Thi lớp 10 tại Ninh Bình: Đề Lý khó, khả năng phân loại cao
Sáng nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2011 tại Ninh Bình đã kết thúc an toàn, nghiêm túc. Trong buổi thi môn Vật lý, nhiều thí sinh không làm được bài vì đề thi khó. Theo nhận định chung, đề Vật lý có khả năng phân loại học sinh rất cao.
Sáng nay, các thí sinh thi vào lớp 10 THPT tại Ninh Bình tiếp tục thi môn Lý trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2011. Ngay sau khi kết thúc buổi thi cuối, một số thí sinh đã bật khóc khi rời phòng thi vì không làm được bài.
Theo nhận xét chung của nhiều thí sinh thì đề thi môn Vật lý năm nay khó, nhiều thí sinh không làm được bài. Nhận định chung của các giáo viên, phụ huynh và các thí sinh thì đề thi môn Vật lý có khả năng phân loại học sinh rất cao, những học sinh có học lực khá cũng chỉ làm được khoảng 70-80%, còn thí sinh có học lực trung bình khá chỉ làm được khoảng 30-40%.
Thí sinh trao đổi đề thi sau buổi thi môn Vật lý.
Chị Hương, phụ huynh của một thí sinh cho biết: “Sau khi kết thúc buổi thi, không như buổi thi môn Toán và môn Ngữ văn nhiều cháu ra còn tươi cười vì làm được bài, buổi thi sáng nay nhiều cháu ra khỏi phòng thi còn bật khóc, hỏi qua mới biết các cháu đó không làm được bài”.
Thí sinh Nguyễn Thị Nhung nhận định: “Đề thi Lý năm nay khó quá, em thấy nhiều bạn cùng phòng không làm được bài, thậm chí có một vài bạn còn nộp giấy trắng. Em làm bài cũng không được”.
Trong buổi thi môn Lý sáng nay, có thêm 5 thí sinh vắng thi, không có thí sinh và giám thị nào vi phạm quy chế thi.
Theo đánh giá chung, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Ninh Bình diễn ra an toàn, nghiêm túc. Mặc dù thời tiết tại Ninh Bình những ngày qua nắng nóng nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý thi cử của các thí sinh.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Đôi bạn đặc biệt gây xúc động trường thi
Tại địa điểm thi trường THPT Diên Hồng (TP.HCM), tất cả mọi người đã rất cảm động trước hai nghị lực, đó là một thí sinh cụt cả hai tay và một bạn khác tay bị dị tật do di chứng của chất độc da cam.
Ngày thi đầu tiên của đợt 1 trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay đã kết thúc với nhiều câu chuyện bất ngờ. Đó là tình huống một thí sinh để điện thoại di động dưới chân suốt hơn 1 giờ, là hình ảnh một sĩ tử 61 tuổi trốn vợ đi thi, là cơn đau đột xuất của một sĩ tử ngay trước giờ làm bài môn Toán...
Tuy nhiên, câu chuyện về hai chàng trai đặc biệt cùng tham dự khối A vào trường ĐH Công nghệ Thông tin, thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM đã khiến không ít người rơi nước mắt.
Đó là em Trần Minh Phú (quê ở Nghệ An). Phú đăng ký dự thi vào hai trường, ĐH CNTT, ĐH Hồng Bàng (đợt 2). Nhà Phú có 4 anh chị em, Phú là con thứ 3. Gia đình làm ruộng nên kinh tế rất khó khăn, anh trai của Phú hiện làm công nhân còn chị gái thì mới tốt nghiệp.
Ba của Phú thì bị bệnh dạ dày, nhưng cơn bệnh này chẳng thấm vào đâu so với tình trạng sức khỏe yếu kém bởi ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Cũng vì thế mà lúc sinh ra, Phú đã không nguyên vẹn, em không có đôi tay như những đứa trẻ bình thường. Tuy vậy, cậu bé vẫn lớn lên với gương mặt sáng sủa và niềm ham học vô tận.
Em Trần Minh Phú.
Phú kể rằng em đã mất rất nhiều thời gian cho việc học viết bằng chân. Để đi thi đại học, cậu học trò xứ Nghệ cũng phải có mấy năm trời rèn luyện mới có thể tự tin vào TP.HCM tham gia kỳ tuyển sinh. Trong ngày đầu tiên đến TP.HCM, Phú và ba đã được các bạn trẻ tiếp sức mùa thi giúp đỡ tìm được chỗ trọ ở đường Nguyễn Tri Phương với giá cả rất phải chăng là 30.000 đồng/ngày.
Dù gia cảnh khó khăn nhưng người đàn ông này vẫn cố gắng đưa con đi thi và hỗ trợ hết sức cho con.
Tại hội đồng thi trường THPT Diên Hồng, em Phú đã được bố trí một bàn riêng. Tuy nhiên, Phú viết bằng chân nên khá chậm, có khi em bị chuột rút nên em làm bài chỉ ở mức trung bình.
Sau khi Minh Phú đi về với ba thì cậu bạn đồng cảnh ngộ của Phú tại địa điểm thi này là Nguyễn Văn Viết cũng một mình về chỗ trọ. Viết quê ở Hà Tĩnh, do di chứng của chất độc màu da cam, đôi tay của em bị dị tật, chúng co rút lại khiến em rất khó cử động, lúc viết phải kẹp bút vào giữa ngón út và ngón kế.
Nguyễn Văn Viết sau môn thi Vật lý vào chiều qua (4/7). Viết cũng có gương mặt rất khôi ngô, nụ cười tươi tắn, thân thiện.
Cũng như Phú, nhà Viết nghèo, ba mẹ làm ruộng, có 4 anh chị em. Ba là người đưa Viết vào TP.HCM dự thi nhưng ngay sau đó quay về quê, để một mình Viết "chinh chiến". Năm nay, Viết đăng ký thi vào trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) và ĐH Nông Lâm (thi đợt 2).
Trong ngày đầu tiên của khối A, đề ra khó nên Viết làm được khoảng 50 %. Cũng như Phú, Viết sử dụng bút khá đặc biệt nên em làm bài thi khá chậm. Kết thúc môn Vật lý, dù một mình nhưng em vẫn rất vui vẻ trò chuyện với bạn bè, để rồi sau đó gặp và quen biết với Minh Phú.
Ngay trước cổng trường, những người còn ở lại đã lại gần, trò chuyện, chia sẻ và động viên hai chàng trai đến từ mảnh đất miền Trung nắng gió. Khi những câu chuyện về gia cảnh, mong ước của Phú và Viết được nói lên, các bạn trẻ tình nguyện viên không khỏi xúc động.
Hai thí sinh ra muộn nhất và cũng là hai gương mặt đặc biệt nhất, biểu trưng cho nghị lực và khát khao được học tập, sáng tạo của những người trẻ không may mắn về thể chất.
Bạn Phạm Thế Anh, năm thứ 4, trường Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, sinh viên tình nguyện tại điểm thi THPT Diên Hồng cho biết: "Khi các thí sinh khác đã lên xe cùng với người nhà gần hết rồi thì hai bạn Phú và Viết mới ra. Sau khi chia sẻ, em và những người có mặt ở đó đều rất xúc động. Em cảm thấy nghẹn ngào, và rơi nước mắt vì sự vượt khó khăn, gian khổ của bản thân để thắp sáng lên ước mơ của bạn ấy. Em mong khi những thông tin về hai bạn ấy được đăng tải sẽ có nhiều tấm lòng chia sẻ hoàn cảnh gia đình của 2 bạn, tạo điều kiện cho các bạn có thể thực hiện giấc mơ của mình".
"Em có làm hồ sơ dạng xét tuyển dành cho thí sinh khuyết tật nhưng nhà trường không xếp em vào dạng được miễn nên em quyết định đi thi" - Nguyễn Văn Viết cho biết.
Theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày thì hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học.
Tuy nhiên, nội dung này chưa cụ thể về mức độ khuyết tật và thành tích học tập, rèn luyện, nên các trường ĐH vẫn gặp khó khăn trong việc quyết định đối tượng miễn thi, nhiều học sinh khuyết tật vẫn đến các địa điểm thi và làm bài như những bạn bình thường khác, Phú và Viết là hai trong số những trường hợp như vậy.
Bấm vào đây để Tra cứu điểm thi đại học và cao đẳng
Theo BĐVN
60 thí sinh bị kỷ luật trong ngày thi đầu tiên Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày đầu tiên của đợt một kỳ thi tuyển ĐH, CĐ 2011, có 60 thí sinh bị kỷ luật, trong đó có 26 thí sinh bị đình chỉ thi. Thí sinh dự thi tại trường ĐH Ngoại thương Hà Nội kết thúc môn Toán với nhiều tâm trạng khác nhau. Cuối giờ chiều...