Thí sinh chỉ còn 6 ngày để nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, đến nay thí sinh chỉ còn 6 ngày để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ bằng phiếu; 11 ngày nữa để đăng ký nguyện vọng trực tuyến.
Thí sinh khai hồ sơ đăng ký dự thi và xét tuyển bằng phiếu năm nay – ĐÀO NGỌC THẠCH
Vào lúc 17 giờ 30 ngày mai (6.5), Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến “Chọn ngành học cho tương lai” với chủ đề “Thí sinh cần lưu ý gì những ngày cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự thi?”.
Chương trình đồng thời sẽ diễn ra đồng thời ở các kênh thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.
Học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đang trong những ngày cuối cùng gấp rút nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, đến nay thí sinh chỉ còn 6 ngày để đăng ký dự thi và xét tuyển bằng phiếu, 11 ngày nữa để đăng ký nguyện vọng trực tuyến. Đối với đăng ký dự thi, thí sinh thực hiện bằng phiếu, còn đăng ký xét tuyển thì được chọn 1 trong 2 hình thức bằng phiếu hoặc trực tuyến.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thí sinh đăng ký nguyện vọng bằng phiếu không được thay đổi nguyện vọng sau khi điểm tiếp nhận nhập lên hệ thống và đã xác nhận; không thực hiện được đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến. Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến có thể thực hiện điều chỉnh nhiều lần nhưng trong thời gian quy định.
Tính đến sáng 5.5, hệ thống quản lý dữ liệu của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận hơn 550.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2021. Trong đó, hơn 53% thí sinh đăng ký bằng hình thức trực tuyến. So với tổng số hơn 900.000 thí sinh đăng ký dự thi năm ngoái, hiện nay vẫn còn lượng lớn thí sinh chưa nộp hồ sơ.
Buổi tư vấn ngày mai với chủ đề “Thí sinh cần lưu ý gì những ngày cuối nộp hồ sơ đăng ký dự thi?” sẽ lưu ý những điểm quan trọng nhất ở giai đoạn cuối cùng này để tăng cơ hội trúng tuyển vào trường, ngành yêu thích.
Chương trình diễn ra từ 17 giờ 30-18 giờ 30, các chuyên gia gồm:
- Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;
- Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM;
- Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh-Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến;
- Thầy Nguyễn Việt Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.
Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi để tương tác trực tiếp với các chuyên gia của chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Thí sinh cần lưu ý gì những ngày cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự thi?”.
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2021: Những nhóm ngành khát nhân lực?
Thị trường ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao trong hiện tại và tương lai chính là yếu tố quan trọng trong xác định ngành đăng ký tuyển sinh.
Học sinh lớp 12 trên cả nước đang làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021. Chọn ngành học theo năng lực, sở thích là xu hướng đăng ký xét tuyển mà nhiều học sinh lựa chọn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các em cần tính đến yếu tố thị trường đó là chọn những ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao trong thời điểm hiện nay và tương lai.
Các chuyên gia cho rằng, những nhóm ngành có nhu cầu nhân lực lớn trong thời điểm hiện nay và tương lai đều liên quan đến chuyển đổi số, đầu tiên là nhóm ngành về công nghệ thông tin.
(Ảnh minh họa)
Ông Vũ Chí Thành, Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng - FPT Polytechnic cho biết, khối ngành công nghệ thông tin đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, mỗi năm khoảng 400.000 nhân lực chất lượng cao . Với sức đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp thì đang thiếu rất nhiều.
"Trong công nghệ thông tin đang nổi lên các ngành liên quan đến thiết kế website. Vì bây giờ mỗi doanh nghiệp muốn ổn định đều cần có một web để quảng bá cho hình ảnh của mình. Nhóm ngành thứ hai trong công nghệ thông tin là ngành thiết kế đồ họa", ông Thành cho biết thêm.
Trong khối ngành liên quan đến kinh tế, kinh doanh, đang nổi lên ngành lớn là marketing số. Về các nhóm ngành khác, khi xã hội gặp biến động thì các ngành công nghiệp cơ bản như cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa... vẫn là nhóm ngành xương sống của nền kinh tế. Khi xã hội phát triển, nhóm ngành nghề về làm đẹp sẽ có nhu cầu nhân lực rất lớn.
Cùng chung quan điểm này, Phó Giáo sư Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Phenikaa cho rằng, nhóm ngành nghề về công trình về thủy lợi, xây dựng, công nghệ thông minh; công nghệ sinh học, khoa học môi trường phát triển bền vững; tài chính, quản trị kinh doanh, du lịch sẽ rất có triển vọng trong tương lai.
"Những ngành về khoa học sức khỏe, đó là những ngành về điều dưỡng, phục hồi chức năng. Với công nghệ số thì cho phép chúng ta có big data dữ liệu và Chính phủ cũng như Bộ Y tế cũng muốn xây dựng dữ liệu của các cá nhân và theo dõi hồ sơ y tế. Vậy quá trình theo dõi y tế đấy, với big data như thế cũng giúp chúng ta có những phương án cải thiện sức khỏe người dân hơn. Trong môi trường hội nhập 4.0 tuy chúng ta có thể dùng nhiều phương cách khác nhau, nhưng ngoại ngữ cũng rất quan trọng bởi vì nó chính là công cụ quan trọng để chúng ta hội nhập và học những kiến thức ở bên ngoài trong quá trình hội nhập", Phó Giáo sư Nguyễn Phú Khánh phân tích.
Một số chuyên gia cũng cho rằng, trong bất kỳ thời điểm nào, các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là khoa học kỹ thuật sẽ luôn luôn chiếm vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đây cũng là những định hướng để các em có thể lựa chọn ngành học phù hợp cho bản thân./.
Tuyển sinh năm 2021: Không hạn chế số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng Nhằm tạo điều kiện tối đa cho học sinh, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không hạn chế số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng của mỗi học sinh. Theo đó, mỗi thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng với số lượng không hạn chế. Quy định này giúp...