Thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cấp tỉnh có vai trách nhiệm rất lớn
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra ngày 5-5, sau khi nghe Bộ GD&ĐT báo cáo về phương án thi tốt nghiệp THPT năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Đây là việc đụng chạm đến nhà nhà, ai cũng lo lắng. Vì vậy phải rất lưu ý, đặc biệt cấp tỉnh phải có trách nhiệm rất lớn trong vấn đề thi cử của năm nay”…
Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ đã làm đúng theo Nghị quyết 29/NQ-TW với một lộ trình rất kiên định. “Với kỳ thi năm 2020, việc thay đổi tên gọi thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT là để phù hợp với quy định của Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1-7-2020, còn về cơ bản kỳ thi vẫn giữ ổn định. Bộ GD&ĐT vẫn ra đề thi, khác là nội dung thi được điều chỉnh phù hợp với tinh giản chương trình của Bộ, theo tinh thần “học gì, thi nấy”. Đề thi vẫn có độ phân hóa, nhưng theo hướng giảm dần” – Phó Thủ tướng cho hay.
Trước những băn khoăn về việc liệu giao kỳ thi về cho địa phương thì có nảy sinh tiêu cực? Với băn khoăn này, Phó Thủ tướng thông tin, đã giao Bộ GD&ĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng các giải pháp công nghệ để hạn chế tối đa tiêu cực; Bộ GD&ĐT cũng đã lên các phương án kỹ thuật. Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến trách nhiệm của địa phương trong việc đảm bảo tổ chức kỳ thi an toàn, trung thực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận phiên họp thường kỳ tháng 4 (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã nghe Bộ GD&ĐT báo cáo các phương án tổ chức kỳ thi THPT, tuyển sinh đại học 2020 và đồng tình với phương án đưa ra. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 cơ bản không có nhiều thay đổi so với năm 2019. Bộ GD&ĐT ra đề thi, xây dựng phần mềm chấm thi, thí sinh vẫn được thi ở địa phương mình. Các trường ĐH, CĐ vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi này làm căn cứ tuyển sinh.
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương ban hành quy chế và hướng dẫn công tác thi tuyển sinh ĐH, CĐ; chuẩn bị đề thi tốt nghiệp THPT đảm bảo chất lượng, phù hợp; xây dựng phần mềm chấm thi an toàn, bảo mật, tăng cường phương tiện, công nghệ giám sát. Cùng với đó, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, giám sát tổ chức kỳ thi, xét tốt nghiệp THPT, đảm bảo tổ chức kỳ thi thành công, không có sơ suất nào xảy ra.
“Năm nay phải tốt hơn” – Thủ tướng giao nhiệm vụ và nhấn mạnh, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về an toàn kỳ thi tại địa phương, sớm xây dựng kế hoạch cụ thể, quy định rõ trách nhiệm từng khâu của quy trình tổ chức kỳ thi, đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng. “Đây là việc đụng chạm đến nhà nhà, ai cũng lo lắng. Vì vậy phải rất lưu ý, đặc biệt cấp tỉnh phải có trách nhiệm rất lớn trong vấn đề thi cử của năm nay” – Thủ tướng yêu cầu.
…
Không thi tốt nghiệp năm nay, 2-3 năm nữa, thí sinh có được thi tuyển Đại học?
"Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông là điều kiện cứng để thi tuyển đại học", Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nêu.
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới đây, thời điểm Luật Giáo dục 2019 (Luật số 43/2019/QH14) đã có hiệu lực.
Và bắt đầu từ năm nay, theo luật, các thí sinh không dự thi hoặc thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trượt sẽ được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên thường trực, Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Đỗ Thơm
Cụ thể, theo Khoản 3, Điều 34, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định rõ:
"Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật".
Ngay sau khi thông tin này được đăng tải trên Giáo dục Việt Nam, nhiều học sinh, độc giả đã gửi câu câu hỏi rằng: "Các học sinh năm nay không thi hoặc thi không đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. Vậy nếu 2 hoặc nhiều năm sau, người đó muốn thi tuyển Đại học thì phải làm gì?".
Với quy định của Luật Giáo dục 2019 đã có hiệu lực, muốn thi tuyển Đại học, các thí sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp và đạt yêu cầu được cấp bằng tốt nghiệp mới có đủ điều kiện tham gia thi tuyển Đại học.
Giải thích rõ thêm về vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay: "Thí sinh muốn thi tuyển Đại học thì phải tham dự thi và đạt để được cấp bằng. Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông là điều kiện cứng để thi tuyển đại học".
Luật Giáo dục 2019 bổ sung thêm giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông là để tạo thuận lợi cho những người có nhu cầu học và khi cần họ có thể dùng giấy này để đăng ký dự thi lấy bằng (khoản 4, Điều 34).
Theo đó, khoản 4, Điều 34 quy định : "Học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được sử dụng để theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật".
Đại biểu Mai Hoa cũng nói thêm: "Mặt khác, những người có bằng trung cấp hoặc cao đẳng nghề ở một số ngành nghề vẫn có thể liên thông lên đại học theo những điều kiện cụ thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định".
Đỗ Thơm
Không thi quốc gia sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi người học có nhu cầu. Theo Khoản 3, Điều 34, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định rõ: Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều...