Thí sinh phía Bắc chuộng các ngành công – nông
Sáng 5-5, toàn bộ hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ của thí sinh các tỉnh phía Bắc đã được bàn giao về cho các trường có tổ chức thi. Khác với nhiều dự đoán trước đó, năm nay thí sinh phía Bắc chú ý nhiều hơn đến các trường khối kỹ thuật – công nghệ, y – dược và nông – lâm.
Các trường đại học nhận hồ sơ ĐKDT trong buổi bàn giao sáng 5-5 – Ảnh: T.Hà
Theo thống kê, trong khi hồ sơ dự thi khối A luôn chiếm số lượng áp đảo với tỉ lệ trên 50% đến xấp xỉ 65% thì lượng hồ sơ khối C của các tỉnh vốn đã ít lại giảm thêm. Ví dụ như ở Thanh Hóa chỉ có 7.513 hồ sơ ĐKDT khối C, chiếm 8,3%. Ở Nam Định, cả tỉnh chỉ có 2.160 hồ sơ dự thi khối C, chỉ bằng 4% tổng số, và năm nay là năm thứ ba lượng hồ sơ khối C của tỉnh vốn đã ít lại tiếp tục giảm thêm gần 300 bộ.
Công, nông, y… cũng lên ngôi
Video đang HOT
“Năm trường có số lượng hồ sơ ĐKDT nhiều nhất của chúng tôi là ĐH Công nghiệp Hà Nội, CĐ Giao thông vận tải, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Thương mại và ĐH Điều dưỡng Nam Định. Trong đó chỉ có một trường ĐH khối kinh tế. Chúng tôi nhận thấy thí sinh tỉnh nhà năm nay không có sự quan tâm đặc biệt đến khối ngành kinh tế. Ngược lại, lượng hồ sơ nộp vào các trường khối kỹ thuật, nông nghiệp, y tế lại tăng rõ rệt” – ông Đặng Tất Thắng, phó trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định, thông tin.
Trường “gần nhà” hút thí sinh Có gần 11.000 hồ sơ của thí sinh tỉnh Thanh Hóa nộp vào Trường ĐH Hồng Đức. Hơn 3.500 hồ sơ của thí sinh Thái Nguyên ĐKDT vào Trường ĐH Kinh tế quản trị kinh doanh Thái Nguyên – một trường còn mới tinh trên địa bàn tỉnh, chiếm tới 15% tổng số hồ sơ ĐKDT của toàn tỉnh… Đó là những con số thể hiện rõ xu hướng của thí sinh năm nay: chọn trường gần nhà. Nằm trong top đầu các trường có số lượng ĐKDT nhiều nhất của mỗi tỉnh luôn có những trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn tỉnh nhà hoặc lân cận. Một trong những lý do khiến thí sinh chọn trường gần nhà được nhiều cán bộ tuyển sinh các địa phương cùng nhìn nhận là do nhiều thí sinh cân nhắc đến mức sinh hoạt phí ngày càng tăng ở Hà Nội, trong khi học phí sẽ tiếp tục tăng theo lộ trình đến năm 2015.
Trong số 55.900 hồ sơ ĐKDT của tỉnh Thái Bình, những trường nhận được nhiều hồ sơ nhất là ĐH Y Thái Bình, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Thủy lợi… Là tỉnh có số lượng hồ sơ lớn với hơn 90.000, ông Bùi Đình Phúc, trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Thanh Hóa, cho biết những trường thu hút nhiều hồ sơ nhất đều nằm trong khối kỹ thuật, công nghệ, y – dược như ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Thủy lợi, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Thái Bình, ĐH Mỏ – địa chất…
“Lượng hồ sơ nộp vào các trường khối kinh tế cũng không ít nhưng đều đều giữa các trường và không áp đảo so với tổng số, cũng không biến động so với những năm trước – ông Phúc đánh giá – Không chỉ các trường khối kỹ thuật, công nghệ, y dược ở phía Bắc được thí sinh của tỉnh lựa chọn nhiều, chỉ riêng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã có hơn 2.000 bộ hồ sơ ĐKDT từ Thanh Hóa”.
Nhiều đến “choáng”
Vì thế, dù đã chuẩn bị tinh thần đón nhận số lượng hồ sơ ĐKDT lớn nhưng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội vẫn “choáng” khi nhận được tổng cộng 71.800 hồ sơ, tăng hơn 19.000 hồ sơ so với năm 2010.
Hàng loạt trường khối kỹ thuật – công nghệ khác ở Hà Nội cũng phấn chấn với số lượng hồ sơ ĐKDT tăng hoặc tương đương so với năm 2010. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhận được hơn 16.000 hồ sơ, cao hơn năm trước hơn 1.000. Trường ĐH Giao thông vận tải nhận được 17.300 hồ sơ, Trường ĐH Thủy lợi có trong tay 13.901 hồ sơ, Trường ĐH Mỏ – địa chất nhận được hơn 15.000 hồ sơ… đều tương đương so với năm 2010. Chỉ riêng trường khối A và B của ĐH Quốc gia Hà Nội nhận được 16.000 hồ sơ, giảm gần 2.000 so với năm trước.
Trong khi đó, xu hướng ĐKDT của thí sinh các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, lại thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt đến các trường khối kinh tế.
Theo ông Lê Việt Anh – phó phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm nay trường nhận được trên 8.700 hồ sơ, tăng không nhiều, chỉ khoảng 200 hồ sơ so với năm 2010. Nhưng trong đó chỉ riêng Hà Nội đã có tới 2.918 hồ sơ (chiếm hơn 30%), từ Hải Phòng có 421 hồ sơ… trong khi các tỉnh thành khác chỉ vài chục, thậm chí có tỉnh chỉ có một, hai hồ sơ ĐKDT vào trường. Bên cạnh ĐH Ngoại thương, các trường được thí sinh Hà Nội lựa chọn nhiều nhất còn có nhiều trường khối kinh tế khác như ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, ĐH Thương mại…
Theo Tuổi Trẻ
Người yêu cũ còn tình cảm với bạn ?
Giả sử bạn là một nông dân làm ruộng, đột nhiên có một ngay người ở gần cánh đồng bên cạnh chạy đến và nói với bạn: "con gà của tôi chạy mất rồi", phản ứng đầu tiên của bạn cho rằng: Con gà sẽ chạy về hướng nào ?
Lựa chọn:
A. Chạy về đồng ruộng ở phía đông
B. Chạy theo hướng vườn hoa ở phía nam
C. Chạy về đầm lầy ở phía tây
D. Chạy về hướng núi cao ở phía bắc
Ảnh minh họa. Nguồn:laonanren.com
Kết quả:
Đáp án A: Đối phương đã lãng quên bạn, không còn chút gì gọi là nhớ nhung ngược lại bạn vẫn còn vương vấn chút tình cảm ấy, chính bạn đã làm tổn thương bản thân mà thôi.
Đáp án B: Người ấy vẫn từng giờ từng phút nghĩ đến bạn, tình cảm phức tạp này cắt không đứt, có thể một ngày nào đó người ấy sẽ quay trở lại tìm bạn.
Đáp án C: Mặc dù khi chia tay đối phương không có thái độ rõ ràng nhưng bạn lại có chút ân hận, bạn không muốn gặp mặt anh ấy, cũng không muốn có quan hệ dây mơ rễ má gì.
Đáp án D: Người ấy vẫn chút oán hận và không lượng thứ cho bạn, có thể trước đây bạn đã làm tổn thương đối phương. Thậm chí đối phương muốn cả đời này không liên lạc và gặp lại bạn.
Theo Socola
Học CNTT có khó không? Có được phép lựa chọn trường để nhập học? Em bị buộc thôi học thì phải làm sao? Đạt khoảng 15-18 điểm nên thi trường nào ? Muốn học hai trường thì có khó khăn về hồ sơ nhập học? Điểm chuẩn sao lại có phía Bắc và phía Nam?... Hỏi: Nếu em thi Trường đại học Tài chính - Marketing TPHCM với...