Thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần
Ông Phạm Như Nghệ cho biết thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có thể được điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần so với các năm trước.
Năm 2021, Bộ GD&ĐT cùng các trường đại học, cao đẳng sẽ giữ ổn phương thức tuyển sinh của năm 2020. Nếu có thay đổi, quy chế tuyển sinh sẽ điều chỉnh theo hướng có lợi cho thí sinh dự thi. Bộ GD&ĐT đang cân nhắc cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng nhiều hơn một lần.
Điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng một lần. Việc điều chỉnh này khiến không ít thí sinh hoang mang, đổi sai nguyện vọng.
Trước thực trạng đó, tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2021, ông Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Giáo dục Đại học, cho biết: “Bộ GD&ĐT đang cân nhắc thống nhất với các trường đại học, cao đẳng, sở GD&ĐT về việc có thể cho phép thí sinh được đổi nguyện vọng nhiều hơn một lần”.
Nhiều học sinh đến nghe tư vấn chọn ngành nghề tại ngày hội Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2021. Ảnh: Phương Minh .
Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh có thể điều chỉnh tổ hợp xét tuyển của ngành học hoặc đổi ngành, trường xét tuyển.
Video đang HOT
Theo Thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng phụ trách phòng Đào tạo, ĐH Luật TP.HCM, thí sinh cần phải lưu ý kỹ trong việc điều chỉnh tổ hợp xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
Cụ thể, có nhiều ngành ở các trường cho phép sử dụng một mức điểm chuẩn chung ở các tổ hợp xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số trường, ngành học xét tuyển ở các mức điểm chuẩn khác nhau cho từng tổ hợp.
Trường hợp các trường sử dụng một mức điểm chuẩn cho tất cả tổ hợp của ngành học, thì thí sinh nên lựa chọn tổ hợp có mức điểm cao nhất của mình để đăng ký xét tuyển.
Đối với các trường có mức điểm chuẩn khác nhau ở từng tổ hợp xét tuyển, thí sinh nên đăng ký xét tuyển tất cả tổ hợp của ngành học, để có thể tăng cơ hội trúng tuyển.
Thí sinh cần đọc kỹ đề án tuyển sinh
Năm 2021, các trường đại học, cao đẳng phải thông báo đầy đủ, chi tiết đề án tuyển sinh trên cổng thông tin điện tử, tránh tình trạng thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường mới phát hiện không đủ điều kiện trúng tuyển.
Học sinh băn khoăn về việc điều chỉnh nguyện vọng và chọn ngành nghề. Ảnh: Phương Minh .
Ông Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nhấn mạnh: “Trước khi quyết định đăng ký xét tuyển vào một trường hay một ngành, thí sinh cần phải nghiên cứu rất kỹ và đầy đủ đề án tuyển sinh của trường và ngành đó”.
Bên cạnh việc công khai đề án tuyển sinh trên cổng thông tin điện tử, các cơ sở đào tạo đều có bộ phận thường trực thực hiện công tác tuyển sinh. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho thí sinh giải đáp thắc mắc khi đăng ký dự tuyển.
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết khi chọn trường, thí sinh cần lựa chọn trường học phù hợp với mức điểm, năng lực của mình. Ngoài ra, việc tìm hiểu kỹ về tiêu chí tuyển sinh, học phí của ngành và trường học cũng rất quan trọng.
Hai cha con cùng nhận bằng tốt nghiệp ĐH
Ngày 26.12 vừa qua là một ngày vui của cả gia đình anh Trần Công Thành, vì hai cha con anh Thành cùng bước lên bục nhận bằng tốt nghiệp ĐH ngành ngôn ngữ Anh (văn bằng 2) sau hơn 2 năm theo học.
Hai cha con anh Trần Công Lập, Trần Công Thành trong ngày lễ nhận bằng tốt nghiệp - T.T
"Vừa là cha con vừa là bạn học rất vui!"
Chia sẻ về niềm vui cùng nhận bằng tốt nghiệp ĐH ngành ngôn ngữ Anh (Trường ĐH Tài chính - Marketing) cùng với con mình, anh Trần Công Lập (53 uổi), hiện làm việc ở Sở Tư pháp tỉnh An Giang, cho biết: "Thực sự đây là thành quả sau nhiều ngày nỗ lực của bản thân tôi. Ngôn ngữ Anh là một ngành không dễ đối với tôi, nên hành trình để lấy được tấm bằng này là khó nhất so với 2 lần trước đó. Chính vì thế niềm vui này vô cùng giá trị".
Được biết, anh Lập từng tốt nghiệp Trường ĐH Luật TP.HCM, sau đó tiếp tục tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Sau khi có bằng thạc sĩ về luật của Trường ĐH Kinh tế luật TP.HCM, anh Lập muốn trở thành nghiên cứu sinh nên đã quyết định đăng ký học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh. "Muốn làm nghiên cứu sinh, tôi cần phải được học tập bài bản hơn để có một trình độ tiếng Anh tốt, đáp ứng yêu cầu của trình độ tiến sĩ dù tôi cũng đã có chứng chỉ B1.
Hơn nữa, tôi thấy tiếng Anh là vô cùng cần thiết, không chỉ tốt cho việc tra cứu, tham khảo tài liệu nghiên cứu, mà còn có thể giao lưu trao đổi trực tiếp với người nước ngoài trong những tình huống cần thiết. Vì thế dù tuổi không còn trẻ tôi vẫn muốn đi học", anh Lập chia sẻ.
Vì có tuổi nên trong quá trình học, anh Lập cho rằng mình có trở ngại về kỹ năng giao tiếp, trong khi con anh là Trần Công Thành lại có lợi thế về kỹ năng này, cùng với kỹ năng dịch thuật. "Thế là 2 cha con hỗ trợ cho nhau. Ở nhà thì là cha con nhưng khi ngồi học bài hoặc khi lên lớp thì chúng tôi là... bạn học. Cùng nhau trao đổi, tranh luận, hoặc đi ngoại khóa với nhau... rất vui. Giữa cha con không còn khoảng cách nào nữa", anh Lập kể lại.
"Ba là tấm gương về tinh thần học tập"
Trong khi đó, Trần Công Thành (31 tuổi) cũng không giấu nổi xúc động khi nói về ngày cùng ba mình nhận bằng đáng nhớ ấy. Thành cho bày tỏ: "Ba là tấm gương lớn về tinh thần học tập cho tụi mình. Chính ba đã rủ mình đăng ký học. Vì mình cũng đang có định hướng làm nghiên cứu sinh, thế là hai cha con cứ cuối tuần là lại chở nhau đi học tại phân hiệu của trường cách nhà 3 km. Khi nào mình mải mê công việc quá, ba lại gọi điện nhắc đi học cho đúng giờ. Nhờ là bạn học nên mối quan hệ cha con trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau và dễ chia sẻ với nhau hơn".
Được biết, Thành từng học ngành công nghệ sinh học - ứng dụng trong nông nghiệp của Trường ĐH Bình Dương, sau đó tốt nghiệp cao học ngành khoa học cây trồng của Trường ĐH An Giang. Hiện Thành làm việc tại Viện Nông nghiệp Lộc Trời, chuyên nghiên cứu ứng dụng việc canh tác lúa tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thời điểm này anh Lập cũng đã hoàn thành nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) và đang chờ bảo vệ luận án.
Anh Trần Công Lập chia sẻ thêm: "Tôi đi học vừa là vì có cái "máu" học tập, bất kể tuổi tác hay là công việc bận rộn, vừa là muốn trở thành tấm gương cho con cháu noi theo. Học tập không bao giờ là đủ. Học ở trường lớp và tự học ngoài cuộc sống. Tinh thần ấy rất cần thiết trong thời đại ngày nay".
Có lẽ vì thế mà em trai của Thành, con trai thứ 2 của anh Lập làm việc trong ngành ngân hàng, cũng đang tiếp tục học thạc sĩ. Thành tâm sự: "Ba mình là tấm gương lớn về tinh thần học tập cho 2 anh em mình. Và mình cũng muốn bản thân sẽ trở thành tấm gương cho con cái sau này".
Hướng nghiệp, hướng trường qua "tour" trải nghiệm Với mục đích hướng nghiệp, thời gian qua, các trường phổ thông, ĐH trên địa bàn TPHCM tích cực tổ chức các "tour" cho học sinh tham quan, tìm hiểu môi trường học tập ở những bậc học tiếp theo. Học sinh Trường THCS Minh Đức (Quận 1) giới thiệu về trường cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học....