Thi thay đổi, dạy và học đổi thay – Kỳ 2: Khổ với ‘nhận xét học sinh’
Dù cho rằng đổi mới kiểm tra – đánh giá học sinh có nhiều ưu điểm và cần phải làm ngay nhưng nhiều hiệu trưởng và giáo viên vẫn còn không ít băn khoăn.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) trong giờ học – Ảnh: NHƯ HÙNG
Một trong những băn khoăn đó là về đánh giá học sinh thông qua nhận xét.
Tôi dạy 10 lớp gần 500 học sinh. Đồng nghiệp tôi dạy môn giáo dục công dân với 20 lớp, gần 1.000 học sinh. Mỗi tuần chỉ tiếp xúc với học sinh một tiết làm sao hiểu và nhận xét chính xác?
Một giáo viên ở TP.HCM
Nhận xét 1.000 học sinh
“Thông tư 26 của Bộ GD-ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT có điểm bất cập. Nhất là yêu cầu giáo viên phải nhận xét học sinh về sự tiến bộ, thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập. Bậc trung học không như tiểu học, giáo viên chúng tôi phải dạy nhiều lớp khác nhau nên số học sinh rất đông.
Như tôi dạy 10 lớp là gần 500 học sinh, đồng nghiệp tôi dạy môn giáo dục công dân với 20 lớp, gần 1.000 học sinh. Mỗi tuần chỉ tiếp xúc với học sinh trong một tiết dạy thì làm sao hiểu và nhận xét được một cách chính xác?” – thầy V., giáo viên môn địa lý ở TP.HCM, phản ảnh.
Có lẽ vì vậy mà hiện tại giáo viên nhiều trường THCS, THPT ở TP.HCM đang rất băn khoăn. “Bản thân tôi cũng thấy việc nhận xét này không khả thi, nhưng Bộ GD-ĐT đã có quy định, không làm không được. Vì vậy tôi đành chấp nhận cho giáo viên nhận xét trên máy tính rồi in ra, dán vào sổ học bạ.
Video đang HOT
Mà cách làm này thì ai cũng biết là làm theo kiểu đối phó. Giáo viên sẽ căn cứ vào điểm số học sinh đạt được, chỉ việc copy – paste rồi in ra cho xong chứ không thực chất” – một hiệu trưởng trường THCS ở TP.HCM bộc bạch.
Trong khi đó, giáo viên Trường THPT Lưu Hữu Phước (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) đã quen với phương thức dạy học bằng thực hành, trải nghiệm gắn với sản xuất kinh doanh. Nhưng với quy định mới về đổi mới đánh giá học sinh, nhiều giáo viên vẫn băn khoăn. Cô Lê Ngọc Hiếu – phó hiệu trưởng – cho biết giáo viên có một số thắc mắc cần được Bộ GD-ĐT hướng dẫn kỹ hơn về việc đánh giá học sinh bằng nhận xét.
Theo cô Hiếu, sổ ghi điểm theo cách thiết kế xưa nay chỉ có cột để điền điểm số, không có phần dành cho giáo viên viết nhận xét vào. Bây giờ đánh giá bằng nhận xét thì không biết viết vào đâu. Đó chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật.
Nhưng ngay cả việc nhận xét thế nào, khi nào nhận xét, có cần thiết cùng lúc nhận xét tất cả học sinh trong lớp không… cũng là những băn khoăn mà nhiều giáo viên muốn giải đáp. Tại Trường THPT Lưu Hữu Phước, có giáo viên cho biết phải đảm nhiệm dạy nhiều lớp, nếu mỗi tháng phải viết nhận xét đủ tất cả học sinh sẽ phải viết 600-700 lượt.
Khó đáp ứng
Thầy Phạm Văn Lục – hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Thới Lai (huyện Thới Lai, Cần Thơ) – cho rằng nếu giáo viên phải nhận xét tất cả học sinh sẽ có những giáo viên khó đáp ứng được. Vì thế phải tùy tình hình, có thể chỉ nhận xét với những học sinh có tiến bộ vượt trội, hoặc có vấn đề cần quan tâm nhắc nhở.
Nhưng theo thầy Lục, nếu việc này được bộ hướng dẫn cụ thể các trường sẽ thuận lợi hơn trong việc triển khai cho giáo viên.
Bà Trần Hồng Thắm – giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ – cho biết việc đa dạng hình thức đánh giá học sinh là rất cần thiết. Nhiều trường học ở Cần Thơ hiện nay đã, đang chuyển biến mạnh mẽ việc dạy học gắn với thực hành, trải nghiệm nên rất mong bộ thay đổi cách kiểm tra đánh giá như tinh thần của thông tư 26.
“Sở sẽ lắng nghe những băn khoăn, ý kiến của cán bộ, giáo viên các trường để có giải pháp phù hợp trong việc triển khai cụ thể việc đổi mới kiểm tra, đánh giá” – bà Thắm cho biết.
Cũng liên quan vấn đề này, ThS Nguyễn Viết Đăng Du – giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM – có ý kiến: “Tôi cho rằng việc nhận xét học sinh chỉ khả thi khi giáo viên dạy học theo dự án. Trong quá trình các em đi thực tế, trải nghiệm, làm sản phẩm theo nhóm… người thầy quan sát và có nhận xét về sự tiến bộ, thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh.
Chứ mỗi tuần giáo viên chỉ gặp học sinh từ 1-4 tiết dạy (tùy theo môn), bài kiểm tra các em làm trên giấy, giáo viên làm sao có thể nhận xét chính xác từng em học sinh”.
Ngoài ra, theo ông Du, trên thực tế không phải trường nào cũng dạy học theo dự án, không phải môn nào giáo viên cũng dạy theo dự án. “Vậy nhận xét học sinh sẽ khó đạt được ý nghĩa như mong muốn” – ông Du nói thêm.
Cần tập huấn kỹ về ma trận đề
Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp – hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), một trong những khó khăn các trường phải khắc phục là việc xây dựng đề kiểm tra định kỳ theo đúng ma trận mà Bộ GD-ĐT quy định.
Tương tự, tại TP.HCM, nhiều giáo viên cho biết họ đang “hụt hơi” với nhiệm vụ thiết lập ma trận và đặc tả đề kiểm tra. Theo các giáo viên, họ phải lập một bảng có hai chiều. Một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần kiểm tra đánh giá, một chiều là nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ phần trăm số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Sau phần này, các giáo viên mới biên soạn câu hỏi của đề kiểm tra theo ma trận, bảng đặc tả ở trên.
Nhiều giáo viên THCS, THPT ở TP.HCM đề xuất: Bộ GD-ĐT cần phải tập huấn thật kỹ về hiệu quả cũng như cách làm ma trận và đặc tả đề kiểm tra. Nếu không, họ chỉ làm theo kiểu đối phó. Theo cô Nhiếp, gần đây nhiều trường đại học tuyển sinh bằng hình thức xét học bạ. Nên nếu việc kiểm tra định kỳ (lấy điểm học bạ) bằng đề được xây dựng khó quá (so với đề thi tốt nghiệp THPT) thì học sinh sẽ chịu thiệt thòi…
Sự can đảm của thầy hiệu trưởng
Cách đây 4 năm, trong một lần trò chuyện với thầy hiệu trưởng của một trường khá "hot" tại quận 7, thầy chia sẻ với một giọng đầy tự hào: "Năm nay khối 4 trường mình có 3 học sinh yếu".
Ảnh minh họa
Cách đây 4 năm, trong một lần trò chuyện với thầy hiệu trưởng của một trường khá "hot" tại quận 7, thầy chia sẻ với một giọng đầy tự hào: "Năm nay khối 4 trường mình có 3 học sinh yếu".
Khi được hỏi, vì sao có học sinh yếu mà thầy có vẻ tự hào vậy? Thầy hiệu trưởng trả lời: "Thực ra, năm nào các khối học cũng có học sinh yếu, nhưng để đánh giá các em yếu là cả vấn đề. Từ xem xét có ảnh hưởng đến tâm lý các em hay không? Có ảnh hưởng đến thành tích của lớp, của trường hay không...? Nên giáo viên và hiệu trưởng chịu rất nhiều áp lực khi đánh giá học sinh".
Cũng theo thầy hiệu trưởng này, vì áp lực thành tích mà tại không ít trường, giáo viên, hiệu trưởng phải bấm bụng cho các em lên lớp, xếp thành tích của học sinh không đúng với năng lực của các em.
"Không lẽ vì một vài học sinh yếu mà để ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Rồi vì một vài lớp để ảnh hưởng đến thành tích toàn trường. Vì trường mà ảnh hưởng đến thành tích của quận, của thành phố...Do đó, để đi đến quyết định đánh giá năng lực thật của học sinh là cả một sự can đảm của giáo viên và nhà trường".
Khi câu chuyện này được chia sẻ với một số giáo viên, hầu hết đều tâm tư và thừa nhận sự thật trên. Nhưng hầu hết giáo viên đều không muốn đưa tên của mình khi trình bày quan điểm về vấn đề này.
Một giáo viên lớp 4 tại quận 10 chia sẻ: "Trong lớp tôi, có phụ huynh lên xin cho con ở lại lớp thì giáo viên phải động viên phụ huynh để cho trò được lên lớp, năm sau giáo viên chủ nhiệm sẽ tiếp tục kèm cặp để em theo kịp chương trình".
Rồi cũng có trường hợp, phụ huynh năn nỉ giáo viên cho con mình lên lớp, vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý các em. Sợ các em tự ti, mất tự tin vì thua sút chúng bạn.
Vì sao có hiện tượng trên, có lẽ là do học sinh yếu, kém, ở lại lớp là cá biệt. Với những người thuộc thế hệ 7X, 8X của thế kỷ trước đều nhớ, trong lớp cùng lắm có vài học sinh giỏi, đa số là khá và trung bình. Mỗi lớp cũng có vài học sinh yếu, thậm chí phải ở lại lớp. Còn hiện nay, do các em có điều kiện học tập tốt hơn, được gia đình, xã hội và nhà trường quan tâm chăm sóc về dinh dưỡng, kiến thức...nhiều hơn nên khả năng tiếp thụ kiến thức của các em hơn hẳn các thế hệ trước.
Chính vì vậy số học sinh giỏi ngày nay nhiều hơn là điều hẳn nhiên. Nhưng một lớp toàn học sinh giỏi và khá, cả trường cũng chỉ học sinh giỏi, khá, lác đác vài em trung bình. Rồi cả tỉnh, thành phố 80%-90% học sinh giỏi, khá... xem ra cũng chưa thuyết phục.
Là phụ huynh có con học lớp 7, từ khi cháu lên cấp 2, năm nào trong ngày họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đều gặp giáo viên chủ nhiệm để nhờ: "Nhờ thầy cô đánh giá đúng năng lực của trò để phụ huynh có phương pháp phù hợp. Nhiều khi nhắc cháu học, cháu nói con là học sinh giỏi rồi, ba mẹ cứ yên tâm. Nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì con tôi chưa đến mức là học sinh giỏi".
Vì vậy, khi nghe chia sẻ của thầy hiệu trưởng, tôi cảm nhận được sự can đảm của thầy và nhà trường. Thành tích là những thành quả tích cực chúng ta tạo được, chứ không phải bằng ngụy tạo những con số. Đặc biệt trong nhà trường, nơi ươm mầm tương lai đất nước. Các em sẽ ra sao khi biết và nhiễm cách có thành tích bằng ngụy tạo. Vẫn biết đây chỉ là số ít, nhưng cần triệt tiêu tận gốc căn bệnh thành tích, nhất là trong môi trường giáo dục, đấy cũng là vì tương lai của đất nước.
Bệnh thành tích không đến từ giáo viên Lớp nào cũng lên lớp 100%, trường nào cũng tiên tiến, xuất sắc thì lấy đâu để khen tặng cho hết "thành tích" của giáo viên. Cái gọi là "bệnh thành tích" không phải khởi phát từ giáo viên, dẫu biết rằng thầy cô là nhân tố quyết định thành tích của ngành giáo dục. Ảnh minh họa Bài viết "Hãy trả em...