Thi nhiều môn, nhiều cơ hội xét tuyển
Ý tưởng tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia đã được đưa ra từ năm 2007, với mong muốn sẽ triển khai từ năm 2009. Tuy nhiên trên thực tế đến năm 2015, điều này mới trở thành hiện thực.
Đây thât sự là một thay đổi rất lớn trong thi cử, vì lần đầu tiên khâu thi và khâu xét tuyển được tách riêng sau hàng chục năm loay hoay trong cải tiến, cải cách tuyển sinh.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Mở TP HCM kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 . Ảnh: Tuổi Trẻ.
Khâu thi đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều cho học sinh, khi số môn thi từ 6 môn trước đây chỉ còn 4 môn tối thiểu, trong đó có 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn.
Trong khâu xét tuyển, thí sinh và trường ĐH, CĐ gặp nhau ở các môn thi mà thí sinh đã dự thi trong kỳ thi trước đó, và nhà trường đưa ra thành tổ hợp (thường là 3 môn) để xét tuyển.
Sự khác nhau giữa hai cụm thi
Thống kê trên quy mô cả nước cho thấy môn lý và môn hóa có tỉ lệ cao nhất trong số các môn tự chọn:
(*): Năm 2015, môn ngoại ngữ là môn bắt buộc, nhưng ở các địa phương khó khăn trong tổ chức dạy môn ngoại ngữ thì có thể thay thế bằng môn thi khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ chọn các môn tự chọn lại rất khác nhau giữa các cụm thi do các trường ĐH chủ trì và các cụm thi do các sở GD&ĐT chủ trì.
Khảo sát tại 4 cụm thi địa phương lớn nhất nước (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, Đồng Nai, mỗi cụm đều có trên 10.000 thí sinh) và tại các cụm thi nhỏ nhất (trên dưới 1.000 thí sinh) cho thấy tại các cụm địa phương, môn thi được thí sinh chọn nhiều nhất lại là môn địa lý, với tỷ lệ chọn xấp xỉ 70%; trong khi tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì thì tỷ lệ này dao động xung quanh khoảng 20%.
Tình hình hoàn toàn ngược lại đối với môn lý: tỷ lệ chọn môn lý tại các cụm địa phương rất thấp, thậm chí có cụm chỉ khoảng 5% (Hà Nội), trong khi tỉ lệ chọn môn lý ở các cụm thi ĐH lại rất cao, trong khoảng 60-70%.
Qua các số liệu thống kê có thể thấy rằng về cơ bản, việc chọn môn thi của học sinh là không thay đổi nhiều lắm trong 2 năm cải cách thi cử. Nhưng chắc chắn việc chọn môn cũng dựa trên định hướng mục tiêu của thí sinh là chỉ để xét tốt nghiệp, hay dùng kết quả này để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Video đang HOT
Việc giảm nhẹ tỷ lệ đăng ký thi môn hóa năm 2015 (có trong tổ hợp khối thi truyền thống A và B) có thể giải thích là: chỉ cần với 4 môn thi tối thiểu toán, văn, ngoại ngữ, lý thì các thí sinh cũng có thể đăng ký xét tuyển vào 2 khối thi truyền thống là khối D (toán, văn, ngoại ngữ) và khối A1 (Toán, Lý, Ngoại ngữ).
Tỷ lệ chọn môn địa lý trong 2 kỳ thi THPT năm 2014 và THPT quốc gia 2015 lại khá cao, có hơn 1/3 tổng số học sinh đã chọn môn địa lý là môn thi tốt nghiệp, và đặc biệt tại các cụm thi địa phương thì tỉ lệ chọn môn địa lý càng cao hơn nữa. Lý giải cho việc chọn này, nhiều học sinh cho rằng việc được phép sử dụng Atlat Địa lý trong phòng thi khiến thí sinh tự tin hơn khi làm bài thi.
Thí sinh các trường chuyên chọn nhiều môn thi hơn
Tính chung trên cả nước, tỷ lệ thí sinh thi 4 môn nhỉnh hơn phân nửa (50,5%), trong khi số thí sinh thi 5 môn trở lên chỉ chiếm 38% (khoảng 10% thí sinh đã tốt nghiệp từ những năm trước, chỉ chọn thi 3 môn để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ).
Đương nhiên gần như 100% thí sinh dự thi tại các cụm thi địa phương chỉ thi 4 môn tối thiểu để xét tốt nghiệp, vì các thí sinh này có thi nhiều hơn 4 môn cũng chẳng để làm gì (không được cấp giấy chứng nhận kết quả thi).
Ở các cụm thi do các trường ĐH chủ trì, tỷ lệ thí sinh chọn môn thi từ 5 môn trở lên vào khoảng 43%. Đặc biệt, ở hầu hết các trường chuyên đều trên 50%, thậm chí có trường tỷ lệ thí sinh chọn từ 5 môn trở lên chiếm đến gần 70%.
Thế nhưng, tuyệt đại đa số đều dừng ở mức 6 môn thi, số thí sinh chọn thi 7 hoặc 8 môn rất ít (chỉ hơn 0,4%). Điều này trùng khớp với số môn thi tốt nghiệp THPT hàng năm trước đây (trước năm 2014), và cũng đủ để thí sinh thi 6 môn có nhiều lựa chọn khi đăng ký xét tuyển theo khối thi truyền thống (xem bang).
Lưu ý là do quy định phải dành 75% chỉ tiêu của năm 2015 để xét tuyển theo các khối thi truyền thống, nên dù trong kỳ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2015 có đến hơn 100 tổ hợp 3 môn xét tuyển, nhưng phần lớn thí sinh vẫn có khuynh hướng đăng ký thi các môn để có thể tổ hợp thành các khối thi truyền thống A, A1, B, C, D.
Chỉ có khác với trước đây, khi còn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ tách biệt thì đa số thí sinh (trên dưới 50% hằng năm) đăng ký thi khối A, còn với quy định các môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia là toán, văn, ngoại ngữ thì khối D đương nhiên trở thành lựa chọn tiềm năng của hầu hết thí sinh.
Số liệu của kỳ thi năm 2015 cho thấy tuy có sụt giảm nhưng xu hướng thí sinh chọn thi để xét tuyển theo khối A truyền thống vẫn còn rất cao.
Mặc dù hiện nay nhiều trường ĐH, CĐ có bổ sung nhiều tổ hợp môn xét tuyển mà trước đây chưa có như Văn – Sử – Anh, Văn – Địa – Anh…, tuy nhiên việc chọn lựa tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của thí sinh vẫn còn theo quán tính.
Do vậy, các trường ĐH, CĐ cần cung cấp thông tin đầy đủ hơn về các tổ hợp môn xét tuyển cho học sinh, để ngay khi làm hồ sơ đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia 2016, học sinh có thể định hướng chọn môn thi phù hợp với việc đăng ký xét tuyển sau này.
Những ngành học dễ xin việc làm Theo dự báo thị trường lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Kỹ thuật ôtô, Tâm lý học… là những ngành cần nhiều nhân lực trong vài năm tới.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa/Tuổi Trẻ
Tuyển sinh đầu cấp hết hành phụ huynh?
Từ năm học 2016-2017, Hà Nội sẽ tuyển sinh đầu cấp qua mạng để tránh tình trạng lộn xộn, đồng thời giảm phiền hà cho phụ huynh.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, từ năm 2016, Hà Nội sẽ tuyển sinh đầu cấp các khối mầm non, tiểu học, THCS bằng hình thức trực tuyến.
Triển khai dịch vụ xét tuyển qua mạng
Với phương thức này, thay vì phụ huynh phải đến trường để làm hồ sơ cho con em thì năm học tới chỉ cần đăng nhập vào cổng thông tin tuyển sinh của trường để hoàn thành hồ sơ online. Đến ngày tuyển sinh, những trường hợp đủ điều kiện được sơ duyệt trước đó sẽ mang hồ sơ gốc đến đối chiếu.
Việc này hạn chế tối đa tình trạng lộn xộn, giảm đi lại cho phụ huynh. Phần mềm tuyển sinh này đang được Sở GD&ĐT xây dựng cho cả 3 bậc là mầm non, tiểu học và THCS.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại TP HCM. Ảnh: Người Lao Động.
Bà Hoàng Thị Minh Hương, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, tại nhiều quận, huyện, do tình trạng dân số cơ học tăng đột biến, nhà cao tầng mọc lên nhiều nên trường học bị quá tải vẫn diễn ra, các lớp học lên đến 50-60 học sinh. Sĩ số lớp học đông đang gây quá tải cho cả giáo viên và học sinh, làm giảm chất lượng dạy và học.
Rút kinh nghiệm tình trạng tăng đột biến số học sinh trong các khu chung cư cao tầng xảy ra ở nhiều quận nội thành, ông Phạm Xuân Tiến đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm túc công tác rà soát học sinh trong độ tuổi trên địa bàn, nhất là tại các tòa nhà cao tầng để phân luồng hợp lý trong kỳ tuyển sinh năm 2016, tránh áp lực cục bộ ở một số trường.
Trước đó, giữa tháng 10/2015, Bộ GD&ĐT có công văn gửi các sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2015-2016. Theo đó, các sở phải triển khai dịch vụ xét tuyển trực tuyến vào đầu cấp học. Việc cung cấp hồ sơ, đơn xin xét tuyển, đăng ký hồ sơ, trả kết quả xét tuyển... đều thực hiện trên cổng thông tin điện tử hay website.
Xét tuyển vào lớp 6 qua... phỏng vấn?
Nhận xét về chủ trương xét tuyển trực tiếp mà Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh, cho rằng, đây là phương án hợp lý. Các trường sẽ đưa ra tiêu chí xét tuyển, công bố trên internet, học sinh và phụ huynh nghiên cứu và lựa chọn trường phù hợp với mình và đăng ký trực tuyến. Điều này tiết kiệm thời gian cho cả nhà trường và phụ huynh, tránh được tình trạng chen lấn hay chầu chực xếp hàng nộp hồ sơ đầy căng thẳng như trước đây.
"Hình thức đăng ký trực tuyến, dữ liệu của thí sinh được kết nối với dữ liệu của công an trên địa bàn nên có thể kiểm tra được ngay việc thí sinh đó có hộ khẩu tại địa phương hay không. Điều này giúp việc phân tuyến hợp lý hơn, góp phần giảm tải cho các khu vực quá đông dân cư, lượng học sinh lớn, giảm thiểu tình trạng thí sinh ảo"- PGS Văn Như Cương nói.
Với những trường THCS là điểm nóng tuyển sinh hằng năm như Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh, Trường Phổ thông Nguyễn Siêu, Trường Hà Nội - Amsterdam, Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành..., Sở GD&ĐT Hà Nội dự kiến sẽ cho các trường này tuyển qua phỏng vấn. Thay đổi này được các trường đánh giá là tích cực bởi việc xét tuyển là rất khó khăn do tiêu chí nào cũng không thỏa đáng vì hầu như tất cả học sinh đăng ký đều có điểm cuối năm lớp 5 ở diện xuất sắc 9, 10, thậm chí toàn điểm 10.
"Trường tôi phải đưa thêm tiêu chí phụ như học sinh có các loại giấy tờ chứng nhận thành tích khác như thi giải toán qua mạng, bơi lội, cầu lông... Có thông tin nói nhiều phụ huynh phải đi mua các loại giấy tờ này để làm đẹp hồ sơ cho con. Điều này dẫn đến việc tuyển sinh có những bất cập, tiêu cực nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà trường" - PGS Cương nhấn mạnh.
Hiệu trưởng một trường THCS có tiếng của Hà Nội cũng cho rằng phỏng vấn là phương án tối ưu. "Chúng tôi có thể chủ động kiểm tra năng lực từng em một cách xác thực và toàn diện. Phỏng vấn cũng có thể có thang điểm rõ ràng, chính xác chứ không phải cảm tính. Trong quá trình phỏng vấn, nhà trường có thể có ghi chép nội dung, thậm chí ghi âm, để phụ huynh kiểm chứng thông tin" - hiệu trưởng này nói.
Theo vị này, việc thực hiện phỏng vấn hàng ngàn thí sinh sẽ khiến các trường mất nhiều thời gian nhưng vẫn tốt hơn vì công bằng cho thí sinh và nhà trường bảo đảm được chất lượng nguồn tuyển.
TP HCM: Lo ngại điểm 10
Tại TP HCM, theo lãnh đạo nhiều phòng GD&ĐT, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 cơ bản vẫn như năm học trước, tuy nhiên một số trường THCS trọng điểm vẫn lo ngại vì số học sinh giỏi ở lớp 5 quá nhiều. Trong khi đó, một số quận, huyện đang triển khai xây dựng trường tiên tiến theo xu thế hội nhập theo Quyết định số 3036 của UBND TP HCM nên tiêu chí tuyển sinh dự kiến sẽ có nhiều thay đổi.
Theo ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận 6, cho đến thời điểm này, dự kiến tuyển sinh đầu cấp tại quận không có gì thay đổi so với năm học trước, tuy nhiên theo quyết định của UBND TP về xây dựng trường tiên tiến, quận 6 dự kiến xây dựng Trường MN Rạng Đông và Trường Tiểu học Võ Văn Tần thành trường tiên tiến. Sở dĩ mới chỉ thực hiện được ở bậc mầm non và tiểu học bởi có thuận lợi về sĩ số, còn ở bậc THCS tại quận 6 tạm thời chưa thể thực hiện do sĩ số khá cao, ưu tiên hàng đầu vẫn là bảo đảm chỗ học cho học sinh trong quận.
Năm học 2015-2016 tại TP HCM chứng kiến cuộc chạy đua vào lớp 6 ở các trường trọng điểm khá cam go khi có quá nhiều học sinh giỏi ở lớp 5, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh ở những trường này vẫn giữ nguyên.
Ông Trần Minh Ngôn, Trưởng phòng GD&ĐT quận 4, cho biết về cơ bản, chỉ tiêu và nguyên tắc tuyển sinh vẫn như năm cũ, kể cả Trường THCS Bến Vân Đồn. Năm học 2015-2016, Trường THCS Bến Vân Đồn được ưu tiên tuyển sinh riêng với chỉ tiêu 170 học sinh vào lớp 6.
Trước việc nhiều học sinh cùng đủ chuẩn, hội đồng tuyển sinh của quận đã phải căn cứ vào năng lực học tập, quá trình rèn luyện các năm học ở bậc tiểu học để làm căn cứ tuyển sinh vào lớp 6 và dựa trên danh sách biểu dương, khen thưởng học sinh do các trường tiểu học đề xuất.
Còn tại quận 7, trong số 50% chỉ tiêu lớp 6 dành cho học sinh ngoài tuyến, Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ đã phải khống chế số học sinh giỏi tại các trường tiểu học, mỗi trường chỉ được chọn 10% học sinh giỏi trong trường để xét tuyển. Sau đó, hội đồng tuyển sinh sẽ xét chọn trong danh sách theo các tiêu chí riêng.
Bà Huỳnh Thị Phong Lan, Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10), cho hay theo nguyên tắc năm nay, 6 lớp 9 ra trường thì sẽ tuyển 6 lớp 6 tương đương. Tuy nhiên, tiêu chuẩn tuyển sinh phải chờ đến tháng 6 mới có thể biết được vì phụ thuộc qua năm mới trường chuyển về cơ sở mới.
Lý giải việc cạnh tranh cam go suất học lớp 6 tại các trường điểm, hiệu trưởng một trường THCS cho biết, trước khi có Thông tư 30, việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh lớp 5 do phòng GD&ĐT ra đề nên có một độ khó và khách quan, việc tuyển sinh vào lớp 6 cũng vì thế nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư 30, việc kiểm tra cuối năm giao về các trường tiểu học tự ra đề. Vì thế không tránh khỏi việc ra đề dễ cho chính học sinh trường mình. Thực tế, một số trường THCS rất đau đầu khi phải chọn lựa quá nhiều học sinh giỏi và đề ra các tiêu chí để xét tuyển riêng.
"Có trường đã không tính đến yếu tố có quá nhiều học sinh đạt 20 điểm ở 2 môn văn và toán. Chẳng hạn như đầu năm, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 của trường chỉ có 225 học sinh nhưng có đến hơn 1.000 hồ sơ nộp vào trường, trong đó có 935 học sinh cùng đạt 2 điểm 10 môn văn, toán" - vị này cho biết.
Theo Lan Anh - Đặng Trinh/Người Lao Động
Tuyển sinh đầu cấp ở TP HCM không thay đổi nhiều Năm học 2016-2017 các trường THCS sẽ tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức phân tuyến (tất cả học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học đều được phân tuyến vào học lớp 6). Tuy nhiên, đối với một số trường THCS thuộc diện "nóng" sẽ phải tuyển sinh riêng theo hình thức xét tuyển. Theo ban tuyển sinh đầu cấp ở...