Thi tốt nghiệp THPT trong dịch Covid-19, học sinh ý thức sức khỏe nhiều hơn
Vì sợ chẳng may bị cảm, sốt không được vào phòng thi, nhiều học sinh không dám thức khuya học bài, chú ý ăn uống bổ sung vitamin C… để có sức khỏe thật tốt hoàn thành kỳ thi ‘lịch sử” – thi trong dịch Covid-19.
Thi trong mùa dịch nên nhiều thí sinh biết chú trọng hơn đến sức khỏe của mình – HOA NỮ
Học bài ban ngày, ban đêm ngủ sớm
Chính vì kỳ thi tốt nghiệp THPT rất quan trọng, lại thi trong tình hình dịch bệnh Covid-19, nên các bạn càng nâng cao ý thức nhiều hơn trong việc bảo vệ sức khỏe để có thể hoàn thành tốt kỳ thi.
Nguyễn Phương Uyên, học sinh lớp 12 Trường THPT An Nhơn Tây (huyện Củ Chi, TP.HCM) cho biết những ngày này Uyên đi ngủ rất sớm vì chủ yếu Uyên dành toàn năng suất để học vào ban ngày.
“Em vừa sợ đến ngày đi thi lại ngủ quên rồi đi thi trễ nên em tập ngủ sớm. Nhưng đặc biệt trong mùa dịch này em sợ thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe nên sẽ học hết bài vào ban ngày để ban đêm giải trí tinh thần và đi ngủ sớm”, Uyên chia sẻ.
Nhiều thí sinh cho biết áp lực nhân lên gấp đôi đối với kỳ thi “lịch sử” này – HOA NỮ
Rồi Uyên cho biết thêm: “Bên cạnh chuẩn bị kiến thức tốt thì em cũng trang bị sẵn khẩu trang y tế, những chai nước rửa tay kháng khuẩn, đặc biệt là chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt. Vì em nghĩ đây là một kỳ thi tốt nghiệp THPT lịch sử nên em cũng cố gắng để bảo vệ sức khỏe của mình tối đa, không được để xảy ra một sự cố nào vào những ngày cuối”.
Uyên cho biết ngoài việc không dám thức khuya học bài thì em còn chú ý đến vấn đề sức khỏe bằng cách như ăn đủ bữa, đúng giờ, uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin. Những ngày này thì Uyên ôn luyện ở nhà, xem bài online, hạn chế ra đường tối đa để bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.
“Thực ra bình thường em hay ăn uống thất thường và lười uống nước nữa. Em hay uống nước ngọt và đợi đến khi đói mới ăn. Nhưng để có đề kháng tốt trong tình hình dịch Covid-19, em quan tâm đến sức khỏe và sinh hoạt của mình nhiều hơn”, Uyên tâm sự.
Điều mà bây giờ Uyên lo sợ nhất là: “Em sợ chẳng may sức khỏe không đảm bảo rồi lỡ đâu lại phải thi tốt nghiệp đợt 2 vì không biết đến khi nào. Và quan trọng hơn là em cũng sợ dịch sẽ lan rộng và ảnh hưởng nhiều đến TP.HCM thì sẽ khó kiểm soát. Nhưng thay vì quá lo lắng thì em cố gắng tập trung ôn tập bài vở cho tốt nhất, và rèn luyện sức khỏe cho bản thân”.
Thí sinh không cần đeo khẩu trang khi ngồi làm bài thi tốt nghiệp THPT
Áp lực nhân lên gấp đôi
Lê Diên Minh Hải, lớp 12 Trường THPT Trần Phú, Q.Tân Phú (TP.HCM), chia sẻ: “Mấy ngày này em hơi áp lực nên nhiều lúc chóng hết cả mặt. Vì vừa lo chuyện kiến thức thi cử lại thêm tình trạng dịch bệnh thế này…”.
Bùi Thị Trúc Quỳnh, học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) tỏ ra lo lắng mặc dù đã ôn tập rất kỹ những kiến thức cơ bản và rèn luyện thêm những dạng bài nâng cao. Vì Quỳnh cho biết kỳ thi năm nay là kỳ thi tốt nghiệp THT “lịch sử”, phải thi trong dịch bệnh không lường trước được điều gì.
Rèn luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng chống lại dịch bệnh – HOA NỮ
“Mặc dù theo em biết thì cho thí sinh mở khẩu trang trong phòng thi nhưng chắc là đến hôm đi thi đó em sẽ đeo suốt cả buổi thi, vì như thế mới an tâm. Ngoài ra, em cũng để ý rất nhiều đến chế độ ăn uống những ngày này như em ăn nhiều rau, trái cây để bổ sung vitamin C và tránh ăn vặt để giữ sức khỏe tốt”, Quỳnh chia sẻ.
Cũng giống Quỳnh, Đào Đình Đức, học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), chia sẻ: “Vì năm này có dịch nên cấu trúc tuy không đổi nhưng số lượng câu hỏi khó, dễ được phân bố ở trong đề sẽ không giống như những năm trước. Hơn thế nữa tình hình dịch bệnh làm em cứ đứng ngồi không yên”.
Những ngày này Đức đã thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống của mình để có sức khỏe tốt. Đức kể: “Em luôn ý thức để phòng ngừa vì dịch bệnh rất khó lường. Trong chế độ ăn uống thì em tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng, dành thời gian luyện tập thể dục thể thao. Em muốn sức khỏe của mình thật đảm bảo để thi tốt kỳ thi trong dịch Covid-19 này”.
Thứ trưởng Bộ Y tế: ‘10 ngày tới sẽ là đỉnh dịch Covid-19′
Những lỗi thí sinh thường mắc phải khi đi thi
Ngoài những lời khuyên để thí sinh có thể thi tốt kỳ thi trong dịch Covid-19, thì trong chương trình tư vấn trực tuyến “Thi tốt nghiệp THPT an toàn trước dịch Covid-19″ tại Báo Thanh Niên, anh Lê Xuân Dũng Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM, thành viên Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi 2020, cũng có lưu ý về một số lỗi mà thí sinh thường mắc phải khi đi thi.
Thứ nhất là việc mà bỏ quên giấy tờ, dù trong tâm thức mỗi thí sinh là không bao giờ muốn chuyện này xảy ra nhưng vì một số lý do nào đó chẳng hạn như vì quá vội đi thi nên quên, rồi đẫn đến tình trạng hoảng loạn khi đến phòng thi. Nên để hạn chế tối đa thì các bạn cần giữ được sự bình tĩnh trước ngày thi để có thể chuẩn bị đầy đủ tất cả các vật dụng cần thiết khi đi thi.
Thứ 2 là các bạn đi thi thường gặp trường hợp đi trễ vì sự cố giao thông hay vấn đề nào đó, thì năm nay Ban tổ chức tiếp sức mùa thi cũng đã ký kết với Phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt, để hỗ trợ thí sinh và người nhà trên quá trình di chuyển đến địa điểm thi. Nên khi chẳng may các bạn bị hư xe dọc đường, nếu nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông thì hãy nhờ sự hỗ trợ, còn nếu không thấy cảnh sát giao thông ở khu vực gần đó thì nên gửi xe lại nhà dân, quán cà phê… rồi gọi xe ôm đi đến địa điểm thi. Tránh trường hợp ngồi chờ sửa xe làm trễ thời gian đi thi.
Thứ 3 là vì áp lực tâm lý, căng thẳng quá mà dẫn đến khi ở trong phòng thi các bạn không tránh khỏi được tình trạng sẽ đi vệ sinh nhiều lần. Đối với những trường hợp này thì các bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý từ trước, bình tĩnh, uống đủ nước để tránh tình trạng chúng ta đi vệ sinh quá nhiều lần. Trong những kỳ thi bình thường thì việc đi ra đi vào nhà vệ sinh nhiều lần cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý làm bài thi, còn đặc biệt năm nay là thi trong dịch Covid-19 nên vấn đề lây nhiễm và việc sát khuẩn tay mỗi khi ra vào phòng thi cũng mất rất nhiều thời gian. Nên thí sinh cũng cần lưu ý những tình huống như thế này.
Kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao
Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, bên cạnh kiến thức đã học thì kỹ năng làm bài giúp thí sinh tối ưu bài thi của mình.
Học sinh lớp 12 nhận giấy báo dự thi chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT vào cuối tuần này - ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Viết đúng, viết đủ khi làm bài môn ngữ văn
Giáo viên Phạm Thị Thanh Nga, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), chia sẻ: "Thời tiết tháng 8 không dễ chịu, không khí phòng chấm thi thường rất căng thẳng nên giám khảo sẽ dễ bực mình khi gặp phải những bài thi hoành tráng về số chữ nhưng mỏng manh về nội dung. Đã thế văn chương các em vừa lủng củng vừa rối rắm khiến người chấm cảm thấy "hại não" lẫn đau mắt. Một khi bài làm đã không gây thiện cảm với giám khảo thì điểm của bài cũng khó cao".
Vì vậy, ngay ở phần đọc hiểu văn bản, cô Thanh Nga lưu ý điều đầu tiên các thí sinh (TS) cần làm là tuân thủ phương châm: Viết đúng, viết đủ hơn viết dài, viết dai và viết thừa. Nên trả lời thẳng vào vấn đề chứ không dẫn dắt dài dòng rồi mới bắt đầu đi vào trọng tâm.
"Chẳng hạn, không đưa ra tất cả các phương thức biểu đạt khi đề yêu cầu chỉ ra phương thức biểu đạt chính, không cố nói nguyên nhân khi trong đề không hỏi vì sao", cô Nga đưa ra lời khuyên.
Khi viết đoạn nghị luận xã hội, đề yêu cầu bàn về ý nghĩa thì chỉ nói về ý nghĩa, không giải thích, mở rộng, phê phán, bài học. Hay đề yêu cầu đưa ra giải pháp thì chỉ tập trung vào giải pháp, không giải thích, chứng minh, mở rộng, phê phán... Để đoạn văn thuyết phục người đọc, TS nên có nhiều lý lẽ nhưng tất cả các lý lẽ ấy đều phải phục vụ cho luận điểm chính của đoạn văn.
Ở phần nghị luận văn học, những năm trước, TS thường rơi vào tình trạng diễn xuôi thơ hoặc kể chuyện về nhân vật. Thay vì chú trọng đến những điểm sáng nghệ thuật của văn bản, các em chỉ thuần túy nêu lại nội dung văn bản. Nên khi làm bài thi, bên cạnh việc chuẩn bị kỹ năng phân tích dẫn chứng thì cần lưu ý xác định những nội dung chính của mỗi tác phẩm. Với mỗi nội dung, cần học thuộc một số dẫn chứng và ghi nhớ những điểm đáng chú ý về nghệ thuật.
Những lưu ý trên, theo cô Nga, chính là chìa khóa để vượt qua những lo lắng khi làm bài môn ngữ văn.
Học sinh TP.HCM có cần đeo khẩu trang khi thi tốt nghiệp THPT?
Tránh những lỗi hay mắc phải trong môn toán
Đối với môn toán, thầy Trần Văn Toàn, Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), cũng chỉ ra một vài sai lầm TS những năm trước hay mắc phải để lưu ý TS năm nay. Chẳng hạn như đọc không kỹ đề hoặc nhầm lẫn giữa các khái niệm. Đem kết quả trong trường hợp đặc biệt để kết luận cho trường hợp tổng quát là không đúng. Không đặt điều kiện, hoặc đặt điều kiện không đúng dẫn đến thừa hoặc thiếu đáp số. Không xét hết các trường hợp có thể xảy ra đối với bài toán mang tham số.
Theo thầy Toàn, từ cấu trúc đề thi, TS cần chuẩn bị kỹ năng làm bài cho từng phần để đạt kết quả tốt nhất. Cụ thể, mức độ dễ thể hiện trong 25 câu đầu, trong đó đề chỉ yêu cầu tái hiện các kiến thức cơ bản và có nhiều câu chỉ đòi hỏi kiểm tra công thức, kể cả các công thức liên quan đến lớp 11. Do vậy cần đánh giá nhanh câu dẫn để loại bỏ ngay các phương án sai hoặc thấy ngay phương án đúng.
Trong 13 câu tiếp theo cần kết hợp một số kỹ năng giải toán. Đối với các câu cần tính toán, có thể lấy kết quả của phương án thay vào câu hỏi hoặc sử dụng máy tính.
Tiếp đến, 12 câu sau ở mức độ khó dần, phần này nên làm thành nhiều lượt. Trước hết làm các dạng câu đã được chuẩn bị tốt ở nhà, sau đó dành thời gian cho các câu còn lại và không nên dừng quá lâu cho một câu hỏi nào đó.
Trong quá trình làm bài, theo thầy Toàn, nếu không nhận ra phương án đúng thì nên sử dụng phương pháp loại trừ để chỉ ra chỗ không hợp lý nếu có trong mỗi phương án. Ngoài ra có một số câu hỏi mang tính tổng quát thì chuyển ngay bài toán đó về dạng đặc biệt để giải.
Chỉ đạo khẩn về phòng chống dịch Covid-19 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM
Chọn phần thế mạnh để lấy 50% điểm
Theo thầy Phạm Hùng, giáo viên Trường THPT Marie Curie (Q.3), ngoài yếu tố tự tin, để làm bài thi tiếng Anh đạt hiệu quả tối ưu thì kỹ năng làm bài rất cần thiết.
Và đề thi có 2 phần rõ nhất, phần 1 (50% số điểm) bao gồm: ngữ âm (phonetics) 4 câu, giao tiếp (speaking) 2 câu, ngữ pháp (grammar) 9 câu, từ vựng (vocabulary) 10 câu. Phần 2 (50% điểm) bao gồm: đọc hiểu (reading) 17 câu, viết (writing) 4 câu, tìm lỗi sai (error identification) 4 câu.
TS nên giải quyết phần chủ lực (thế mạnh) trước để lấy 50% số điểm. Tùy năng lực của mỗi TS mà chọn phần nào là chủ lực của mình. "Và nếu là phần chủ lực thì chúng ta nhất định phải lấy từ 3 điểm đến 5 điểm. Số điểm còn lại tùy vào khả năng các TS để nâng điểm bài thi của mình", thầy Hùng nhấn mạnh.
Chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt để đi thi Thí sinh đang rất lo lắng khi sắp bước vào một kỳ thi 'lịch sử'. Hãy nghe bác sĩ và đại diện Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi tư vấn để có một tinh thần và sức khỏe thật tốt đi thi. Bác sĩ và đại diện Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi tư vấn cho thí...