Thi trắc nghiệm đối với môn Toán khiến cử tri không yên tâm
Nhiều ý kiến cho rằng, thi bằng phương thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán trong kỳ thi THPT khiến cử tri chưa được yên tâm.
Ngày 30/10, thảo luận tại hội trường về vấn đề giáo dục, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) cho rằng, thời gian qua cử tri hết sức quan tâm đến việc tổ chức thi THPT quốc gia.
Theo đại biểu Dương Minh Ánh, hiện vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng thi bằng phương thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán trong kỳ thi THPT khiến cử tri chưa được yên tâm. Phương thức thi này cũng là một nguyên nhân gây ra sai phạm hàng loạt đối với kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại một số tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Bên cạnh đó, phương thức này tạo nên cách dạy và học tư duy đối với môn này bị thay đổi.
Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội).
“Thầy cô chỉ cần dạy cho học sinh biết cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết quả bằng các mẹo làm bài. Còn học sinh, sinh viên chỉ cần khoanh tối đa các phương án đúng và còn lại là khoanh xác suất. Cách học này dẫn đến tình trạng học sinh bỏ qua các bước khi làm bài. Khi làm một bài toán và tư duy lôgic khi học môn Toán lại bị xem nhẹ, học sinh chỉ cần ra được đáp án đúng là đủ”- đại biểu Dương Minh Ánh lý giải.
Cũng theo đại biểu Dương Minh Ánh, nhiều thầy giáo của các trường đại học dạy ở các môn KHTN đã có ý kiến về chất lượng của học sinh THPT trong thời gian gần đây. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo chung của cả hệ thống.
Cần có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học
Video đang HOT
Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) cho rằng, trong Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2019, vấn đề chăm sóc, giáo dục cho trẻ em chưa được phân tích, đánh giá thấu đáo.
Theo đại biểu Phạm Thị Thu Trang, việc thực hiện quyền trẻ em trong đánh giá tình hình kinh tế xã hội là rất cần thiết, đúng với tinh thần Luật Trẻ em. Cần có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng và cơ hội tiếp cận với giáo dục cho mọi trẻ em.
Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi).
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông tại Điều 29 Luật Giáo dục đã nêu rõ giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thế chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người”- đại biểu Phạm Thị Thu Trang cho biết.
Thời gian qua, một trong những hạn chế thường được đề cập là tình trạng lao động nước ta thể trạng thấp, khả năng tạo việc làm hạn chế, tỷ lệ thất nghiệp cao, năng suất lao động thấp. Nguyên nhân sâu xa nằm ở vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ em. Do đó, theo nữ đại biểu này, việc đầu tư, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em có ý nghĩa rất lớn, nhằm tạo ra một xã hội với những công dân tốt, khỏe mạnh về thể lực, tốt về trí lực và nguồn lực lao động lớn có năng suất trong tương lai, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững./.
Theo VOV
Thi trắc nghiệm môn Toán: Thầy giáo dạy mẹo, học sinh lười tư duy?
Theo đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội), nhiều cử tri đang không an tâm về hình thức thi trắc nghiệm môn Toán tại kỳ thi THPT Quốc gia.
"Hình thức thi này là một trong những nguyên nhân gây ra sai phạm hàng loạt trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại một số tỉnh như Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang", bà Ánh phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay của Quốc hội.
Cũng theo bà Ánh, hình thức thi trắc nghiệm đã và đang khiến cách dạy và học tư duy với môn này bị thay đổi. Tại đây, thầy cô chỉ dạy làm cho học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.
Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội)
"Cách học này dẫn đến tình trạng học sinh bỏ qua các bước khi làm 1 bài toán và tư duy lôgic. Đây là điều cần phải có khi học môn Toán, song lại đang bị xem nhẹ", đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh.
Bà Ánh cho biết thời gian gần đây, nhiều thầy giáo dạy ở môn khoa học tự nhiên đã có ý kiến về chất lượng học sinh THPT. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả hệ thống.
"Đề nghị Chính phủ lắng nghe ý kiến của cử tri và nghiên cứu lại phương thức thi trong thời gian tới", bà Ánh kết luận.
Phát biểu của đại biểu Dương Minh Ánh về việc thi trắc nghiệm với môn Toán tại Kỳ thi THPT Quốc gia
Cần nâng cao chất lượng dạy nghề
Cũng liên quan đến vấn đề giáo dục, đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh) lại đề cập đến vấn đề đào tạo dạy nghề.
Theo đại biểu So, hiện nay năng suất lao động Việt Nam đang khá thấp, thiếu nhiều lao động ở trình độ cao.
"Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ 22,22%. Trong khi tỷ lệ những người có trình độ phù hợp với công việc khoảng 40%", ông So cho biết.
Đại biểu Nguyễn Như So (đoàn Bắc Ninh)
Song điều đáng lo ngại là theo đại biểu đoàn Bắc Ninh, những tỷ lệ này lại đang có xu hướng giảm xuống trong khi xu hướng của các nước là tăng lên.
Ông So khẳng định, trong thời gian tới cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chất lượng phải gắn với sự phải triển khoa học công nghệ. Cụ thể cần phải tăng cường hợp tác liên kết gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo theo đơn đặt hàng, theo quy hoạch của từng ngành nghề, địa phương.
Theo ông So nếu không làm tốt điều này, Việt Nam có thể bị bỏ lại trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Theo Thùy An/VTV
Nhìn lại dữ liệu điểm 3 năm thi THPT quốc gia: Nhiều vấn đề phải bàn Từ nguồn số liệu điểm thi của Bộ GD&ĐT, qua tổng kết 3 năm điểm thi THPT quốc gia cho thấy rất nhiều biến động, nhiều con số trái ngược nhau, nhiều vấn đề phải bàn. Phổ điểm thi THPT quốc gia 3 năm trở lại đây Theo phân tích của một số chuyên gia tuyển sinh, năm 2017 là năm có sự...