Thí sinh đã nhập học không được điều chỉnh nguyện vọng
Thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần duy nhất. Vậy nếu đã xác nhận nhập học, thí sinh có được tham gia xét tuyển ở các trường khác không?
Ngày 19/9, thí sinh bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến kéo dài từ ngày 19 – 25/9. Hình thức điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến chỉ áp dụng đối với thí sinh không điều chỉnh khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên và không tăng thêm nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Thời gian để thí sinh điều chỉnh bằng phiếu kéo dài từ ngày 19 – 27/9. Hình thức điều chỉnh bằng phiếu áp dụng cho tất cả các thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh điều chỉnh khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên và thí sinh muốn tăng thêm nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Nếu đã xác nhận nhập học, thí sinh không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
Chỉ điều chỉnh nguyện vọng một lần
Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT lưu ý, thí sinh cần kiểm tra kỹ thông tin điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển như thông tin về ngành, tổ hợp, thứ tự nguyện vọng, trường đăng ký xét tuyển. Lý do là bởi, các năm trước, có một số thí sinh điều chỉnh nhầm mã đơn vị xét tuyển, phổ biến là nhầm sang phân hiệu của cùng trường.
Đặc biệt, thí sinh lưu ý chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần duy nhất, bằng một trong hai hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu.
Video đang HOT
Thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
“Do đó, thí sinh không thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển nếu đã xét tuyển, trúng tuyển và xác nhận nhập học. Việc xác nhận nhập học bao gồm nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường đại học, sau đó trường nhập thông tin thí sinh lên hệ thống”, Bộ GD-ĐT cho biết.
Để thực hiện điều chỉnh, thí sinh truy cập vào trang: http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn . Mật khẩu đăng nhập hệ thống của thí sinh là mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi.
Nếu đã thay đổi mật khẩu sau khi được cấp, các em dùng mật khẩu đã thay đổi. Nếu quên mật khẩu, thí sinh cần đến điểm tiếp nhận để xin cấp lại. Thí sinh chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản và mật khẩu đăng nhập hệ thống của mình.
Sau khi kết thúc điều chỉnh, thí sinh cần thoát khỏi hệ thống, đăng nhập lại và kiểm tra kết quả đã điều chỉnh. Vào trang thông tin nguyện vọng, thí sinh thực hiện in danh sách nguyện vọng sau khi điều chỉnh và lưu lại.
Một số trường hợp cần lưu ý
Thí sinh cũng cần lưu ý một số trường hợp sau đây:
Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng sang các tổ hợp xét tuyển có môn năng khiếu, phải đến trường đăng ký xét tuyển để nộp điểm thi năng khiếu. Khi đó, nguyện vọng xét tuyển mới hợp lệ.
Với riêng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành thuộc khối ngành công an, quân đội và đã đạt kết quả sơ tuyển, phải sắp xếp đây là nguyện vọng đăng ký xét tuyển đầu tiên (nguyện vọng số 1) thì nguyện vọng này mới được xét tuyển.
Thí sinh phát hiện khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên không đúng, cần đến điểm tiếp nhận và đề nghị được điều chỉnh bằng phiếu.
Thí sinh có phúc khảo, nên thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả phúc khảo hoặc cuối đợt điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển .
Ngành cần nhân lực nhưng không có người học
Thực tế hiện nay, nhiều đơn vị tuyển dụng đang cần nhân lực có tay nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp nhưng không có người để tuyển.
Ít thí sinh vào trường nghề sẽ làm mất cân bằng thị trường lao động trong tương lai - ẢNH: MỸ QUYÊN
Nhiều ngành không mở được lớp
Thạc sĩ Nguyễn Tấn Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, cho biết: "Hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề ở trình độ trung cấp, CĐ rất cao. Trường có một số ngành khó tuyển nhưng nhu cầu công ty đang rất cần. Ví dụ ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, chuyên ngành hóa nhuộm và da giày. Hiện có 3 công ty tài trợ học phí cho toàn bộ sinh viên đang theo học ngành hóa nhuộm. Sau khi tốt nghiệp, nếu có nhu cầu thì về các doanh nghiệp này làm việc. Thế nhưng, số lượng thí sinh đăng ký vào những ngành này rất ít.
Tại Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, tiến sĩ Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng, cho biết có những ngành nghề tuyển dễ nhưng bên cạnh đó, một số ngành mấy năm nay không mở được lớp do chỉ có vài hồ sơ/ngành, như: thư viện, kinh doanh xuất bản phẩm, thiết kế công nghiệp...
"Những ngành này nhu cầu việc làm đều có, đặc biệt ở trình độ CĐ học đi sâu vào thực hành, kỹ năng làm việc rất tốt nhưng do bậc lương CĐ thấp nên các em lại đi học ĐH nhiều hơn", bà Ánh Nga nhìn nhận.
Tiến sĩ Trần Mặc Khách, Hiệu trưởng Trường trung cấp Mai Linh, cho rằng năm nay một số ngành đặc biệt tuyển khó gồm: nhà hàng - khách sạn, sư phạm mầm non, du lịch, dịch vụ...
Thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề
Theo ông Trần Anh Tuấn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, thị trường lao động những năm gần đây luôn có tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề, vừa thừa vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất - kinh doanh.
"Trong giai đoạn 2020 - 2030, nhu cầu nhân lực qua đào tạo tại các tỉnh, thành phố khu vực phía nam và TP.HCM chiếm bình quân trên 90%. Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân trên 85% với bậc CĐ là 20%, trung cấp chiếm 35% và sơ cấp 30%. Khảo sát cho thấy nhu cầu lao động trình độ ĐH tại TP.HCM hằng năm là 13%, khoảng 13.000 người trong khi trình độ CĐ và trung cấp là hơn 50%, khoảng trên 150.000 người", ông Tuấn chia sẻ.
Ông Tuấn cho rằng nếu lượng người vào CĐ, trung cấp thấp hơn ĐH thì sẽ gây ra hệ lụy như doanh nghiệp thiếu nguồn tuyển từ trường nghề, trong khi cử nhân ĐH lại dư thừa dẫn đến thất nghiệp, muốn có việc làm phải đào tạo lại.
Có mặt trong Ngày hội việc làm do Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Yến Phi, Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH thương mại - sản xuất Vạn Sự Lợi, cho biết số lượng mà doanh nghiệp này tuyển dụng ở bậc CĐ và trung cấp luôn nhiều hơn bậc ĐH. "Sinh viên tốt nghiệp ĐH nộp hồ sơ rất nhiều nhưng có những vị trí không cần trình độ ĐH. Chúng tôi cần những ứng viên học đúng nghề, làm đúng chuyên môn và có kỹ năng, tay nghề cao nên người học CĐ, trung cấp sẽ rất phù hợp", bà Yến Phi thông tin.
Theo tiến sĩ Trần Mặc Khách, việc này khiến doanh nghiệp bắt buộc phải linh hoạt bằng cách tuyển dụng lực lượng lao động không đúng chuyên môn và chưa có tay nghề rồi đào tạo lại, gây tốn kém và lãng phí cho xã hội.
Trường cao đẳng sư phạm tự cứu mình Từng khó khăn đến mức 1 khoa chỉ tuyển được... 5 sinh viên (SV), Trường cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Trị đã tự cứu mình bằng cách thành lập trường phổ thông liên cấp và trở thành cơ sở giáo dục phổ thông liên cấp. Lần đầu tiên Trường CĐSP Quảng Trị đón học sinh phổ thông vào học tập - ẢNH:...