy tính được hai trường ĐH quốc gia thực hiện và có đề án. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuy chưa tổ chức nhưng trong trường có những học phần như Ngoại ngữ, Tin học đại cương tổ chức thi theo hình thức này. Rõ ràng, việc tổ chức thi trên máy tính là cơ sở nhưng để thực hiện được thì Bộ GD&ĐT cần có phương án triển khai rõ ràng. Tổ chức thi trên máy tính giảm thiểu can thiệp của con người, khách quan hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh. Giống như các kỳ thi: SIT, ICT hoặc thi bằng tiếng Anh đã tổ chức thi trên máy khá nhẹ nhàng và tuyển được người có năng lực. Nhưng tổ chức thi như thế nào, kỹ thuật ra sao lại là điều cần phải bàn rất cụ thể”, PGS TS Trần Văn Tớp nói.
Phân tích về điều này, PGS TS Trần Văn Tớp cho rằng, ở các thành phố lớn có thuận lợi về hạ tầng công nghệ thông tin và khả năng tiếp cận trên máy tính của học sinh nhiều hơn so với những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Những học sinh ở vùng này phần lớn tiếp cận trên máy tính qua phòng thí nghiệm phổ thông, trong khi giờ thực hành, thí nghiệm lại không nhiều. Tôi e rằng đến khi thi thì thí sinh bỡ ngỡ quá. Để đánh giá kỳ năng lực của một kỳ thi có độ phủ rộng 63 tỉnh, thành, cần tập trung nguồn lực trí tuệ, xây dựng nguồn dữ liệu đủ lớn. Bộ dữ liệu đủ lớn theo các lĩnh vực từ Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội… Trong câu hỏi tích hợp nhiều kiến thức, môn học khác nhau và liên tục cập nhật. Những người xây dựng đến từ các thầy cô dạy phổ thông, giảng viên các trường đại học.
Theo Luật Giáo dục, các trường tự chủ có đề án tuyển sinh riêng, tổ chức thi riêng. Tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học đến năm 2020 sẽ vẫn theo phương thức 2 trong 1. Với phương án mới sẽ có thời gian chuẩn bị và công bố từ 2021 – 2025.
Giải thích vì sao trong những năm qua ĐH Bách khoa Hà Nội không tổ chức thi riêng, PGS TS Trần Văn Tớp cho biết, nếu cả nước thi chung mà trường tách riêng sẽ bị ảo. Khi tổ chức thi, thí sinh tham gia đông nhưng khi gọi thì nhập học rất thấp. Chưa kể, nếu tổ chức thi riêng thì không so sánh được năng lực thí sinh.
Phương án thi trên máy tính này vẫn được các trường đại học theo sát phương thức chuẩn bị của Bộ GD&ĐT.
Theo Lê Vân/Báo Tin tức
Bức xúc vì tàu hỏa liên tục chậm chuyến
Nhiều đoàn tàu khách liên tục chậm chuyến, thậm chí có trường hợp trễ gần 5 giờ so với thông tin công bố khiến hành khách bức xúc
Thời gian gần đây, Báo Người Lao Động liên tục nhận được phản ánh của nhiều hành khách liên quan đến tình trạng các chuyến tàu chậm giờ so với thông tin mà ngành đường sắt công bố.
Công bố một đằng, giờ về một nẻo
"Tôi ngồi ở ga Đà Nẵng nghe nhân viên nhà ga liên tục thông báo giờ tàu chậm. Tất cả các đoàn tàu đều chậm. Có những đoàn tàu chậm đến hơn 3 giờ" - anh Hồng Ánh, một hành khách trên chuyến tàu SE2, kể lại hành trình đi tàu ngày 7-8 từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Anh Hồng Ánh cũng cho biết thêm sau thời gian chờ đợi mệt mỏi, lên tàu lại tiếp tục chịu cảnh ngột ngạt, nóng bức vì dù là toa máy lạnh nhưng hệ thống không hoạt động. "Trẻ con khóc, người lớn thở than nhưng nhân viên tàu không một lời giải thích. Trong khi đó, giá vé tàu chẳng thua vé máy bay là bao nhiêu" - anh Hồng Ánh bức xúc.
Tương tự, anh Viết Vinh (quê Quảng Ngãi) cho biết ngày 3-8, anh cùng gia đình về Quảng Ngãi trên chuyến tàu SE26 xuất phát vào khoảng 19 giờ từ ga Sài Gòn. Theo lịch trình công bố, chuyến tàu sẽ tới Quảng Ngãi vào khoảng 10 giờ 33 phút ngày 4-8. Tuy nhiên, đoàn tàu phải đến 15 giờ mới tới ga, trễ gần 5 giờ so với kế hoạch và tăng tổng thời gian hành trình lên gần 20 giờ.
Theo anh Vinh, trên hành trình về Quảng Ngãi, tàu SE26 dừng vô số lần để tránh các đoàn tàu khác. "Vấn đề gây bức xúc là thời gian công bố một đằng nhưng giờ về một nẻo. Do ước tính thời gian hành trình theo lúc mua vé nên khi bị trễ nhiều giờ, tôi và gia đình bị lỡ kế hoạch đã sắp xếp ban đầu. Nhiều hành khách phản ứng về tình trạng tàu chậm thì trưởng tàu chỉ biết lắc đầu bởi kế hoạch chạy tàu thực hiện theo biểu đồ đã ấn định, còn thời gian công bố tùy nơi bán vé" - anh Vinh kể.
Theo tìm hiểu, thời gian qua, việc tàu trễ giờ diễn ra ở nhiều chuyến chạy chặng ngắn do phải dừng để tránh các chuyến tàu chạy tuyến dài hơn. Một nhân viên đường sắt cho biết tình trạng trên cũng thường xảy ra ở những thời gian cao điểm đi lại như lễ, Tết hoặc nghỉ hè, các chuyến tàu hoạt động dày hơn. Tuy nhiên, việc sắp xếp và công bố thời gian hành trình các chuyến tàu theo biểu đồ nên hoạt động của các chuyến tàu phải thực hiện theo. "Chúng tôi liên tục bị hành khách phản ánh, thậm chí trút giận bởi tình trạng tàu chậm giờ nhưng cũng phải chấp nhận và xin lỗi khách bởi việc họ bức xúc là có cơ sở" - một tiếp viên đường sắt cho biết.
Đường sắt hiện quá lạc hậu so với nhiều loại hình vận tải khác. Ảnh: GIA MINH
Ngành đường sắt nói gì?
Ông Lê Quốc Trung, Phó Giám đốc Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn, cho biết biểu đồ chạy tàu do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) xây dựng và ban hành, áp dụng chung trong toàn ngành. Ông Trung thừa nhận thời gian qua có nhiều phản ánh liên quan đến tình trạng tàu chậm chuyến. Tuy nhiên, vấn đề này bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là do hạ tầng cơ sở còn rất hạn chế như khoảng cách giữa nhiều ga ngắn, các đoàn tàu phải dừng để tránh nhau. Mặt khác, trên tuyến đường sắt Bắc - Nam có rất nhiều đường ngang giao cắt đường bộ, chưa kể còn có hàng loạt con đường tự phát nên quá trình tàu di chuyển cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình lưu thông qua lại giữa những đường ngang này. Đặc biệt, khi những sự cố tai nạn xảy ra, không chỉ một mà nhiều đoàn tàu cùng bị ảnh hưởng đến lịch trình bởi hiện nay chỉ có một tuyến đường sắt Bắc - Nam duy nhất.
"Trước tình trạng trên, vừa qua, công ty đã thực hiện một số giải pháp như phối hợp với các địa phương trong việc quản lý, kiểm soát các đường ngang, đồng thời tăng cường việc cảnh giới... Mặt khác, trong các phương án dự phòng, công ty cũng chuẩn bị xe tại các ga lớn nhằm trung chuyển hành khách kịp thời trong trường hợp có sự cố phát sinh" - ông Trung thông tin.
Cũng theo ông Trung, hằng năm, ngành đường sắt đều điều chỉnh biểu đồ chạy tàu để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, Tổng Công ty ĐSVN đã xây dựng lại biểu đồ chạy tàu mới sẽ được áp dụng từ ngày 15-9, trong đó tất cả phản ánh về tình trạng tàu chậm cũng như các yếu tố ảnh hưởng đã được tổng hợp và góp ý trong việc xây dựng biểu đồ mới này. "Vấn đề mấu chốt vẫn là cơ sở hạ tầng của ngành đường sắt còn quá thiếu, chưa được đầu tư nhiều, dẫn đến hàng loạt hạn chế phát sinh" - ông Lê Quốc Trung nhìn nhận.
Theo một số chuyên gia lĩnh vực đường sắt, cả nước hiện chỉ có duy nhất tuyến đường sắt Bắc - Nam, trong khi hệ thống đã quá lạc hậu khiến đường sắt khó phát triển. Chỉ cần một sự cố tai nạn hoặc bị ảnh hưởng bởi tình trạng mưa ngập, sạt lở... là tuyến đường bị tê liệt và làm gián đoạn toàn bộ lịch trình chạy tàu, là dẫn chứng cụ thể cho sự lạc hậu nêu trên. Thực trạng trên đã tồn tại nhiều năm qua nên việc xây dựng biểu đồ là chưa phù hợp. Vì vậy, giải pháp trước mắt, cần điều chỉnh biểu đồ chạy tàu bằng việc có thể cắt giảm các tuyến tàu Bắc - Nam hoặc những tuyến có nhu cầu không cao bởi những chặng dài hiện khó cạnh tranh với hàng không. Song song đó, phải tập trung nâng cao chất lượng chạy tàu theo từng chặng phù hợp với nhu cầu đi lại ở từng thời điểm.
2.500 tỉ đồng làm hàng rào, đường gom
Theo Tổng Công ty ĐSVN, cả nước hiện có 5.580 điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó chỉ có hơn 1.500 đường ngang hợp pháp, có cảnh giới, rào chắn, còn lại là lối đi dân sinh tự mở. Ngoài ra, còn khoảng 14.000 vị trí vi phạm hành lang an toàn đường sắt và tại những đoạn này thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Vì vậy, tháng 8-2019, Tổng Công ty ĐSVN có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bố trí 2.500 tỉ đồng làm hàng rào, đường gom xóa lối đi tự mở nhằm bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.
GIA MINH - XUÂN GIANG
Theo Nguoilaodong
Dự kiến thí điểm tổ chức thi THPT quốc gia trên máy tính từ năm 2021 Ông Mai Văn Trinh thông tin Bộ GD&ĐT đang tính toán từ giai đoạn 2021-2023 kỳ thi THPT quốc gia sẽ giữ ổn định và thí điểm thi trên máy tính ở một số nơi. Phát biểu tại hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục trung học được tổ chức tại Đà...