Thí sinh ngủ quên, đội Tiếp sức mùa thi đến nhà chở đi thi tốt nghiệp THPT
Một nam sinh ở H.Cẩm Mỹ (Đồng Nai) sáng nay đã ngủ quên, giám thị phát hiện vắng đã nhờ lực lượng Tiếp sức mùa thi cũng Công an địa phương tới nhà gọi dậy, chở đến điểm thi tốt nghiệp THPT kịp giờ.
Lực lượng đoàn viên cùng công an địa phương đến nhà gọi thí sinh ngủ quên và chở đến điểm thi đúng giờ . ẢNH: CTV
Sự việc xảy ra tại điểm thi trường THPT Cẩm Mỹ (H.Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Nam sinh “may mắn” trên là L.H.S, học sinh lớp 12A1 của trường THPT Cẩm Mỹ.
Theo chị Nguyễn Thị Thùy Linh, Phó bí thư Huyện đoàn Cẩm Mỹ, vào sáng nay, sau khi điểm danh thí sinh vào phòng thi 15 phút mà vẫn chưa thấy em L.H.S có mặt, giám thị đã nhờ đội Tiếp sức mùa thi và Công an xã Nhân Nghĩa trợ giúp.
Nhận được thông tin, các thành viên đội Tiếp sức mùa thi thuộc Huyện đoàn Cẩm Mỹ cùng cán bộ Công an xã Nhân Nghĩa đã tìm đến nhà em Sơn ở xã Nhân Nghĩa (cách điểm thi khoảng 4km).
Tới nơi phát hiện em S. vẫn đang nằm ngủ, mọi người vội gọi em dậy và sau đó chở đến điểm thi tốt nghiệp THPT kịp giờ thi theo quy định.
Quảng Trị: Lớp học bơi đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật ở vùng "rốn lũ"
Đối với những đứa trẻ yếu thế, bị khuyết tật, nhận thức và vận động đều hạn chế thì việc dạy bơi nhằm nâng cao kỹ năng sinh tồn dưới nước cho các em.
Video đang HOT
Những ngày qua, cứ vào mỗi buổi chiều, ông Nguyễn Cử (68 tuổi, ở thôn Trà Trì, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) đều tranh thủ thời gian để chở đứa con trai 9 tuổi đến lớp học bơi. Con trai ông Cử mới học lớp 1, nhưng không may bị khuyết tật trí tuệ.
Nghe tin có lớp học bơi, ông Nguyễn Cử liền đưa con tham gia lớp học.
Tuổi đã cao, ông Nguyễn Cử chỉ mong con được sống vui vẻ, hòa nhập với các bạn. Khi con trai đến hồ bơi, nhìn các bạn bơi lội với tâm trạng đầy phấn khởi, ông cũng sẵn sàng chiều theo ý thích của con.
Theo chị Trần Thị Nhung - Phó Bí thư Đoàn xã Hải Hưng, đây là lần đầu tiên lớp dạy bơi và trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước dành cho trẻ yếu thế, khuyết tật được tổ chức ở xã Hải Hưng vào mùa hè này.
Lớp học có 15 em tham gia, các em chủ yếu bị khuyết tật nhẹ, có em khiếm khuyết về khả năng nghe nói, vận động, thiểu năng trí tuệ.
Trước khi xuống hồ bơi, các em được hướng dẫn khởi động thật kỹ.
Đối với vùng "rốn lũ", thường xuyên bị ngập lụt như xã Hải Xuân và Hải Vĩnh (nay là xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng), việc trang bị kỹ năng bơi cho các em vô cùng quan trọng để nâng cao khả năng phòng, chống đuối nước.
Các em được học trong một bể bơi ngoài trời ở khu sinh thái Trà Lộc. Lực lượng Đoàn Thanh niên xã đã dựng mái che bằng lưới; Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn tặng áo phao, phao tập bơi.
Thầy giáo hướng dẫn các em từng động tác đạp chân, vẫy tay dưới nước.
Mỗi buổi học, 2 thầy giáo có chuyên môn trực tiếp hướng dẫn. Ngoài ra, lực lượng đoàn viên, tình nguyện viên sẽ hỗ trợ, động viên tinh thần.
"Đối với một số em, phụ huynh thu xếp được thời gian sẽ chủ động đưa các em đến lớp học bơi. Những trường hợp khác sẽ có các bạn đoàn viên đưa đi, đón về", chị Trần Thị Nhung cho hay.
Ngoài việc học bơi miễn phí, các em đều được các anh chị đoàn viên phát sữa uống mỗi buổi học bơi. Ban đầu làm quen với môi trường nước, các em đều có tâm lý run sợ. Nhưng qua mấy ngày, được thầy giáo hướng dẫn nhiệt tình, các em đã bình tĩnh, yên tâm xuống nước để thực hành các động tác.
Với những em bị khuyết tật vận động, thầy giáo phải hướng dẫn thật kỹ.
Theo thầy Cáp Xuân Hải - giáo viên trường TH&THCS xã Hải Hưng, đối với các cháu khuyết tật, khó khăn nhất là nhận thức và vận động của các em đều hạn chế. Một số em đa dị tật nên vận động ở môi trường nước vô cùng nguy hiểm.
Thầy Cáp Xuân Hải (áo vàng) hướng dẫn các em tập bơi.
"Những buổi học vừa qua, chúng tôi tập cho các cháu làm quen với môi trường nước, tập đạp chân, đi bộ trong nước, thở trong nước...", thầy Cáp Xuân Hải nói.
Mong muốn lớn nhất của thầy là các cháu có sân chơi để hoạt động nhằm nâng cao thể chất, bớt đi sự thiệt thòi mà các em gánh chịu.
Lần đầu tiên, các em được học bơi, thoải mái vẫy vùng dưới nước.
"Từng có nhiều năm kinh nghiệm dạy bơi nên tôi không đặt kỳ vọng các em sẽ bơi tốt. Tôi chỉ mong các cháu mạnh dạn hơn, có kỹ năng để lỡ có sa chân trong nước thì các cháu có thể đứng được, tìm cách ôm vào vật nổi mà gọi người đến cứu. Từ đó, cơ may sinh tồn dưới nước với các em sẽ nâng cao hơn", thầy Cáp Xuân Hải tâm sự.
Đưa kiến thức pháp luật đến với thanh niên, học sinh Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9-11, trong thời gian vừa qua các cấp bộ, đoàn đã tăng cường tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đến đông đảo lực lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh. Nhiều cách làm mới được triển khai đem lại những hiệu ứng tích cực... Thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương còn tổ...